VnReview
Hà Nội

Cẩm nang tự đánh giá smartphone trước khi mua

Trước hàng loạt model smartphone mới được các hãng ra mắt liên tục, hẳn bạn sẽ bối rối khi lựa chọn cho mình một chiếc phù hợp. Làm thế nào để kiểm tra xem chiếc máy bạn định mua có tốt không, có đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của bạn không? Bài viết là một cẩm nang để bạn mang theo khi cần chọn mua "dế".

chọn mua smartphone hướng dẫn

Màn hình

Cho dù nhu cầu sử dụng chiếc điện thoại thông minh của mỗi người đều khác nhau, việc lựa chọn màn hình cho phù hợp sẽ là một trong những yếu tố quyết định tới mức độ hài lòng. Có nhiều yếu tố giúp bạn tìm ra màn hình thích hợp nhất với mình, bao gồm:

- Độ sáng (khả năng hiển thị ngoài trời hoặc trong môi trường có độ sáng cao)

- Độ tương phản (khả năng hiển thị trong nhà hoặc trong môi trường có độ sáng thấp)

- Độ sâu màu (số lượng màu sắc mà màn hình có thể hiển thị)

- Kích thước màn hình (đo theo đường chéo)

- Độ phân giải (số điểm ảnh có trên màn hình)

- Mật độ điểm ảnh (quyết định độ sắc nét và độ rõ của màn hình)

- Khả năng chống lóa (mức độ bay màu)

- Công nghệ hiển thị (cách thức hoạt động của màn hình)

Tất cả các yếu tố trên sẽ cùng tạo nên chất lượng hiển thị của màn hình.

chọn mua smartphone hướng dẫn

Độ sáng

Độ sáng của màn hình là lượng ánh sáng được phát ra, đo bằng đơn vị cd/m2. Độ sáng càng cao càng tốt.

Người dùng cần màn hình sáng cao ở những nơi có ánh sáng mặt trời hoặc trong phòng bật nhiều đèn, nhằm tạo đủ độ tương phản để màn hình hiển thị một cách rõ ràng. Hầu hết màn hình smartphone có độ sáng từ 200 – 550 cd/m2. Trong khi đó, HDTV có độ sáng khoảng 450 – 1000 cd/m2. Để hiển thị rõ ràng dưới trời nắng, một màn hình phải có độ sáng ít nhất là 800cd/m2.

Độ tương phản

Độ tương phản là sự khác biệt giữa màu trắng nhất và màu đen nhất mà màn hình có thể hiển thị. Màn hình có độ tương phản cao có thể hiển thị hình ảnh sắc nét và phân biệt rõ ràng giữa các màu, giúp đọc chữ trên màn hình dễ dàng hơn.

Tùy vào công nghệ màn hình được tích hợp, độ tương phản của màn hình smartphone trải từ vài trăm cho tới hàng chục nghìn trên một.

Màn hình cơ bản: dưới 1.000:1

Màn hình tiêu chuẩn: trên 1.000:1

Màn hình cao cấp: trên 10.000:1

Độ sâu màu

Độ sâu màu cho biết số lượng màu mà một thiết bị có thể hiển thị trên màn hình. Con số càng cao, chất lượng màn hình càng tốt.

Đối với smartphone, một thiết bị phổ thông có thể hiển thị 65.536 màu (màu 16-bit). Một thiết bị cao cấp có thể hiển thị 16,7 triệu màu (màu 24-bit).

Kích thước màn hình

Để tìm được kích thước màn hình phù hợp với bạn, bạn cần cân bằng giữa khả năng hiển thị rõ ràng và tính nhỏ gọn. Nếu bạn chọn một chiếc điện thoại quá nhỏ, màn hình của máy rất khó đọc. Nếu màn hình bạn chọn quá to, bạn sẽ không thể nhét vừa máy vào túi hoặc cầm trên trên tay.

Kích thước màn hình smartphone được đo theo đường chéo (khoảng cách từ 2 góc vuông nằm chéo nhau trên màn hình). Các smartphone ngày nay thông thường có kích thước màn hình khoảng từ 2 – 5 inch, và phổ biến nhất là từ 3.5 inch trở lên. Màn hình nhỏ hơn 2.5 inch rất khó nhìn và sử dụng vì phải kéo và zoom rất nhiều. Hầu hết người dùng đều cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi khi phải sử dụng màn hình bé như vậy, nhất là với người già hoặc có tật về mắt.

Các nhà sản xuất smartphone phân loại kích thước màn hình của mình như sau:

Nhỏ: dưới 3 inch.

Trung bình: từ 3 – 4 inch

Lớn: trên 4 inch

Kích thước màn hình và độ phân giải sẽ ảnh hưởng tới mật độ điểm ảnh.

Độ phân giải

Độ phân giải là một trong những yếu tố mà nhà sản xuất thường đem ra để quảng cáo về chất lượng màn hình của mình. Đây chỉ đơn giản là tổng số điểm ảnh trên màn hình. Về lý thuyết, độ phân giải càng cao, chất lượng màn hình càng tốt.

Mật độ điểm ảnh

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi phản ánh chất lượng màn hình, được đo bằng đơn vị ppi. Con số này càng cao, màn hình càng có chất lượng cao và ảnh sắc nét hơn.

Nếu mật độ điểm ảnh dưới 200 ppi, màn hình đó có độ phân giải thấp. Màn hình với mật độ điểm ảnh từ 200 – 300 ppi có chất lượng trung bình. Màn hình độ phân giải cao có mật độ điểm ảnh trên 300 ppi.

Nếu bạn đang so sánh 2 smartphone có cùng kích thước màn hình và các thông số khác giống nhau, hãy chọn thiết bị có mật độ điểm ảnh cao hơn.

Công nghệ hiển thị

Đa số smartphone trên thị trường hiện nay đều sử dụng một trong ba loại công nghệ hiển thị chính. Phổ biến nhất là TFT-LCD bởi giá thành sản xuất rẻ và dễ chế tạo. Loại màn hình này có thể hoạt động tốt trong nhà. Dù phổ biến như vậy nhưng TFT-LCD vẫn có những điểm yếu đáng kể. Một trong số đó là màn hình TFT-LCD chỉ nhìn được từ một góc hẹp (thường là 35 độ). Ngoài ra, màn hình TFT-LCD chỉ hiện thị được một số lượng màu hạn chế và khi thay đổi góc nhìn, màu sắc bị biến dạng. Tốc độ quét của màn hình cũng khá thấp, không phù hợp với việc xem phim HD.

Màn hình IPS-LCD là phiên bản cao cấp hơn của TFT-LCD, khắc phục được điểm yếu góc nhìn hẹp của đàn anh. Màu sắc được tái tạo rất chính xác (vì có độ sâu màu lớn hơn) và độ tương phản cao, có thể hiển thị rõ ngoài trời nắng hoặc dùng để đọc eBook. Nhìn chung, IPS-LCD có chất lượng cao hơn LCD thông thường và tiết kiệm điện năng hơn.

Super AMOLED được cho là công nghệ hiển thị tốt nhất trên thị trường hiện nay. Màn hình loại này nhẹ và bền. Người dùng có thể nhìn từ môt góc rộng mà hình ảnh và màu sắc vẫn không bị biến dạng. Tốc độ quét cao cho phép xem phim HD và ảnh động chất lượng cao. Super AMOLED cũng tiết kiệm điện năng hơn các công nghệ màn hình cũ và có độ tương phản rất cao, phù hợp khi dùng ngoài trời hoặc đọc sách eBook. Màu sắc được tái tạo rất chính xác và màn hình Super AMOLED thường có mật độ điểm ảnh cao nhất trong số các công nghệ màn hình smartphone. Kết quả là chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

 

Pin

chọn mua smartphone hướng dẫn

Thời lượng pin

Thời lượng pin là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi chọn mua điện thoại nhưng thường rất khó đánh giá. Đó là bởi thời lượng pin phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn sử dụng máy. Tất cả chúng ta đều muốn có một chiếc smartphone có thời lượng pin lâu dài.

Mặc dù thời lượng pin thường khó đoán, các nhà sản xuất thường cung cấp cho khách hàng thông số về "thời gian gọi điện" và "thời gian chờ". Tuy nhiên, những con số này rất khó để kiểm chứng và có thể khác xa với thực tế tùy theo cách sử dụng của bạn. Bạn nên dựa vào những trang web hoặc diễn đàn công nghệ, nơi có các bài thử nghiệm trong thực tế và những chia sẻ của người dùng đi trước. VnReview đã và đang thực hiện đo kiểm thời lượng pin trong các bài đánh giá smartphone và bạn có thể tham khảo.

Tốt nhất, bạn nên mang theo mình một bộ pin dự phòng hoặc một bộ sạc.

Loại pin

Hầu như tất cả các smartphone đều sử dụng pin Lithium Ion. Các công nghệ pin mới hơn như Lithium-polymer vẫn chưa thể được ứng dụng vào smartphone.

Pin thay thế

Nhiều smartphone cho phép bạn tháo nắp lưng và thay pin cho máy một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có không ít các thiết bị khác không thể làm được điều này, ví dụ như iPhone.

 

Bộ nhớ

chọn mua smartphone hướng dẫn

Kiểu bộ nhớ và kích thước

Bộ nhớ smartphone thường cố định hoặc có thể mở rộng. Bộ nhớ cố định (bộ nhớ trong) thường để lưu trữ hệ điều hành. Bộ nhớ mở rộng chủ yếu dùng để lưu trữ ứng dụng và dữ liệu. Thông thường, bộ nhớ trong không thể nâng cấp, trong khi bộ nhớ mở rộng có thể dễ dàng tăng dung lượng lưu trữ.

Dung lượng lưu trữ của smartphone khá quan trọng bởi nó quyết định tới số lượng bài hát, video, eBook hoặc ảnh, cũng như số lượng ứng dụng và nhạc chuông mà bạn có thể mang theo.

Dung lượng bộ nhớ trong của smartphone bị giới hạn nên bạn cần tìm một thiết bị có bộ nhớ lớn nhất có thể. Một chiếc smartphone cơ bản có bộ nhớ nhỏ hơn 4GB. Các smartphone trung bình có bộ nhớ 8GB trong khi một chiếc smartphone cao cấp có bộ nhớ trong 16GB.

Bộ nhớ mở rộng có thể được người dùng tăng lên bất cứ lúc nào. Bạn có thể trang bị cho máy một chiếc thẻ nhớ dung lượng cao hơn bất cứ khi nào cần. Loại thẻ nhớ được sử dụng rộng rãi nhất là thẻ microSD.

Ổ đĩa

Smartphone không có ổ đĩa

 

Chip CPU

chọn mua smartphone hướng dẫn

Vi xử lý

Khoảng 85% các vi xử lý có mặt trên smartphone đều dựa trên thiết kế của công ty ARM. ARM cho phép các nhà sản xuất sử dụng thiết kế chip của mình để chế tạo ra các phiên bản khác nhau, phù hợp với thiết bị của nhà sản xuất đó.

Đa số các chip ARM hiện nay có 2 hoặc 4 lõi (một hoặc hai vi xử lý trong một chip) với tốc độ khoảng từ 195 MHz tới 1 GHz. Các thiết bị tiêu chuẩn có tốc độ trên 500 MHz, các máy cao cấp có tốc độ trên 720 MHz.

15% vi xử lý smartphone còn lại dựa trên thiết kế x86 của Intel và được sản xuất bởi Intel và AMD.

Cả 2 nền tảng x86 và ARM đều được thiết kế tốt và đủ mạnh để xử lý tất cả các tác vụ mà người dùng thực hiện trên smartphone. Tuy nhiên, cấu trúc ARM dường như tiết kiệm pin hơn. Điều này rất cần thiết để các thiết bị có thể duy trì kết nối không dây với thế giới bên ngoài

Tốc độ vi xử lý

Tốc độ vi xử lý được đo bằng MHz hoặc GHz. Tốc độ vi xử lý càng cao thì càng tốt.

Trước đây, vi xử lý thường chỉ có một lõi nên việc so sánh tốc độ khá dễ dàng. Khi các nhà sản xuất chip chuyển sang dùng chip lõi kép và lõi tứ, việc so sánh tốc độ lại phụ thuộc vào thông lượng của vi xử lý chứ không phải tốc độ xung nhịp. Ví dụ, một vi xử lý lõi đơn tốc độ 1 GHz có thông lượng chỉ bằng một nửa so với một vi xử lý lõi kép tốc độ 1 GHz.

 

Khả năng kết nối

chọn mua smartphone hướng dẫn

Giao tiếp không dây

Smartphone được tích hợp 3 kiểu sóng radio khác nhau. Bluetooth cho phép chiếc điện thoại kết nối với các thiết bị lân cận. WiFi kết nối smartphone với mạng Internet. Mạng không dây băng thông rộng (3G hoặc 4G) cũng cho phép người dùng lướt web trên smartphone nhưng dùng kết nối của nhà mạng.

Bluetooth là loại sóng ngắn, tốn ít năng lượng có mặt trên hầu hết tất cả các smartphone. Công nghệ này được thiết kế để kết nối các thiết bị với nhau hoặc với tai nghe, bàn phím hoặc chuột không dây.

WiFi là sóng tốc độ cao, tầm trung có mặt trên hầu hết các smartphone và được sử dụng chủ yếu để kết nối máy với mạng Internet. Các chuẩn WiFi đem tới tốc độ truyền khác nhau.

Mạng không dây băng thông rộng là công nghệ điện thoại đỉnh cao hiện nay. Đây là loại sóng tốc độ cao, tầm xa, tiêu thụ năng lượng trung bình và có trên tất cả những chiếc smartphone. Từng nhà mạng lựa chọn dạng sóng cho mạng di động của mình.

Hai yếu tố quan trọng liên quan tới mạng không dây là tốc độ đường truyền và vùng phủ sóng. Công nghệ ảnh hưởng tới tốc độ được giám sát bởi các tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nhằm đảm bảo tính tương thích của các thiết bị cũng như giữa các mạng với nhau.

Hầu hết các nhà mạng đều có mạng 3G, vì vậy bạn cần chú ý tới vùng phủ sóng của nhà mạng khi lựa chọn. Nếu nhà mạng không có sóng hoặc sóng yếu ở nơi bạn sinh sống, kể cả tốc độ cao nhất cũng không có tác dụng.

Các loại sóng đặc biệt khác:

Hầu hết điện thoại thông minh hiện nay đều có tính năng phát sóng WiFi cho các thiết bị khác sử dụng, nhờ bộ định tuyến Wi-Fi được tích hợp sẵn. Ngoài ra, không ít smartphone vẫn có tính năng nghe đài FM. Một công nghệ khác có tên NFC cho phép chạm các thiết bị sở hữu kết nối này lại với nhau để chuyển dữ liệu, thực hiện thanh toán trên di động, v.v.

Nhắn tin

Tin nhắn văn bản hay SMS là tính năng có sẵn của tất cả các điện thoại. Độ dài một tin nhắn được giới hạn ở 160 ký tự nhưng còn tùy thuộc vào từng quốc gia.

Tin nhắn tức thời (IM) là dịch vụ nhắn tin dựa trên nền web cho phép 2 người hoặc nhiều hơn gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại hoặc thực hiện cuộc gọi video với nhau.

Tin nhắn đa phương tiện (MMS) là một phiên bản mở rộng của SMS. MMS được dùng chủ yếu để gửi ảnh, video, tin tức và nhạc chuông.

Email là tính năng tiêu chuẩn trên tất cả các smartphone. Phần mềm email được cài sẵn bởi nhà sản xuất ở trong hệ điều hành. Smartphone có thể chứa nhiều hộp thư khác nhau cùng một lúc, vì vậy người dùng có thể sử dụng email cá nhân lẫn công việc trên cùng một thiết bị.

Kết nối bằng dây tới các thiết bị khác

Tất cả các smartphone đều có thể đồng bộ hóa với các thiết bị khác. Bạn có thể lưu trữ lại dữ liệu, sạc pin, chia sẻ file với những thiết bị khác, cũng như cập nhật email, lịch, ghi chú và danh bạ.

Các tính năng tiêu chuẩn

Các tính năng dưới đây thường được tích hợp sẵn vào điện thoại thông minh hoặc cung cấp bởi nhà mạng:

- Tin nhắn thoại

- Caller ID

- Tự động gọi lại

- Bật loa ngoài khi gọi

- Chờ cuộc gọi

- Gọi nhóm

- Chặn tiếng cuộc gọi

- Nhận dạng giọng nói, ra lệnh bằng giọng nói

- Quay số nhanh

- Danh bạ

- Quay số rảnh tay (khi dùng tai nghe)

Các cổng kết nối

Thiết bị cơ bản: một cổng USB 1.1

Thiết bị tiêu chuẩn: một cổng USB 2.x, một jack cắm 3.5mm hoặc 2.5mm

Thiết bị cao cấp: nhiều hơn 2 cổng USB 2.x

 

Xác định vị trí

Đây là một trong những tính năng giúp phân biệt điện thoại thông minh với điện thoại phổ thông. Công nghệ A-GPS, la bàn sốcảm biến gia tốc giúp bạn nhanh chóng tìm ra vị trí của mình trên bản đồ.

chọn mua smartphone hướng dẫn

Giải trí đa phương tiện

chọn mua smartphone hướng dẫn

Máy ảnh

Một chiếc smartphone trung bình sở hữu camera 5MP có thể quay video chất lượng DVD. Những chiếc smartphone tầm trung trở lên có thêm một chiếc camera ở mặt trước, có độ phân giải cao và có thể quay video HD.

Bộ xử lý đồ họa

Bộ xử lý đồ họa (GPU) được tích hợp vào điện thoại thông minh để xử lý các tác vụ liên quan tới màn hình và video. Thị trường GPU có 2 nhà sản xuất chính là PowerVR và Broadcom. PowerVR chế tạo ra dòng GPU SGX dựa trên cấu trúc ARM, còn sản phẩm chính của Broadcom là GPU Adreno do chính hãng thiết kế.

Phần mềm đa phương tiện

Tất cả smartphone đều được cài sẵn phần mềm đa phương tiện dùng để xem phim, nghe nhạc hoặc xem phim online, radio trên Internet. Tuy nhiên, những phần mềm có sẵn trong hệ điều hành thường không hấp dẫn bằng các ứng dụng của bên thứ ba, có trên gian ứng dụng của các hệ điều hành.

 

Phần mềm

chọn mua smartphone hướng dẫn

Hệ điều hành

Những chiếc smartphone chạy trên hệ điều hành, được thiết kế để đáp ứng các tính năng kỹ thuật của máy. Các hệ điều hành di động nổi tiếng nhất hiện nay bao gồm Android của Google, iOS của Apple, BlackBerry OS của BlackBerry và Windows Phone của Microsoft.

Hầu hết các hệ điều hành đều được cập nhật thường xuyên và có rất nhiều tính năng, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, cho phép cài đặt phần mềm từ bên thứ 3 và hỗ trợ đa nhiệm.

Ứng dụng

Tất cả các smartphone đều được cài sẵn một lượng lớn ứng dụng. Người dùng cũng có thể tải về và cài đặt ứng dụng bên thứ ba một cách dễ dàng từ những gian hàng đặc trưng của hệ điều hành trên máy.

Một số ứng dụng thường được cài sẵn trên điện thoại thông minh:

- Lịch

- Ghi chú

- Máy tính

- Đồng hồ có báo thức

- Đồng bộ hóa, sao lưu dữ liệu như Dropbox, Drive, Box.net, 4shared, v.v.

- Ứng dụng văn phòng như QuickOffice, Microsoft Office, iWork, Docs To Go, v.v.

- Phần mềm mở tập tin như Adobe Acrobat để xem file PDF

- Phần mềm xem eBook như Kindle, Microsoft Reader và Apple iBook Reader

- Phần mềm email như Microsoft Outlook, Google Gmail

- Trình duyệt Internet như Chrome, Opera Mobile, Safari, Firefox, v.v.

- Ứng dụng tìm kiếm

- Phần mềm nén và giải nén file ZIP

- Phần mềm định vị, dẫn đường

- Trò chơi

- Tính năng nhận diện khuôn mặt

- Phần mềm chỉnh sửa và chia sẻ ảnh

- Phần mềm chuyển chữ thành giọng nói (Text-to-speech) giúp đọc tin nhắn và các dòng chữ đang có trên màn hình. Tính năng này giúp đỡ những người dùng khiếm thị hoặc khi đang lái xe

 

Việt Dũng

Theo Ximix

Chủ đề khác