VnReview
Hà Nội

Chùm ảnh về cuộc sống tại những thành phố đông đúc nhất thế giới

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên toàn cầu. Theo Cục thống kê dân số PRB (Population Reference Bureau) của Mỹ, 70% dân số thế giới sẽ sống tại các thành thị tính đến năm 2050.

Bên cạnh những thống kê và con số, ống kính máy ảnh chính là thứ ghi lại rõ nét nhất quá trình đô thị hóa tại các khu vực trên toàn cầu. Các thành phố đông đúc luôn đối mặt với nhiều thách thức, người dân giành giật để có một không gian, công việc ổn định, chính quyền cố gắng giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình.

Đây là 19 hình ảnh do trang tin Business Insider tổng hợp cho thấy cuộc sống tại các thành phố đông đúc nhất thế giới trông như thế nào.

New York, thành phố đông đúc của Mỹ cũng được xem là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới.

Nhưng đó chẳng là gì so với thủ đô Manila (Philippines). Với mật độ dân số hơn 41.000 người/1 km vuông, đây mới à thành phố đông đúc nhất thế giới hiện nay.

Tỉ lệ sinh con tại Manila là 3,1/1 phụ nữ. Các chuyên gia dự đoán dân số tại đây sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 với nhiều lo ngại về cơ sở hạ tầng không đủ cho sự bùng nổ này.

Giao thông là một trong những ví dụ điển hình cho thấy sự đông đúc, có phần quá tải tại Kolkata (Ấn Độ). Với mật độ hơn 24.000 người/1 km vuông, kẹt xe là điều luôn luôn xảy ra trên các con đường cao tốc tại đây.

Nhiều người dân thậm chí phải sống chung với đồ đạc, kho chứa đồ. Bức ảnh trên đây cho thấy một người kéo xe ba gác đang đánh răng ngay trong kho chứa xe của ông.

Cách Kolkata khá xa là Mumbai, thành phố đông đúc nhất Ấn Độ với khoảng 28.500 người/1 km vuông, những ngôi nhà chi chít, nhỏ xíu nhìn mà không thể tin nổi.

Giá thuê cho một căn nhà diện tích 9,2 mét vuông vào khoảng 0,04 USD đến 0,06 USD cho mỗi 0,092 mét vuông.

Tại Hồng Kông, cả gia đình nhiều khi sống trong một căn hộ chỉ rộng khoảng 5,6 mét vuông với giá thuê mỗi tháng từ 500 USD (khoảng 11 triệu đồng).

Sinh viên học sinh hoặc người già không đủ điều kiện thuê nhà phải sống trong các "căn lều nhỏ" (bị gọi là "nhà quan tài").

Ít nhất 200 ngàn người đang sống trong những khu nhà này với diện tích chỉ khoảng 1,5 mét vuông, xếp chồng lên nhau trong các khu chung cư chật hẹp. Giá thuê "nhà quan tài" khoảng 180 USD mỗi tháng.

Tại Bangladesh, thành phố Dhaka (hơn 28.400 người/1 km vuông), những đoàn tàu đông đúc đến nỗi người ta phải nhảy sang đoàn tàu khác để vào nhà gà cần đến.

Những ngôi chợ tại đây luôn tập trung hàng ngàn người mỗi ngày.

Bnei Brak là thành phố đông đúc nhất Israel với mật độ khoảng 27.300 người/1 km vuông. Không khó bắt gặp cảnh tượng này mỗi khi diễn ra các cuộc mít tinh chính trị hay một lễ kỷ niệm nào đó.

Dân địa phương hay dân nhập cư đều đổ xô ra đường mỗi khi có sự kiện lớn diễn ra.

Tuy nhiên, đông đúc đôi lúc lại rất thú vị trong các lễ kỷ niệm. Tại New Delhi (Ấn Độ) vào tháng 3 vừa rồi, hàng chục ngàn người đổ xuống đường để chúc mừng kết quả bầu cử của Amit Shah.

Những người ủng hộ đã nhảy múa, chơi nhạc và "tắm" cho nhau bằng bột màu.

Đây là trung tâm Macau (Trung Quốc), thành phố với hơn 21.200 người/1 km vuông.

Sự đông đúc của các thành phố thường thể hiện độ giàu có (hoặc nghèo nàn), thể hiện chất lượng sức khỏe, giáo dục, cộng đồng và chính sách phân bố dân cư của chính quyền.

Điều đó cho thấy New York, hay bất cứ thành phố nào khác mà bạn cho là "đông đúc" hay "chật chội", chưa thật sự đông đúc đâu nhé!

Phúc Thịnh

Chủ đề khác