VnReview
Hà Nội

Phân biệt máy ảnh DSLR theo thương hiệu

Bên cạnh dòng máy ảnh compact gọn nhẹ dành cho thị trường người dùng bình dân và không có yêu cầu quá cao về tính năng, hầu hết các hãng sản xuất máy ảnh đều có dòng máy ảnh kỹ thuật số ống kính rời (DSLR) dành cho người dùng chuyên nghiệp. Và đây chính là địa hạt để các hãng đua tranh về công nghệ máy ảnh số.

Xét về số lượng sản phẩm, máy ảnh DSLR không nhiều và đa dạng như máy ảnh compact, thậm chí có hãng chỉ sản xuất một, hai sản phẩm. Do đó, việc phân biệt chủng loại cũng như thứ hạng của các dòng máy DSLR cũng đơn giản hơn so với máy ảnh compact.

Với máy ảnh compact, các hãng có xu hướng đặt tên sản phẩm càng nhiều số nhiều chữ thì càng cao cấp, đắt tiền, ví dụ các dòng Sx, Sxx (như S1, S2, S60, S70) của Nikon rẻ tiền hơn các dòng Sxxx, Sxxxx (như S710, S8100). Tuy nhiên, máy ảnh DSLR được đặt tên theo xu hướng ngược lại, nghĩa là càng ít số và chữ, và số càng nhỏ, thì càng cao cấp.

Quy tắc đặt tên này có thể thấy rõ ở các dòng máy ảnh DSLR của Nikon, Canon. Đây cũng là hai hãng máy ảnh có nhiều máy ảnh DSLR nhất. Tuy nhiên, sẽ vẫn có một số ngoại lệ, các dòng máy ảnh mới được sản xuất sẽ có xu hướng được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn và do đó cũng có thể được xếp hạng cao hơn các dòng máy đời cũ. Các phân tích dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này.

Nikon

Nikon đã chế tạo một số máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên (DSLR) cho một dự án nghiên cứu của NASA vào năm 1991. Sau khi cùng hợp tác với Kodak vào những năm 1990 để sản xuất máy ảnh DSLR dựa trên thân máy ảnh chụp phim của Nikon, hãng đã cho ra mắt model DSLR Nikon D1 dưới tên riêng của mình vào năm 1999. Mặc dù chỉ sử dụng một bộ cảm biến ánh sáng APS-C có kích thước bằng 2/3 kích thước của phim 35 mm (sau này Nikon gọi là "cảm biến DX"), D1 là một trong số các máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên có chất lượng hình ảnh đầy đủ và giá thấp dành cho các nhiếp ảnh gia (đặc biệt là phóng viên báo chí và các nhiếp ảnh gia thể thao) để sử dụng như là một lựa chọn thay thế cho máy ảnh chụp phim SLR (hoán đổi ống kính được). Cho tới giữa những năm 2000, máy ảnh DSLR của Nikon vẫn thua Canon về doanh số, bởi Canon có nhiều model máy DSLR sử dụng cảm biến có kích thước bằng phim 35mm, trong khi tất cả các máy DSLR Nikon sản xuất trong khoảng 1999-2007 đều chỉ sử dụng cảm biến DX có kích thước nhỏ hơn.

Năm 2005, sau một sự thay đổi quản lý, Nikon đã thiết kế máy ảnh mới full frame Nikon D3 vào cuối năm 2007 và một vài tháng sau đó là Nikon D700, giúp hãng nhanh chóng lấy lại danh tiếng. Chiếc DSLR tầm trung Nikon D90, được giới thiệu trong năm 2008, là máy ảnh DSLR đầu tiên có khả năng quay video. Kể từ đó, chế độ quay video hiện diện trên nhiều dòng DSLR của hãng ra mắt về sau này, như Nikon D3s, Nikon D7000 và Nikon D3100.

Bảng dưới đây liệt kê các dòng máy ảnh DSLR của Nikon cho đến nay, có ghi chú thời gian ra mắt:

 

Thấp cấp

(entry-level)

Trên mức entry-level

Trung cấp

(mid-range)

Cao cấp

(proconsumer)

Cao cấp

(Professional)

6/1999

 

 

 

 

D1

2/2001

 

 

 

 

D1H

D1X

2/2002

 

 

 

D100

 

7/2003

 

 

 

 

D2H

1/2004

9/2004

 

 

D70

 

 

 

 

 

 

D2X

2/2005

4/2005

11/2005

 

 

 

 

D2HS

 

D50

D70S

 

 

 

 

 

D200

 

6/2006

 

 

 

 

D2XS

8/2006

11/2006

 

 

D80

 

 

D40

 

 

 

 

3/2007

8/2007

D40X

 

 

 

 

 

 

 

D300

D3 (full frame)

1/2008

7/2008

8/2008

12/2008

D60

 

 

 

 

 

 

 

D700 (full frame)

 

 

 

D90

 

 

 

 

 

 

D3X (full frame)

4/2009

7/2009

10/2009

 

D5000

 

 

 

D3000

 

 

D300S

 

 

 

 

 

D3S (full frame)

8/2010

9/2010

D3100

 

 

 

 

 

 

D7000

 

 

5/2011

 

D5100

 

 

 

 

Ghi chú: ngoại trừ một số model sử dụng cảm biến full frame (FX), tất cả các model còn lại đều sử dụng cảm biến APS-C (DX)

Canon

Trước khi giới thiệu máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên EOS D30, Canon đã phối hợp với Kodak sản xuất ra 4 máy ảnh DSLR bằng cách thay đổi một số chi tiết của dòng máy ảnh chụp phim EOS-1N của hãng. Cả 4 máy ảnh này đều sử dụng thân máy Canon EOS và do đó đều có thể sử dụng các ống kính EF, trong khi bộ cảm biến hình ảnh và các thiết bị điện tử được thiết kế và xây dựng bởi Kodak. Các máy ảnh này là EOS DCS3 ra mắt tháng 7/1995; EOS DCS1 ra tháng 12/1995; EOS D2000 (còn có tên Kodak DCS520) ra tháng 3/1998; EOS D6000/Kodak DCS560 ra tháng 12/1998.

Sau này, Kodak đã sản xuất mẫu máy Kodak DCS Pro SLR/c vào năm 2004, tương thích với hầu hết các ống kính EF nhưng do Kodak độc lập sản xuất chứ không phối hợp với Canon.

Bắt đầu từ EOS D30, các máy ảnh DSLR của Canon đều có thân máy và cảm biến hoàn toàn được thiết kế và sản xuất bởi Canon (trừ Canon 1D-EOS, sử dụng một cảm biến CCD từ Panasonic). Các máy ảnh của Canon đều sử dụng cảm biến CMOS do Canon tự sản xuất.

 

Thấp cấp

(entry-level)

Trên mức entry-level

Trung cấp

(mid-range)

Cao cấp

(proconsumer)

Cao cấp

(Professional)

Q2 2000

 

 

D30

 

 

Q4 2001

 

 

 

 

1D

Q1 2002

Q4 2002

 

 

D60

 

 

 

 

 

 

1Ds (full frame)

Q1 2003

Q3 2003

 

 

10D

 

 

 

300D

 

 

 

Q2 2004

Q3 2004

Q4 2004

 

 

 

 

1D Mark II

 

 

20D

 

 

 

 

 

 

1Ds Mark II (full frame)

Q1 2005

Q3 2005

 

350D

20Da

 

 

 

 

 

5D (full frame)

1D Mark II N

Q1 2006

 

 

30D

 

 

Q1 2007

Q3 2007

Q4 2007

 

400D

 

 

1D Mark III

 

 

40D

 

 

 

 

 

 

1Ds Mark III (full frame)

Q2 2008

Q3 2008

Q4 2008

 

450D

 

 

 

1000D

 

 

 

 

 

 

50D

5D Mark II (full frame)

 

Q1 2009

Q3 2009

Q4 2009

 

500D

 

 

 

 

 

 

7D

 

 

 

 

 

1D Mark IV

Q1 2010

Q3 2010

 

550D

 

 

 

 

 

60D

 

 

Q1 2011

1100D

600D

 

 

 

 

Ghi chú: ngoại trừ các model full frame, các model thấp cấp, trung cấp và dòng cao cấp 7D của Canon sử dụng cảm biến APS-C, còn các model cao cấp professional sử dụng cảm biến APS-H.

Olympus

So với Canon và Nikon, số lượng máy ảnh DSLR của Olympus không nhiều, song cũng có đủ các dòng từ cấp thấp cho đến cao cấp, đặc biệt các dòng E-3 và E-5 của hãng được người dùng đánh giá cao.

Máy ảnh DSLR Olympus sử dụng hệ thống cảm biến Four Thirds (có tỉ lệ 4:3, tương đương 17.3 x 13 mm khi so với định dạng phim 35 mm truyền thống). Tỉ lệ này tương đồng với kích thước in tiêu chuẩn 8 × 10. Kích thước cảm biến nhỏ này có thể gây nhiễu hạt khi chụp ở độ nhạy cao và thiếu sáng, nhưng có lợi thế khi chụp tele.

Dưới đây là lịch sử ra mắt máy ảnh DSLR Olympus:

 

Thấp cấp

Trung cấp

Cao cấp

Q3 2003

 

 

 

 

 

 

E-1

Q4 2004

 

E-300

 

 

 

 

 

Q4 2005

 

 

E-500

 

 

 

 

Q1 2006

 

E-330

 

 

 

 

 

Q4 2006

E-400

 

 

 

 

 

 

Q1 2007

E-410

 

 

 

 

 

 

Q3 2007

 

 

E-510

 

 

 

 

Q4 2007

 

 

 

 

 

 

E-3

Q1 2008

E-420

 

 

 

 

 

 

Q2 2008

 

 

E520

 

 

 

 

Q1 2009

 

E-450

 

 

E-620

E-30

 

Q2 2010

 

 

 

E-600

 

 

 

Q4 2010

 

 

 

 

 

 

E-5

 

Pentax

Mẫu máy DSLR "nguyên mẫu" đầu tiên của Pentax là MZ-D, còn có tên khác là MR-52, ra mắt tại Photokina tháng 9/2000. Sau đó Pentax đã hủy kế hoạch sản xuất sản phẩm này.

Từ năm 2003 - 2006, Pentax giới thiệu một loạt máy ảnh DSLR có đuôi *ist, trong đó dòng *ist D được xếp hạng cao cấp, dòng *ist DS và *ist DS2 xếp hạng trung cấp; dòng *ist DL và *ist DL2 là các dòng thấp cấp.

Tháng 5/2006, Pentax giới thiệu dòng máy DSLR mới lấy ký hiệu là K, với chất lượng càng về sau càng cao cấp hơn. Pentax dòng K có những model máy sau:

Pentax K100D (2006–2007)

Pentax K110D (2006–2007)

Pentax K10D (2006–2008)

Pentax K10D Grand Prix (2007)

Pentax K100D Super (2007–2008)

Pentax K200D (2008–2009)

Pentax K20D (2008–2009)

Pentax K-m (có tên Pentax K2000 tại thị trường Mỹ ) (2008–2009)

Pentax K-7 (2009– nay)

Pentax K-x (2009– nay)

Pentax K-r (2010– nay)

Pentax K-5 (2010– nay)

Sony

Sony bắt đầu sản xuất chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên vào năm 2006 với thương hiệu Alpha (thường ký hiệu là α, ví dụ α35, trên thân máy, nhưng cách viết thông thường là A35).

Hãng phát triển các máy ảnh DSLR của mình dựa trên công nghệ máy ảnh của Konica Minolta mà Sony mua lại vào đầu năm 2006. Sony cũng sở hữu 11,08% cổ phần tại hãng; sản xuất ống kính máy ảnh Tamron (Nhật Bản) và cũng hợp tác với hãng này sản xuất nhiều ống kính siêu zoom.

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 và 2008, Sony là công ty phát triển nhanh nhất trên thị trường DSLR, đạt 13% thị phần trong năm 2008 để trở thành công ty DSLR lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2010, hãng tung ra các model SLT sử dụng công nghệ gương mờ (thay vào vị trí gương lật và lăng kính ngũ giác bằng 1 gương mờ, tăng tốc độ chụp liên tiếp đồng thời giảm kích thước máy), được thị trường đón nhận như là một cải tiến độc đáo trong công nghệ máy ảnh.

 

Thấp cấp

Trung cấp

Cao cấp (semi-professional)

Cao cấp (professional)

7/2006

 

A100

 

 

9/2007

 

 

A700

 

1/2008

A200

A300

A350

 

 

 

9/2008

 

 

 

A900

5/2009

A230

A330

A380

 

 

 

9/2009

 

 

 

A850

10/2009

 

A500

A550

 

 

2/2010

 

A450

 

 

6/2010

A290

A390

 

 

 

8/2010

 

A560

A580

 

 

SLT-A33

SLT-A55

SLT-A55V (có GPS)

SLT-A35

 

 

 

 

SLT-A65

SLT-A65V (có GPS)

 

 

10/2011

 

 

SLT-A77

SLT-A77V (có GPS)

 

Ghi chú: Các dòng cấp thấp sử dụng cảm biến CCD, các dòng tầm trung và cao cấp sử dụng cảm biến CMOS. Về kích thước cảm biến, ngoài hai dòng máy chuyên nghiệp A900 và A850 sử dụng cảm biến full-frame, các model còn lại sử dụng cảm biến APS-C (hệ số crop 1.52x).

Sigma

Với người dùng Việt Nam, máy ảnh DSLR của Sigma không phổ biến, thậm chí hầu như không có trên thị trường. Một số thông tin dưới đây giúp bạn đọc hiểu đôi chút về thương hiệu máy ảnh này.

Sigma có các dòng máy ảnh SLR chụp phim SA-300, SA-5, SA-7 và SA-9. Máy có hai model máy ảnh compact là DP1 và DP2.

Máy DSLR của hãng gồm SD9, SD10, SD14, SD15 đều sử dụng cảm biến Foveon X3 do hãng chế tạo. Dòng DSLR cao cấp nhất của hãng là SD1 được giới thiệu tại Photokina 2010, sở hữu cảm biến Foveon X3 46MP với hệ số crop 1.5x. Tất cả máy ảnh của Sigma đều dùng ngàm ống kính Sigma SA có cơ chế tương tự ngàm Pentax K và có thể chuyển đổi sử dụng các ống kính Canon EF.

Thanh Huyền

Chủ đề khác