VnReview
Hà Nội

Tìm hiểu các thành phần bên trong HTC One

HTC One là chiếc điện thoại đẹp và chứa nhiều đột phá, trong đó đáng chú ý nhất là camera Ultrapixel. Thiết kế tuyệt vời và các công nghệ mới của HTC One cũng có mặt trái của nó: chiếc điện thoại này là cực kỳ khó sửa chữa. Hãy cùng các kỹ thuật viên của iFixit tháo rời HTC One để tìm hiểu các thành phần bên trong sản phẩm cũng như đánh giá khả năng sửa chữa.

1

Các thông số kĩ thuật đáng chú ý của HTC One:

- Cấu tạo khung nhôm liền khối

- Màn hình 4.7 inch độ phân giải 1920 x 1080 pixel, mật độ điểm ảnh 468 ppi

- Vi xử lí Qualcomm Snapdragon 600 lõi tứ tốc độ 1.7GHz

- RAM DDR2 2GB

- Camera UltraPixel 4MP

- Công nghệ âm thanh HTC BoomSound

2

Không bất ngờ gì khi dường như HTC đã lấy cảm hứng từ chiếc iPhone 5 để thiết kế khung nhôm liền khối cho sản phẩm của mình. Trong khi Apple giữ máy vuông vức thì HTC tạo ra một đường cong thoải dần về 2 bên cạnh máy. Hãng điện thoại Đài Loan nhắc đi nhắc lại rằng họ muốn tạo ra một siêu phẩm vững chãi và liền mạch. Việc không có một con vít nào đã cho thấy điều đó. Không giống iPhone 5 với phím âm lượng nhô hẳn ra ngoài, phím của One nằm gần như chìm vào bên cạnh để không phá vỡ đường nét thiết kế.

Bước 1

3

Để bắt đầu tháo, đầu tiên nhân viên iFixit sẽ tách rời bộ phận duy nhất không làm bằng nhôm của HTC One: màn hình 4.7 inch Full HD. Một chút nhiệt và mút chân không là đủ để tháo màn hình sử dụng cấu trúc Zero Gap của HTC.

Bước 2

4

Màn hình của HTC One đã có thể được nhấc lên nhưng chưa thể tháo ra ngay bởi nó còn được gắn bởi các dây cáp nằm dưới vỏ máy. Với hi vọng phát hiện được các con ốc bị ẩn giấu, nhân viên iFixit đã tháo rời màng nhựa mỏng được gắn vào phần đầu của vỏ máy.

Bước 3

5

Với bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật điêu luyện, khối linh kiện bên trong HTC One đã được tiến hành tháo ra khỏi "ma trận" khung nhôm với một chiếc bút nậy nhỏ. Cần phải nhấn mạnh rằng: "phẫu thuật" không phải là từ thường xuyên xuất hiện trong các nghiên cứu của iFixit về các thiết bị có tính dễ sửa chữa.

Bước 4

6

Đi được đến bước này là một công việc vô cùng phức tạp. Khối lượng công việc mà các nhân viên iFixit phải thực hiện để có thể tách rời phần nhôm ở 2 bên và phần thân ở phía trước là rất nhiều. Tuy vậy, như bạn đọc có thể thấy: toàn bộ phần linh kiện của HTC One đã được tách rời.

8

Rất tiếc, việc sử dụng chiếc bút cậy đã trầy xước nghiêm trọng phần tráng nhựa xung quanh thân nhôm. iFixit dự đoán các vết trầy xước này có thể được giải quyết bằng cách hàn nhiệt – song người dùng cũng không nên hi vọng quá nhiều. HTC One không phải là một chiếc điện thoại được thiết kế để có thể mở ra.

Bước 5

8

Đặc điểm nổi trội nhất của HTC One rõ ràng là thân nhôm liền khối – rõ ràng HTC đã phải thực hiện rất nhiều công việc để có thể tạo ra một sản phẩm có thiết kế hoàn chỉnh đến như vậy.

Bên cạnh bộ phận camera, bạn đọc có thể thấy ăng ten thu sóng NFC và bộ cảm biến dựa trên áp lực của bộ phận này.

Bước 6

9

Phía sau của HTC One là "một biển" dây và cáp. Sau khi tìm kiếm rất vất vả, các nhân viên của iFixit mới có thể tìm thấy dây kết nối với pin – cho dù vẫn chưa rõ pin nằm ở đâu.

Bộ phận kết nối pin tiếp xúc với bo mạch chủ bằng các con ốc. Sau khi sử dụng các tuốc nơ vít 54 bit, các nhân viên iFixit đã có thể bắt đầu tháo rời bộ phận này.

Bước 7

10

Bo mạch chủ của HTC One được gói gọn bên trong lớp vỏ đồng. 2 miếng đồng bao phủ 2 cạnh của bo mạch chủ.

12

Các lớp đồng này sẽ giúp tỏa nhiệt và giảm shock điện. Tuy vậy, lắp ráp lại 2 miếng đồng này khi tháo ra là một công việc cực kì vất vả.

Bước 8

11

Tất cả các vi mạch đều có thể được thấy rõ trên mặt trước bo mạch chủ của HTC One:

- Ô màu đỏ: RAM 2GB của Elpida + vi xử lý lõi tứ Qualcomm Snapdragon 600 tốc độ 1.7 GHz

- Ô màu cam: Bộ nhớ trong 32GB của Samsung

- Ô màu vàng: chip quản lý năng lượng Qualcomm PM8921

- Ô màu xanh nhạt: Modem LTE 4G của Qualcomm

- Ô màu xanh đậm: chip điều khiển cảm ứng Synaptics S32028

- Ô màu tím: Chip kích đại sóng không dây TriQuint TQM7M9023

- Ô màu đen: Chip xử lý kết hợp các kết nối Bluetooth 4.0, FM và Wifi 802.11ac của Broadcom.

Bước 9

14

Sau khi tháo rời bo mạch chủ, chúng ta có thể thấy được pin của HTC One, nằm ở giữa bo mạch chủ và phần khung nằm dưới. Việc thực hiện tháo pin cũng là một công việc cực kì vất vả.

14

Pin 3,8 volt của HTC One nặng 38,3g và có dung lượng 2300 mAh. Để tiện so sánh, pin iPhone 5 có pin 1440 mAh và Galaxy S III có pin 2100 mAh.

Trong khi Z10 – một trong những sản phẩm cạnh tranh của HTC One – cho phép sử dụng pin tháo rời, pin của HTC One "làm tan vỡ mọi giấc mơ" về tính dễ thay thế và sửa chữa của smartphone.

Bước 10

15

Màn hình 1080p có mật độ điểm ảnh 468 ppi của HTC One có thể sánh ngang với các TV Full-HD và máy tính bảng Surface Pro 10.6 cho dù chỉ có kích cỡ 4.7 inch.

16

9 bước sau khi tách rời màn hình ra khỏi máy, các nhân viên của iFixit cuối cùng cũng đã có thể nghiên cứu màn hình này. Cũng giống như trường hợp pin của HTC One, bộ phận màn hình cũng đòi hỏi phải tháo rời mọi thứ từ 2 bên thân và tách rời bo mạch chủ ra trước tiên.

17

Mặt sau của màn hình có rất nhiều ký hiệu lạ - trông giống như chữ ký của các bác sỹ. Không rõ những ký hiệu này có ý nghĩa là gì.;Cáp màn hình của HTC One có ghi chú XT6088C07B_FPC REV: 8 DATE: 2012.11.30, cho thấy sản phẩm đã được sản xuất sớm hơn so với dự kiến.

Bước 11

17

Tháo mô tơ rung cho phép tách rời bo mạch phụ khỏi khung giữa của máy.

18

Bo mạch phụ này chứa cả camera chính và camera phụ của HTC One, bên cạnh khe cắm tai nghe, cảm biến ánh sáng, nút điều chỉnh âm lượng và nhiều đầu nối tiếp xúc khác.

Bước 12

19

Camera 2.1 MP mặt trước đã được tháo rời. Bộ phận này được ghi tên H1X1305 067521. Trước đó, một công ty mang tên gọi Chipworks cũng đã tháo rời HTC One và thấy dòng chữ "OmniVision" ghi trên bộ phận này.

Bước 13

20

Camera chính cũng được bọc đồng. Đây chính là camera Ultrapixel nổi tiếng của HTC, với khẩu độ f/2.0, tiêu cự 28mm cùng chip xử lý hình ảnh ImageChip 2.

Chipworks đã phát hiện ra rằng vi xử lý hình ảnh này chứa một cảm biến 4MP được chiếu sáng từ phía sau, được sản xuất bởi ST Microelectronics.

21

Sau khi tháo rời camera, có thể thấy 2 vi mạch nhỏ trên cáp của camera lần lượt có tên gọi 515M 2L22 JP và IY21 3001D1 L1250A.

iFixit đưa ra nhận định rằng camera của HTC One là một bộ phận cực kì phức tạp – do đó không có gì khó hiểu khi công ty Đài Loan buộc phải trì hoãn sự ra mắt của mẫu điện thoại này vì lý do camera không được sản xuất kịp.

Bước 14

22

Trở lại với bo mạch phụ, chúng ta có một bí ẩn chưa được giải đáp: tất cả mọi chiếc điện thoại đều cần ăng ten thu sóng. Mặt khác, ăng ten không thể thu được sóng bị chắn bởi các lớp kim loại. Do bo mạch phụ này nằm trên phần nhận tín hiệu của cáp ăng ten, ngay bên dưới phần nhựa ở phía trên đầu HTC One, rất có thể bo mạch phụ này đảm nhiệm nhiệm vụ nhận sóng điện thoại.

23

Bạn đọc có thể thấy ở phần đầu của bo mạch phụ này có 3 đầu tiếp nối nhỏ - tiếp xúc với 3 vị trí bị che bởi phần vỏ nhựa của HTC One. Rất có thể đây chính là ăng ten thu sóng của HTC One.

Bước 15

24

Như bạn đọc có thể thấy, HTC One có 2 loa riêng biệt. Công nghệ Beats Audio được cho là có ảnh hưởng tới thiết kế loa của HTC One.

Bước 16

25

Các nhân viên của iFixit đã đến với phần cuối của khung giữa. Bộ phận này chứa cổng microUSB và microphone.

26

Trong ảnh phía trên là bảng mạch của loa HTC One. Có vẻ như tất cả các tín hiệu âm thanh đều đi qua bảng mạch này.

Kết luận

Tính dễ sửa chữa của HTC ONE đạt điểm 1/10, thấp nhất từ trước đến nay.

26

- Việc mở máy mà không làm hư hỏng phần vỏ là rất rất khó (thậm chí là không thể). Do vậy, việc thay thế các bộ phận cũng là cực kỳ khó khăn.

- Pin bị đặt dưới bo mạch chủ và bị gắn vào khung giữa, khiến cho việc thay thế pin cũng gần như là không thể.

- Các lớp bọc đồng của nhiều linh kiện là rất khó để có thể tháo rời và thay thế.

- Nếu như không tháo rời phần khung ở 2 bên trước thì cũng không thể thay thế được màn hình. Điều này gây cản trở tới quá trình sửa chữa hư hỏng thường gặp nhất: màn hình bị vỡ.

- Tuy vậy, các thành phần bên trong được kết nối khá vững chắc và do đó có độ bền cao.

Gia Cường

Chủ đề khác