VnReview
Hà Nội

Bộ ảnh sửng sốt về mức độ ô nhiễm không khí tại Trung Quốc

Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đang là một trong những thành phố phải chịu mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên thê giới hiện nay.

Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. Người dân được khuyến cáo nên ở trong nhà và nếu có ra đường cần phải che chắn cẩn thận.

Bắc Kinh cũng tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10/12. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy.

Tháng trước Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức.

Trung Quốc cũng đã có nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng về nguyên nhân phát thải khí nhà kính hàng đầu do than đá. Số liệu công bố hồi đầu tháng 11 cho thấy, Trung Quốc tiêu thụ 17% lượng than đá mỗi năm, cao hơn so với mức Chính phủ nước này công bố. Điều này có nghĩa rằng, Trung Quốc phát thải gần 1 tỷ tấn CO2 vào khí quyển, tờ New York Times tiết lộ.

Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc. Đây chắc chắn là con số biết nói nhưng chỉ như thế là chưa đủ để nói lên tình trạng thực tế.

Mời bạn đọc cùng xem bộ ảnh do trang Tech Insider tổng hợp lại về mức độ ô nhiễm kỷ lục hiện nay tại Trung Quốc:

Ngày 3/11 là một ngày đầy sương mù và khói bụi tại Cáp Nhĩ Tân, một thành phố ở Đông Bắc Trung Quốc. Một cậu bé đang đeo khẩu trang và chơi đùa với chim bồ câu.

Một số trường mẫu giáo và trung học phải đóng cửa trong ngày hôm đó.

Tuy nhiên, nhiều người buôn bán kinh doanh vẫn phải ra đường ngay cả khi tình trạng ô nhiễm đạt mức đỉnh điểm.

Đường chân trời tại TP. Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh trở nên mù mịt và xám xịt trong một ngày ô nhiễm.

Một góc nhìn từ trên cao về lớp khói mờ bao phủ TP. Nhật Chiếu, một thành phố ven biển tỉnh Sơn Đông đã bị chỉ trích vì không công khai đầy đủ chất lượng không khí cho người dân.

Vào những ngày ô nhiễm nặng nề nhất, Thượng Hải thậm chí không thể thấy được một bầu trời có trăng và sao.

Các tòa nhà chọc trời biến mất sau làn khói bụi ô nhiễm.

Đôi khi khói bụi tại thủ đô Bắc Kinh trở nên cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí chúng ta khó có thể nhận ra các tòa nhà.

Có rất ít thời điểm người dân Trung Quốc không cần phải đeo khẩu trang khi đi ra đường.

Khẩu trang hoặc các hình thức bịt mũi không phải là một điều hiếm gặp tại Trung Quốc thời gian này.

Ở nhiều thành phố tại Trung Quốc, đeo khẩu trang nhằm chống lại ô nhiễm không khí.

Thật không may, khẩu trang cũng khó có thể giúp ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ hít phải những hạt bụi siêu nhỏ.

Doanh số bán khẩu trang công nghiệp của Mỹ đã tăng vọt ở Trung Quốc. Đa số mọi người đều đeo khẩu trang ra ngoài đường.

Những chiếc khẩu trang cotton trở nên dễ thở hơn nhưng lại khó ngăn chặn các hạt bụi li ti trong không khí.

Đối với một số người, khẩu trang chỉ là một phụ kiện thời trang.

Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc cảnh báo rằng, khẩu trang không thể bảo vệ phổi. Người dân cần sử dụng các bộ lọc khí sẽ đỡ hơn.

Giải thi đấu thể thao "Guangzhu Run" được tổ chức vào năm 2014 nhằm thúc đẩy lối sống thân thiện với môi trường. Một trong những người tham gia thậm chí đã phải đeo mặt nạ dưỡng khí lúc băng qua Công viên rừng Olympic ở Bắc Kinh.

Ô nhiễm là điều không ai muốn nhưng chính Trung Quốc đang là quốc gia phải hứng chịu những tác động ngược của quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế quá nóng một cách mạnh mẽ nhất hiện nay.

Tiến Thanh

Chủ đề khác