VnReview
Hà Nội

Chùm ảnh: Sự "vi diệu" của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS

Trạm Vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station) là một tổ hợp công trình nhân tạo, cung cấp không gian sống và nghiên cứu lâu dài cho con người trong không gian ngoài vũ trụ. Ngoài ra, các phương tiện giao thông vũ trụ có thể đến và dời đi từ trạm. Kể từ khi ra đời tới nay, ISS vẫn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng.

ảnh mở đầu

Công dân Mỹ đủ 18 tuổi, lần đầu bỏ phiếu vào ngày 6/11 không ngày nào là không chứng kiến một ai đó đang đi quanh Trái Đất ở ngoài không gian.

Đội bay đầu tiên của Trạm Vũ trụ quốc tế ISS đến nơi vào tháng 11/2000, và đã lưu lại trạm từ đó tới nay. "Tôi không nghĩ rằng mọi người hiểu được ISS thú vị đến thế nào," tỷ phú Elon Musk, chủ nhân công ty SpaceX, người đã xây dựng và vận hành nhiều phương tiện giao thông phục vụ trạm ISS, phát biểu trong năm 2017.

"Chúng ta có một trạm không gian vũ trụ rất lớn, phải nói là rất đồ sộ", ông tiếp tục, "Kích thước khổng lồ. Một cỗ máy đầy kinh ngạc đang quay quanh Trái Đất. Chúng ta nên có một số hành động để mọi người biết được sự kỳ diệu của trạm vũ trụ này."

NASA và Roscosmos, cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ và Nga, đã dùng tới 150 tỷ đô la để vận hành trạm, đồng thời, nỗ lực nâng cao nhận biết về trạm bằng cách gửi tàu vũ trụ Soyuz, tiến hành một chuyến bay xung quanh trạm. Hãy cùng suy nghĩ về "sự tuyệt vời" ấy qua chùm ảnh dưới đây:

Một kết cấu đáng kinh ngạc

Một kết cấu đáng kinh ngạc

Thuyền viên tàu Soyuz đã chụp lại hình ảnh những chi tiết bên ngoài đầu tiên của ISS từ năm 2011, khi nhiệm vụ tàu con thoi cuối cùng được thực hiện. Những bức ảnh này được dự đoán nhằm kỷ niệm 20 năm trạm vũ trụ quốc tế ISS, được đánh dấu bởi sự ra mắt module Zarya vào 20/11/1998.

Zarya là module tại điểm trung tâm của trạm, nơi các mảng năng lượng mặt trời được "xếp" với hình dạng răng cưa.

Ơ kìa, gã khổng lồ!

Ơ kìa, gã khổng lồ!

Công bằng mà nói thì, không có quá nhiều thay đổi kể từ năm 2011, khi phần lớn cấu trúc dự kiến của trạm được hoàn thành. Để so sánh, trên đây là bức ảnh được chụp trong nhiệm vụ tàu con thoi năm 2010.

Hình ảnh của Trạm vũ trụ quốc tế ISS được ghi lại trong sứ mệnh STS-132 năm 2010

Hình ảnh của Trạm vũ trụ quốc tế ISS được ghi lại trong sứ mệnh STS-132 năm 2010

Module BEAM (Bigelow Expandable Activity Module) được bổ sung thêm. Module này được xây dựng bởi một công ty thương mại chuyên về không gian và được cài đặt vào năm 2016. Bạn có thể nhìn thấy nó ở góc trái trên cùng của hình.

Cận cảnh Trạm vũ trụ quốc tế

Cận cảnh Trạm vũ trụ quốc tế

Những bức ảnh cận cảnh trạm ISS đem đến cho nó cảm giác phong trần, sương gió, hoàn toàn phù hợp với hình dung khi được phóng to của một cỗ xe đang đi quanh khắp hành tinh với vận tốc 17.500 dặm/giờ (28.163km/giờ) trong suốt hai thập kỷ qua.

Cốc cốc, có ai ở nhà không?

Cốc cốc, có ai ở nhà không?

Giữ nó trong trật tự tốt đòi hỏi rất nhiều công việc của phi hành đoàn của các phi hành gia và phi hành gia, trên không gian đi bộ và trong mê cung của hệ thống dây điện và hệ thống ống nước bên trong nhà ga, như kỹ sư bay Serena Auñón-Chancellor cho thấy trong khi thực hiện bảo trì trên các hệ thống hỗ trợ cuộc sống.

Để bộ máy luôn hoạt động tốt đòi hỏi rất nhiều tâm huyết của cả phi hành đoàn, họ phải "đi bộ" giữa mê cung của hệ thống điện và nước trong không gian không trọng lực. Hình dưới ;kỹ sư hàng không Serena Auñón-Chancellor đã cho thấy trong khi thực hiện công tác bảo trì hiệu suất của hệ thống hỗ trợ sự sống.

Expedition 57 kỹ sư hàng không Serena Aunon-Chancellor của NASA trong công tác bảo trì trên Trạm vũ trụ quốc tế.

Expedition 57 kỹ sư hàng không Serena Aunon-Chancellor của NASA trong công tác bảo trì trên Trạm vũ trụ quốc tế.

Hãy đến thăm vào lúc nào đó nhé!

Trạm vũ trụ quốc tế do các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp từ một tàu vũ trụ Soyuz sau khi tách rời.

Trạm vũ trụ quốc tế do các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp từ một tàu vũ trụ Soyuz sau khi tách rời.

Shirley Trang

Chủ đề khác