VnReview
Hà Nội

Vì sao lưu trữ đám mây lại "vắt kiệt" tài nguyên hệ thống?

Nếu không biết cách kiểm soát các chương trình lưu trữ đám mây, chiếc PC của bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng thiếu hụt bộ nhớ dù có được trang bị đến bao nhiêu RAM đi chăng nữa.

Giảm bớt sức ép của các chương trình lưu trữ đám mây

Càng ngày chúng ta càng phụ thuộc vào các chương trình lưu trữ đám mây như DropBox hay OneDrive nhiều hơn. Với khả năng sao lưu độc lập với phần cứng, việc sử dụng các chương trình này đã trở nên gần như bắt buộc nếu bạn muốn bảo vệ tuyệt đối cho các file quan trọng của mình.

Vấn đề là ở chỗ các ứng dụng điện toán đám mây sẽ "ăn" tài nguyên của bạn một cách khủng khiếp. Hãy thử lấy ví dụ về tình huống sau đây của Matt Klein, một biên tập viên của trang công nghệ How To Geek: chiếc PC thử nghiệm của họ có chip Intel Core i5, card màn hình Gigabyte Z97X và 16GB RAM. Với cấu hình này, cỗ máy "chiến" của Klein rõ ràng là có thể vượt qua tất cả các thử thách nặng ký như game, dựng hình hay nén file dung lượng lớn.

Nhưng trong quá trình sử dụng, Klein cũng đã thu thập một lượng lớn các loại nội dung số như nhạc, phim, show truyền hình... Với tài khoản DropBox tới 1TB, Klein đã đưa ra một lựa chọn rất dễ hiểu: sao lưu toàn bộ các nội dung của mình lên DropBox.

Tất cả mọi vấn đề bắt đầu từ đây: một khi bạn đã lựa chọn đồng bộ các nội dung số của mình với các DropBox hoặc OneDrive, tất cả các thay đổi của bạn như thêm, sửa, xóa file đều sẽ được ứng dụng lưu lên đám mây.

Không nằm ngoài dự đoán, DropBox sẽ dần dần khiến cho tổng số RAM bị chiếm lên tới 99% và máy tính rơi vào tình trạng chậm giật khủng khiếp.

Vấn đề về hiệu năng

Trong quá trình cập nhật thay đổi của người dùng từ ổ cứng lên đám mây, các ứng dụng sao lưu được cài đặt trên máy tính sẽ "ngốn" rất nhiều RAM. Trên trang chủ của mình, DropBox đưa ra giải thích sau đây:

"Dropbox lưu các dữ liệu metadata về file của bạn trong RAM để giảm bớt tình trang liên tục truy vấn cơ sở dữ liệu gây tốn tài nguyên trong lúc đồng bộ. Dữ liệu metadata bao gồm đường dẫn tới file trong DropBox, checksum, thời gian chỉnh sửa v...v...".

Điều này có nghĩa rằng nếu như bạn có một kho DropBox dung lượng lớn (khoảng hàng trăm GB), trong quá trình đồng bộ DropBox sẽ lưu lượng thông tin metadata khổng lồ của toàn bộ các file này vào bộ nhớ hệ thống.

Điều này tạo ra một sức ép khổng lồ lên hệ thống. Bức ảnh mà bạn thấy dưới đây chụp lại tình trạng của máy tính khi mới khởi động:

Giảm bớt sức ép của các chương trình lưu trữ đám mây

Chỉ vài giờ sau đó, dung lượng RAM bị "ngốn" đã lên tới 11.7GB, tức 74% tổng số RAM có trên hệ thống.

Giảm bớt sức ép của các chương trình lưu trữ đám mây

Không nằm ngoài dự đoán, DropBox sẽ dần dần khiến cho tổng số RAM bị chiếm lên tới 99% và máy tính rơi vào tình trạng chậm giật khủng khiếp. Ở mức 99% RAM, máy tính nếu không bị treo cứng thì cũng sẽ gần như không thể sử dụng được: chuột di rất chậm, các lượt click chuột phải mất tới vài giây (hoặc vài... phút) mới được nhận.

Bạn sẽ phải kiên nhẫn tìm cách Restart thông qua Start Menu của Windows, hoặc tệ hơn là nhấn nút Reset trên máy tính. Tình huống này sẽ trở nên đặc biệt tồi tệ nếu như bạn vẫn chưa lưu hết các file làm việc đang dở dang.

Đó là còn chưa tính tới các file có dung lượng lớn. Trên các đường mạng ADSL có tốc độ vào khoảng 600KB/s, ngay cả các file Office có dung lượng khoảng 15MB cũng đã liên tục gây nghẽn mạng. Lý do là bởi mỗi lần bạn nhấn Save, DropBox/OneDrive sẽ lại thêm vào một lượt upload mới.

Đây là một vấn đề không có lời giải, bởi dù bạn có lưu sang file mới thì cuối cùng thời gian tải vẫn là như nhau và các dữ liệu metadata vẫn tích tụ trên RAM.

Cách giải quyết duy nhất: Khởi động lại thường xuyên

Không nằm ngoài dự đoán, DropBox sẽ dần dần khiến cho tổng số RAM bị chiếm lên tới 99% và máy tính rơi vào tình trạng chậm giật khủng khiếp.

Nếu bạn tạm dừng ứng dụng lưu trữ của mình, các ứng dụng này có thể sẽ "nhả" lại lượng RAM đã sử dụng. Vấn đề là ở chỗ bạn không thể kiểm soát được quá trình làm trống RAM khi tạm dừng sao lưu (không tắt hoàn toàn ứng dụng khỏi System Tray). Tồi tệ hơn nữa, Windows không cung cấp tùy chọn tắt hoàn toàn OneDrive do dịch vụ này đã được tích hợp vào hệ thống.

Việc tắt hoàn toàn hoặc tạm ngừng ứng dụng cũng sẽ làm mất đi khả năng tự động sao lưu theo thời gian thực, một trong những tính năng quan trọng nhất của các ứng dụng đám mây. Bạn vẫn có thể bật/tắt các ứng dụng này khi cần sao lưu các file quan trọng, song điều này lại làm nảy sinh ra một rắc rối mới: Giữa 2 lần chạy ứng dụng, số lượng file bị thay đổi có thể là quá nhiều, và các file được sao lưu đầu tiên có thể không phải là file mà bạn cần.

Bạn không có cách nào khác ngoài việc thường xuyên khởi động lại Windows khi đang sử dụng. Nếu như bạn để mặc ứng dụng đám mây chạy thoải mái khi không sử dụng máy, rất có thể chiếc PC của bạn sẽ treo cứng chỉ sau vài giờ.

Một cách giải quyết khác có vẻ hợp lý hơn cả là bó hẹp phạm vi sao lưu của các ứng dụng đám mây. Hãy loại trừ tất cả các nội dung không quan trọng, không cần lưu trữ và/hoặc có thể được tải lại vào bất cứ lúc nào như phim, nhạc số hay bộ cài game. Điều này cũng sẽ làm giảm ý nghĩa của việc mua các gói lưu trữ lớn, song cuối cùng thì các nhà phát triển ứng dụng cũng đã có lỗi khi không thể tạo ra một cơ chế sao lưu hợp lý cho dịch vụ của mình.

Bạn còn cách nào khác để hạn chế vấn đề hiệu năng do các ứng dụng đám mây gây ra hay không? Hãy chia sẻ cùng VnReview trong phần bình luận nhé!

Lê Hoàng

Theo How To Geek

Chủ đề khác