VnReview
Hà Nội

Tai nghe audiophile: Khi "đẹp không phải là cái tội"

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Có thể nói rằng, thế giới audiophile gần như luôn mang một mức độ "dị ứng" nhất định khi nhắc đến những chiếc tai nghe đẹp mã. Tâm lý này xuất phát từ những chiếc tai nghe Beats, vốn nổi đình nổi đám nhờ có thiết kế đẹp, thời trang và được quảng bá mạnh nhưng lại có chất âm dở tệ. Sau khi Beats ra đời, không ít người sành âm thanh "thực thụ" đã từng cảm thấy khó chịu khi cứ mở miệng về thú vui của mình là lại có người nhắc đến... Beats.

Nhưng "đẹp không phải là cái tội", nhất là khi thế giới âm thanh nay đã chịu chăm chút hơn về ngoại hình. Dưới đây, VnReview xin được giới thiệu tới bạn đọc một vài mẫu tai nghe audiophile "thứ thiệt" có thể được ca ngợi cả về chất âm và ngoại hình.

Sony: MDR-1000X

Tai nghe audiophile: Khi "đẹp không phải là cái tội"

Mảng âm thanh của Sony trong những năm gần đây luôn tồn tại 2 xu thế trái ngược: một mặt, Sony rất chịu khó đầu tư vào các công nghệ âm thanh Hi-Res. Mặt khác, Sony cũng ngày một rời xa các thiết kế tai nghe mở (đặc trưng của giới audiophile) và thay vào đó tập trung vào các yếu tố trải nghiệm người dùng.

MDR-1000X là sự hội tụ của cả 2 yếu tố này. Về chất âm, MDR-1000X mang đến âm thanh sống động và hấp dẫn hơn hẳn đối thủ Bose QC35, kẻ lâu nay đã nắm giữ ngôi vương của tai nghe chống ồn. Về trải nghiệm, MDR-1000X chống ồn tốt, đem lại cảm giác đeo thoải mái và cũng

Về ngoại hình, MDR-1000X là đỉnh cao của xu thế tối giản đã được Sony theo đuổi nhiều năm nay. Các lớp nhựa matte kết hợp hài hòa cùng các đường nét kim loại trên headband tạo thành một tổng thể cực kỳ sang trọng và nền nã.

Master & Dynamics: MH40

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Còn rất non trẻ so với Sony và Sennheiser nhưng Master & Dynamics đã kịp ghi dấu ấn với MH40. Chiếc tai nghe này gần như không có một điểm trừ: âm thanh ấm áp nhưng vẫn chi tiết, cảm giác đeo thoải mái, chất lượng gia công tuyệt hảo đến mức "nồi đồng cối đá".

Về mặt thiết kế, MH40 là sự gợi nhắc tới những chiếc tai nghe cổ xưa thông qua các chất lượng giả da, nhựa vân và kim loại rất rõ ràng. Giữa một rừng tai nghe vỏ nhựa được thiết kế theo phong cách trẻ trung, chắc chắn MH40 sẽ khiến bạn nổi bật nhờ vào ngoại hình retro hết cỡ.

Sau MH40, Master & Dynamics cũng đã ra mắt thêm một mẫu tai nghe không dây với thiết kế tương đồng. Đáng tiếc rằng MW60 bị tinh giản nhiều chi tiết so với MH40 nên không thực sự ấn tượng như đàn anh.

Sennheiser: HD1 Pink Floyd Edition

Tai nghe audiophile: Khi "đẹp không phải là cái tội"

Gần như toàn bộ danh mục Sennheiser đang được trải qua những cuộc lột xác. HD4.20s là minh chứng cho thấy tai nghe tầm thấp của Sennheiser đã không còn xấu xí. HD820 mang dáng vẻ "hầm hố" hơn hẳn 2 đàn anh còn HD5x9 thì vẫn trang nhã như vậy.

Nhưng có lẽ đỉnh cao cho thiết kế của Sennheiser vẫn phải thuộc về dòng Momentum, dòng tai nghe "hướng thời trang" đầu tiên mà Sennheiser ra mắt nhiều năm trước. Phiên bản mới nhất của Momentum là "HD1 Pink Floyd Edition", được hãng âm thanh Đức ra mắt để kỷ niệm những đóng góp của ban nhạc Rock huyền thoại từ nước Anh. Do tái chế từ Momentum 2 nên âm thanh của HD1 Pink Floyd vẫn cao cấp và "hiền lành" theo cách của Sennheiser: tổng thể ấm áp, hơi "veiled", treb sáng rõ nhưng ngân nga, không chói.

Đó không hẳn là chất âm phù hợp với nhạc Rock nói chung, nhưng chắc chắn sẽ rất hợp với không gian ảm đạm mênh mông của Dark Side of the Moon – album huyền thoại đã in dấu lên thiết kế của HD1 Pink Floyd. Kết hợp cùng phần headband giả da thêu chỉ và màu sắc "cầu vồng" hòa quyện trên bề mặt tai, mẫu Momentum mới nhất của Sennheiser là sự gợi nhắc tuyệt vời tới thời đại Progressive Rock xưa cũ.

Audio Technica: ATH-L3000

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Là một hãng tai nghe có số lượng sản phẩm không thua kém Sennheiser, danh mục Audio Technica cũng bao gồm rất nhiều những "người đẹp" vỏ gỗ hay vỏ kim loại đánh bóng vô cùng ấn tượng. Thế nhưng, danh hiệu hoa hậu nhà AT chắc chắn phải thuộc về ATH-L3000.

Lý do rất đơn giản: L3000 có lẽ là chiếc tai nghe duy nhất sử dụng chất liệu da làm tôn chỉ thiết kế của mình. Pad bọc da, headband bọc da và ngay đến cả 2 củ tai cũng được bọc da bởi thương hiệu Connolly nổi tiếng. Về chất âm, vẻ ngoài êm ái của L3000 đi cùng một tổng thể âm thanh ấm áp và tương đối nhiều bass.

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Đáng tiếc rằng Audio Technica chỉ sản xuất khoảng 500 phiên bản ATH-L300, trong đó chỉ có 50 bản màu xanh xám. Săn đón được người đẹp này có lẽ sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi với các tín đồ âm thanh của năm 2018.

Notes Audio: Itsfit LÁ

Sennheiser: HD1 Pink Floyd Edition  Tai nghe audiophile: Khi "đẹp không phải là cái tội"  Gần như toàn bộ danh mục Sennheiser đang được trải qua những cuộc lột xác. HD4.20s là minh chứng cho thấy tai nghe tầm thấp của Sennheiser đã không còn xấu xí; HD820 mang dáng vẻ

Tai nghe in-ear "thửa" là mảnh đất vàng cho các nghệ nhân thử nghiệm thiết kế và chất liệu. Thế nhưng, điểm yếu chung của chúng là giá thành quá đắt. Với bản chất là hàng "thửa", CIEM cũng thường có đối tượng tiếp cận rất giới hạn.

Các hãng tai nghe Việt Nam đang tìm cách để thay đổi điều này: AYA, Soranik và Itsfit (bộ phận CIEM của Notes Audio) đều đang liên tục nghiên cứu thiết kế và hạ giá sản phẩm. Trong số các sản phẩm mà các hãng này đã ra mắt ở phân khúc dưới 6 triệu đồng, Itsfit LÁ có lẽ là sản phẩm ấn tượng nhất. Thay vì sử dụng các hình dáng quen thuộc và gây ấn tượng với người dùng bằng chất liệu/bề mặt, Itsfit LÁ mô phỏng hẳn hình dáng của chiếc LÁ và sử dụng; làm xanh làm tông chủ đạo.

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Kết quả tạo ra là những viên ngọc vô cùng ấn tượng ở mức giá chỉ 5,99 triệu đồng. Trong tương lai gần, Notes Audio còn có dự định cải thiện Itsfit thành một phiên bản universal (ai cũng có thể đeo được).

Fostex: TH-X00

Tai nghe audiophile: Khi "đẹp không phải là cái tội"

Là một trong những hãng âm thanh đình đám nhất tại Nhật Bản, Fostex đã từng tạo ra những chiếc tai nghe huyền thoại cho Denon và cho chính mình. Thế nhưng, phải đến tận khi bắt tay cùng Massdrop ra mắt TH-X00, Fostex mới có thể thực sự đạt đến cảnh giới của cái đẹp.

Sự thay đổi là rất nhỏ: thay vì dùng cup "cục mịch" như trước, Fostex cung cấp cho TH-X00 3 lựa chọn vỏ gỗ mun, cẩm tím và gụ hồng. Mỗi chiếc TH-X00 lại có một màu, một chất âm khác nhau nhưng tất cả đều toát lên vẻ hấp dẫn khó cưỡng.

Chất âm của TH-X00 cũng vậy: V-shaped nhưng không quá đẩy dải mid về sau, TH-X00 xứng đáng là lựa chọn tốt cho các tín đồ muốn thực sự "nghe tạp".

Audeze: EL-8

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Nhắc đến hãng tai nghe Audeze là nhắc đến những cỗ máy đồ sộ và đắt đỏ. Thật may mắn, Audeze đang ngày một tiến sâu xuống phân khúc dưới để phục vụ cho người dùng cuối.

Trái ngọt đáng kể tên nhất từ những nỗ lực này là series EL-8. Vẫn có nét công nghiệp của đàn anh LCD song cả 3 mẫu EL-8 đều được tích hợp những chi tiết mềm mại làm mê hoặc lòng người: cup bằng gỗ, bề mặt hơi lõm vào trong hoặc cách bố trí gờ nối headband khó có thể phá cách hơn.

Những audiophile thực thụ đã quá quen với những chiếc tai nghe xấu xí, "sặc mùi" kiểu dáng công nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tai nghe audiophile không được quyền.... đẹp.

Nếu dư dả, bạn thậm chí còn có thể mua phiên bản Titanium của EL-8, thế nhưng, đáng tiếc rằng phiên bản đặc biệt và đắt đỏ này lại có độ thoải mái kém hơn hẳn 2 "đàn em" Closed-back và Open-back.

Gia Cường

Chủ đề khác