VnReview
Hà Nội

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Được nâng cấp mạnh về khả năng chụp ảnh khi trang bị camera độ phân giải lớn tới 48MP và 32MP lần lượt ở sau và trước so với "chỉ" 25MP của thế hệ đàn anh, liệu Galaxy A50s có mang lại bước tiến tương xứng về chất lượng hình ảnh?

Là phiên bản kế nhiệm của chiếc Galaxy A50 từng gây được tiếng vang lớn;ở phân khúc smartphone tầm trung vào đầu năm nay, Galaxy A50s được bổ sung những nâng cấp về thiết kế, camera nhằm "giữ lửa" trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Samsung với các hãng smartphone Trung Quốc.

Trên tay Galaxy A50s

Số lượng camera trên A50s vẫn giữ nguyên gồm: 3 sau + 1 trước nhưng độ phân giải đã nâng lên gần gấp đôi. Cụ thể, camera chính phía sau của A50s đạt mức 48 "chấm" khẩu độ f/2.0 thay thế cho camera 25MP f/1.7 của A50. Đây cũng mới là smartphone thứ 2 của Samsung trang bị camera 48MP, sau chiếc Galaxy A80 với camera xoay trượt.

Camera 48MP của A50s có thông số tương đồng với A80 từ kích thước cảm biến 1/2", điểm ảnh 0.8µm, lấy nét theo pha PDAF đến việc không có chống rung quang học (OIS). Hai camera còn lại được giữ nguyên thông số như A50 với 1 camera góc siêu rộng 8 MP, khẩu độ f/2.2, tiêu cự 13mm và 1 camera 5 MP, khẩu độ f/2.2 để thu độ sâu phục vụ việc xóa phông.

Camera trước cũng có bước tiến lớn về độ phân giải, nâng từ 25MP của A50 lên tới 32MP trên A50s. Khẩu độ và tiêu cự được giữ lại ở mức f/2.0 và 25mm.

Trên tay Galaxy A50s

Kiểm tra bằng phần mềm AIDA64 cho thấy cả camera trước và sau của Galaxy A50s đều sử dụng cảm biến của Sony. Cụ thể, camera 48MP phía sau sử dụng cảm biến Sony IMX582, còn camera selfie 32MP phía trước dùng cảm biến Sony IMX616. Điểm lạ là bản thân Samsung cũng có cảm biến 48MP "cây nhà lá vườn" ISOCELL GM1 nhưng hãng lại không sử dụng trên smartphone của mình, có lẽ do... "bụt chùa nhà không thiêng".

Ảnh 48MP và ảnh 12MP

Giống như nhiều smartphone có camera 48MP khác, theo mặc định, Galaxy A50s chỉ chụp ảnh ở độ phân giải 12MP. Bạn có thể tùy chọn chụp ở độ phân giải 48MP ngay trên giao diện chính của app camera. Điểm nhỉnh hơn ở chế độ 48MP của Samsung so với các đối thủ như Oppo là việc vẫn hỗ trợ tính năng AI để nhận diện cảnh chụp, cho phép zoom số 4X, dù rằng không bật được HDR.

Trong hầu hết trường hợp, sự chênh lệch về độ nét và chi tiết giữa hai ảnh 12MP và 48MP là rất khó nhận ra, trừ khi bạn cho ảnh ra màn hình laptop hay PC, phóng lớn hết cỡ và ngồi "soi" từng điểm ảnh. Thực tế, ảnh 48MP có nét và chi tiết hơn nhưng không quá nhiều. Ý nghĩa lớn nhất của ảnh 48MP có lẽ là việc cho phép zoom hay crop sâu hơn mà vẫn ít bị mờ nhòe, mất nét.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh 12MP

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh 48MP

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh crop 100% vào vùng trung tâm

Đánh đổi lại, ảnh 48MP thường cho tốc độ lưu ảnh chậm hơn, có độ trễ lớn giữa 2 lần chụp nên không phù hợp để bắt khoảnh khắc. Việc không cho bật HDR cũng khiến dải sáng kém hơn ảnh 12MP. Đồng thời, mỗi ảnh 48MP có dung lượng khoảng 12MB, gấp khoảng 3 lần so với dung lượng ảnh khoảng 4MB chụp ở độ phân giải 12MP mặc định. Vì vậy, trong việc chụp ảnh hàng ngày, có lẽ bạn không cần thiết phải chụp ảnh 48MP cho đỡ tốn dung lượng lưu trữ và data khi up lên mạng.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh 12MP

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh 48MP

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh crop 100% vào vùng trung tâm

Ảnh đủ sáng, thuận sáng

Ở điều kiện ánh sáng thuận lợi, camera chính của Galaxy A50s cho ảnh tươi tắn, nịnh mắt, độ nét, tương phản cao đặc trưng của Samsung. Ảnh có dải sáng rộng, độ sáng hợp lý, cân bằng trắng hơi thiên tông lạnh. Độ bão hòa màu được đẩy lên cao để ảnh trông bắt mắt hơn, nhất là các gam màu nóng như đỏ, vàng, cam, xanh lá. Độ nét được kiểm soát hợp lý, không bị gai gắt.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Camera góc siêu rộng kiểm soát méo ổn, tốc độ chụp, lấy nét nhanh nhẹn. Tuy nhiên, vấn đề của camera góc siêu rộng là cân bằng trắng đôi khi không ổn định, thiếu chính xác, lệch nhiều so với camera chính. Camera này cũng thường có xu hướng đẩy màu lên rực rỡ thái quá, khiến ảnh trở nên lòe loẹt không cần thiết.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh chênh và ngược sáng

Giống như các smartphone Samsung khác, trong các điều kiện chênh sáng và ngược sáng, Galaxy A50s có chế độ HDR được tự động kích hoạt. Muốn tùy chỉnh, bạn sẽ phải vào sâu trong menu cài đặt. Tuy vậy, việc tùy chỉnh HDR có lẽ không còn cần thiết bởi máy nhận diện rất chính xác các bối cảnh.

Ảnh chụp HDR có tốc độ nhanh tương đương chế độ thông thường. Với những cảnh chênh và ngược sáng, chế độ HDR giúp cải thiện đáng kể dải sáng, giữ lại được các chi tiết ở cả vùng sáng (highlight) và vùng tối (shadow). Ảnh HDR của A50s được xử lý vừa phải, giữ được nét tự nhiên.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Camera góc siêu rộng cũng có tính năng HDR nhưng dải sáng tỏ ra thua thiệt rõ rệt với camera chính, nhất là ở các tình huống khó như chênh sáng mạnh hay khung cảnh có nhiều vùng tối, khuất sáng. Camera này không cho phép đo sáng, khóa sáng, lấy nét mà chỉ có thể chỉnh độ bù trừ sáng nên gần như bất khả thi trong việc muốn cải thiện dải sáng cho ảnh.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh thiếu sáng, chế độ ban đêm

Ở điều kiện thiếu sáng, Galaxy A50s vẫn giữ được tốc độ chụp tốt, ảnh ít bị nhòe hay rung tay. Chất lượng ảnh thiếu sáng ở mức khá khi vẫn giữ được màu sắc rực rỡ, chi tiết, độ nét ổn, ít nhiễu. 

Dẫu vậy, điều này chỉ đúng với camera chính. Ở camera góc siêu rộng, do khẩu độ, cảm biến nhỏ nên khả bắt sáng kém hơn hẳn. Ảnh thiếu sáng trên camera góc rộng cho chất lượng thấp, nhiễu hạt, mờ nhòe, màu sắc, cân bằng trắng nhợt nhạt.

Điểm mới trên A50s là việc được bổ sung chế độ chụp đêm chuyên dụng. Chế độ này sử dụng cách ghép nhiều khung hình để cải thiện độ sáng, chi tiết, tương phản và màu sắc. Tùy theo môi trường sáng, ảnh chụp ở chế độ ban đêm có thời gian phơi sáng khác nhau.

Đánh giá chi tiết camera 48MP và 32MP của Galaxy A50s: nhiều "chấm" liệu có ngon hơn?

Ảnh ở chế độ tự động

Ảnh ở chế độ ban đêm

Ảnh chụp bằng camera siêu rộng

Với các khung cảnh cực kỳ thiếu sáng, máy mất từ 4 đến 5 giây để chụp và lưu ảnh, giúp tạo ra những bức ảnh với độ sáng khác biệt rõ rệt so với chế độ thông thường nhưng bạn cần phải cầm chắc tay để tránh bị mờ nhòe. Khi hoàn thành, chi tiết, độ nét được cải thiện đáng kể, nhất là các vùng chênh sáng. Màu sắc ảnh chụp đêm giữ được nét tự nhiên, vừa phải, không bị "tô màu" quá đậm như một số smartphone khác.

Tất nhiên, do thời gian chụp chậm nên ảnh ở chế độ ban đêm chỉ phù hợp với khung cảnh tĩnh, ít có xe cộ hay người di chuyển. Chế độ chụp đêm cũng chỉ sử dụng được trên camera chính, không dùng được với camera siêu rộng. Một lưu ý khác là khi chụp đêm, ảnh có độ phân giải chỉ 8MP so với 12MP mặc định và bị crop lại nên cho góc nhìn hẹp hơn.

Ảnh ở chế độ tự động

Ảnh ở chế độ ban đêm

Ảnh chụp bằng camera siêu rộng

Ảnh ở chế độ tự động

Ảnh chụp bằng camera siêu rộng

Chụp chân dung xóa phông

Xóa phông gần như là tính năng bắt buộc phải có trên các smartphone ngày nay và Galaxy A50s cũng không phải là ngoại lệ. Điểm hay trên các smartphone Samsung là việc cho phép tùy chỉnh mức độ xóa phông cả trước và sau khi chụp để người dùng có thể chủ động tạo ra bức ảnh theo ý muốn.

A50s cũng có khả năng tùy biến hiệu ứng phông nền, thay đổi hình dáng bokeh thành các hình thù ngộ nghĩnh như trái tim, ngôi sao, bông tuyết, nốt nhạc... hoặc tạo ra bokeh xoáy, hiệu ứng thu phóng và kể cả hiệu ứng điểm màu lạ mắt (chuyển toàn bộ phông nền thành đen trắng và chỉ giữ lại màu sắc chủ thể) như các flagship dòng Note và S.

Dĩ nhiên, do cấu hình không mạnh mẽ bằng các smartphone đầu bảng, tất cả các hiệu ứng thay đổi phông nền trên A50s chỉ thực hiện được khi ảnh đã chụp xong thay vì có thể chỉnh real time (thời gian thực) ngay trong lúc chụp như các máy cao cấp.

Chất lượng ảnh xóa phông ở mức khá, ít bị xóa nhầm vào tóc hay chủ thể. Bạn nên để mức xóa phông ở trung bình để ảnh giữ được nét tự nhiên, không quá giả tạo. Điểm hạn chế ở khả năng xóa phông của A50s là máy không tự zoom vào, dù cảm biến có độ phân giải lớn. Để có thể xóa phông, bạn sẽ phải tiến khá sát đến chủ thể, tối thiểu phải trong phạm vi 1,5 mét nên không phù hợp cho các tình huống "bắn tỉa", chụp "ké" mẫu "nhà người ta".

Camera selfie 32MP

Samsung trước kia thường bị phàn nàn vì cho ra những bức ảnh selfie quá ảo, phần da mặt bị "cà" quá đà, láng mịn bất thường. Ở những thế hệ gần đây, hãng đã khắc phục đáng kể tình trạng này và trên A50s điều này tiếp tục được cải thiện. 

Ảnh selfie mặc định của A50s vẫn tự động zoom vào, tập trung cho khuôn mặt và phù hợp khi bạn selfie một mình, không có khung cảnh gì đặc biệt phía sau. Tuy vậy khi selfie ở những địa điểm nổi tiếng và muốn lấy nhiều khung cảnh nhất có thể để tiện "check in", bạn có thể chuyển sang chế độ góc rộng.

Ảnh selfie 12MP với chế độ mặc định (bên trái) và góc rộng (bên phải)

Chế độ này cũng phù hợp khi cần selfie đông người, selfie nhóm, giúp đỡ phải dùng đến những cây gậy selfie vướng víu. Khả năng chụp tự động bằng thao tác cử chỉ giơ lòng bàn tay trước camera đã trở thành một "đặc sản" trên các điện thoại Samsung và thực sự là điểm cộng lớn lúc selfie.

Giống như camera 48M phía sau, camera selfie 32MP mặc định cũng chỉ chụp ở độ phân giải 12MP. Muốn chụp ở độ phân giải cao nhất, bạn sẽ phải lựa chọn trên giao diện chính và chấp nhận việc mất đi tính năng HDR khi chụp selfie ngược sáng.

Điểm bất ngờ là ảnh selfie 12MP lại cho độ nét, chi tiết tốt hơn cả ảnh selfie 32MP. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn quên đi độ phân giải tối đa để tiết kiệm đáng kể dung lượng bộ nhớ.  

Ảnh selfie 32MP

Ảnh crop 100% vào vùng trung tâm

Chất lượng ảnh selfie ở mức tốt. Nếu tắt hết các chế độ làm đẹp, ảnh thu được sắc nét, chi tiết cao, tái hiện đầy đủ các ưu, khuyết điểm trên gương mặt với màu sắc tươi tắn, sống động. Chế độ làm đẹp cũng giữ được nét tự nhiên, không cà mặt quá tay như trước. Máy có hỗ trợ HDR khi selfie giúp cải thiện đáng kể dải sáng khi chụp selfie ngược sáng, chênh sáng.

Ảnh selfie 12MP HDR có dải sáng tốt hơn hẳn so với ảnh selfie 32MP không HDR

Khá ấn tượng khi selfie trong điều kiện cực kỳ thiếu sáng, A50s vẫn giữ được chất lượng ảnh tốt, gương mặt được tái tạo chi tiết, sắc nét, màu sắc tươi tắn, phần nền sáng rõ, ít nhiễu.

Ảnh selfie trong điều kiện cực kỳ thiếu sáng, mức ISO lên đến 2500, tốc độ màn trập xuống 1/8s

Dù chỉ có 1 camera đơn nhưng Galaxy A50s vẫn có thể chụp selfie xóa phông. Khi xóa phông, hiệu ứng làm đẹp tự động được kích hoạt giúp gương mặt mịn màng, trắng hồng thấy rõ. Điểm hay là tính năng HDR vẫn sử dụng được khi chụp selfie xóa phông. Việc tinh chỉnh độ mờ của phông nền có thể thực hiện ngay cả trước và sau khi chụp. Các hiệu ứng thay đổi phông nền vẫn xuất hiện, chỉ có khả năng thay đổi hình dáng bokeh là không được hỗ trợ. Phông nền được xóa tự nhiên, ít lẹm vào chủ thể.

Ảnh selfie xóa phông trên Galaxy A50s với nhiều hiệu ứng phông nền thú vị

Trong một số tình huống ngược sáng mạnh, bạn có thể chuyển qua sử dụng camera góc siêu rộng phía sau để selfie. Kiểu chụp này cũng hữu dụng khi muốn lấy trọn cả khung cảnh rộng lớn phía sau.

Ảnh selfie bằng camera góc siêu rộng phía sau của Galaxy A50s

Tổng kết

Với những gì thể hiện, có thể thấy camera của Galaxy A50s đã đáp ứng tốt hầu hết các tình huống phổ biến hiện nay với nước ảnh tươi tắn, độ nét cao, sáng rõ, gần như có thể sử dụng được ngay để chia sẻ lên mạng xã hội mà không cần chỉnh sửa gì thêm.

Camera chính với chế độ chụp đêm, khả năng tùy biến hiệu ứng xóa phông cả cho camera trước và sau có lẽ là những cải tiến đáng giá nhất, hữu dụng trong nhiều tình huống. Vấn đề của A50s là camera độ phân giải lớn 48MP ở sau và 32MP ở trước được kỳ vọng sẽ mang lại khác biệt lớn nhưng lại chưa thể hiện được sự vượt trội đáng kể nào so với các camera 25MP ở thế hệ trước.

Dù sao việc nâng độ phân giải lên 48MP và 32MP vẫn là một chiến lược cần thiết của Samsung để đấu lại những "kình địch Trung Hoa" như Oppo A9 (2020), Vivo S1, Huawei P30 Lite hay Xiaomi Mi 9T. Những đối thủ này đều có camera sau hoặc trước với "số chấm" tương đương A50s. Tất nhiên số chấm càng lớn chưa bao giờ đồng nghĩa với chất lượng ảnh càng cao nhưng rõ ràng ở phân khúc này, Samsung cần những tính năng đủ "kêu" để gây chú ý với những khách hàng chuộng thông số.

Thành Đạt

Chủ đề khác