VnReview
Hà Nội

6 mẹo đơn giản để ảnh chụp từ điện thoại sắc nét hơn

Thú vui chụp ảnh đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết cùng với sự phát triển của các dòng smartphone. Nếu bạn là người mới làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh, không có gì khó chịu và buồn bực hơn khi bạn cảm thấy mình đã chộp được khung hình đáng giá nhưng hình ảnh cuối cùng bị mờ và nhòe.

Tin vui là bạn có thể cải thiện cơ hội chụp được những bức hình sắc nét, ưng ý chỉ với 6 bước đơn giản dưới đây, theo hướng dẫn của tác giả Amadou Diallo trên trang Digital Photography Review. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài tư vấn tương tự đã đăng trên VnReview cách đây không lâu - 10 lời khuyên để chụp ảnh bằng smartphone đẹp hơn.

Sẽ là không khó để chụp được một bức ảnh sắc nét từ chiếc smartphone của bạn chi với hai điều: ánh sáng tốt và kỹ thuật cầm chắc tay.

Làm sạch ống kính

Rất nhiều người trong số các bạn có thể cho rằng thật rườm ra khi mang theo một miếng vải lau ống kính để dùng cho điện thoại. Nhưng nên nhớ rằng việc giữ sạch đường quang học của ống kính là cách cơ bản nhất để cải thiện chất lượng hình ảnh. Cho dù ống kính nằm bên trong điện thoại, hoặc hơi lồi ra ngoài, nó luôn bị tác động của dấu tay hoặc các vật thể có chứa dầu khi bạn tiếp xúc thường xuyên với vỏ bảo vệ ống kính. Điều này phần nào khiến cho các chi tiết trong ảnh bị mờ đi.

Lau nhanh với một miếng vải sạch không có xơ (bạn có thể mua ở bất kỳ của hàng bán máy ảnh hay kính mắt nào) trước khi bắt đầu bấm máy để có được bức hình thật rõ nét.

Dấu vân tay có thể để lại vết mờ xuất hiện trong ảnh (mũi tên đỏ), đặc biệt chú ý các vật thể được thắp sáng trên nền tối như cột đèn chẳng hạn.

Cầm thật chắc

Không thể phủ nhận sự tiện lợi và tính di động của điện thoại thông minh so với ngay cả một máy ảnh bỏ túi (compact). Tuy nhiên, kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ của điện thoại thông minh thể làm làm khó bạn khi cần giữ ổn định trong lúc chụp ảnh. Và một khi máy bị rung; sẽ chỉ cho ra những bức hình mờ và nhòe. Phương pháp ổn định tốt nhất cho chiếc điện thoại của bạn là cầm chắc bằng cả hai tay bất kể theo chiều ngang (landscape) hay chiều dọc (portrait). Cũng giống như khi dùng máy ảnh chuyên dụng, giữ cho khửu tay gần với người và cầm điện thoại gần về phía mặt thay vì đưa cả cánh tay ra phía trước.

Nếu bạn quen chụp ảnh bằng cách chạm vào màn hình cảm ứng, nên biết rằng nhiều điện thoại và/hoặc các ứng dụng chụp ảnh cho phép bạn sử dụng nút điều chỉnh âm lượng để chụp và nhằm làm giảm thiểu khả năng điện thoại bị rung so với cách thông thường. Chiếc iPhone, như ở trong hình, có nút tăng "+" âm lượng dọc theo thân máy và trong cả hai hình ở trên tôi sử dụng nón cái để chụp hình. Tuy nhiên kích cỡ điện thoại và bàn tay của bạn có thể ảnh hưởng đến lựa chọn chụp ảnh bằng cách chạm vào màn hình hay sử dụng nút chụp riêng. Hãy chọn lựa cách thức nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất sẽ giúp máy ít bị rung nhất.

Nếu kích thước bàn tay bạn đủ lớn, sử dụng vỏ bảo vệ điện thoại bằng cao su cũng giúp ổn định máy tốt hơn do tạo ra diện tích bề mặt lớn hơn và giúp bạn cầm điện thoại thoải mái hơn.

Zoom bằng đôi chân

Hầu hết các ống kính sử dụng trong điện thoại hiện nay có chiều dài tiêu cự cố định và tương đối rộng, trong khoảng từ 28mm đến 35 mm (so với một máy ảnh cảm biến full-frame). Do đó tính năng zoom trong các thiết bị này chủ yếu sử dụng kỹ thuật số chứ không sử dụng sự thay đổi quang học. Điều này có nghĩa là hình ảnh chỉ đơn giản được thay đổi kích cỡ, hoặc cụ thể hơn là lấy mẫu lại, sau khi hình ảnh được chụp. Zoom kỹ thuật số luôn luôn tạo ra bức hình có chất lượng thấp, ít chi tiết hơn.

Hơn thế nữa khi sử dụng chức năng thu phóng ảnh, ở cả hai chế độ quang học hay kỹ thuật số, đều phóng đại hiệu ứng rung của máy ảnh. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cố gắng tránh điều này bằng cách thiết lập tốc độ màn trập nhanh hơn khi chụp với ống kính tê-lê, nhưng sẽ là không khả thi với máy ảnh trong chiếc điện thoại của bạn. Vì thế khi nào cần phóng ảnh, đừng cố gắng sử dụng thanh trượt zoom mà sử dụng đôi chân của chính bạn để tiến gần tới vật thể. Kết quả là bạn sẽ có được tấm hình ưng ý, sắc nét và chi tiết.

Chụp trong điều kiện ánh sáng tốt

Có kỹ thuật cầm máy tốt nhất trên thế giới cũng là vô ích nếu như đối tượng di chuyển trong khi bấm náy. Ống kính máy ảnh trong các điện thoại có khẩu độ cố định (kích thước mở ống kính) vì thế máy ảnh sử dụng tốc độ màn trập để điều khiển độ sáng môi trường (lượng thời gian cảm biến nhận sáng). Khi bạn chụp ảnh trong ánh sáng yếu, màn trập sẽ mở lâu hơn nhằm thu đủ ánh sáng để tạo ra hình ảnh. Thật không may, trong thời gian đó tất cả các chuyển động của vật thể đều được ghi lại và tạo ra hiện tượng bóng mờ.

Một phương pháp khác được sử dụng để xử lý ánh sáng môi trường yếu là tăng thiết lập ISO, giúp các cảm biến tăng độ nhạy sáng. Đổi lại hình ảnh thu được bị hạt (nosier) và ít chi tiết hơn.

Sử dụng ứng dụng chống rung

Trong khi chụp hình, không thể tránh khỏi tình huống bạn phải cầm điện thoại ở tư thế không thoải mái hoặc trong môi trường ánh sáng yếu. Trong các trường hợp này, cần phải cảm ơn các ứng dụng chụp ảnh có chức năng "chống rung".

Cái tên "chống rung" không có nghĩa giúp ngăn máy ảnh chuyển động. Thực tế, chức năng này sử dụng gia tốc kế trong điện thoại để phát hiện khi máy ảnh thực sự tĩnh. Trong khi bạn vẫn bấm nút màn trập như bình thường, phần mềm giúp chờ phơi sáng cho đến khi phát hiện máy không chuyển động. Ngoài ra chức năng này còn giúp máy ảnh không chụp liên tiếp do bạn tình cờ ấn nút chụp trong thời gian phơi sáng.

Ứng dụng ProCamera cho iOS có tùy chọn Chống rung (Anti-Shake), sẽ tự động chờ cho đến khi máy ảnh đứng yên trước khi chụp ảnh. Ứng dụng Camera ZOOM FX cung cấp chức năng tương tự cho người dùng Android.

Mang theo chân đế mini

Ngay cả trong kỷ nguyên smartphone, các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật chụp ảnh vẫn không bị lỗi thời. Và các nhiếp ảnh gia luôn tuân thủ nguyên tắc sử dụng chân đế để có được bức hình sắc nét nhất có thể. Có rất nhiều sản phẩm nhỏ gọn, giá cả phải chăng, dễ sử dụng và được thiết kế dành riêng cho điện thoại. Dưới đây các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chân đế dành cho điện thoại.

Kết luận

Như bạn thấy, không khó để có được một bức hình sắc nét mà không cần nhờ vào may mắn ngẫu nhiên, hay đòi hỏi nỗ lực quá lớn. Tất cả chỉ cần cố gắng giữ cho máy ảnh ổn định nhất có thể. Sẽ chẳng mất gì khi bạn thử áp dụng một trong các mẹo nói trên khi rút máy ảnh điện thoại ra khỏi túi và trải nghiệm kết quả với những bức ảnh sắc nét hơn.

Nguyên Khang

Chủ đề khác