VnReview
Hà Nội

Đánh giá Razer BlackShark V2: tai nghe "chuẩn chỉ" cho các tựa game eSports

Sau 8 năm kể từ chiếc BlackShark đầu tiên, Razer mới cho ra đời thế hệ tai nghe gaming kế cận BlackShark V2 với nhiều thay đổi về thiết kế, tính năng nhưng vẫn giữ lại những giá trị cốt lõi đã làm nên tên tuổi của dòng sản phẩm vốn lấy cảm hứng từ những tai nghe dành cho phi công trực thăng.

Hộp đựng quen thuộc, phụ kiện "đủ món ăn chơi"

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Ngay từ hộp đựng, BlackShark V2 đã toát lên sự thân thuộc của các sản phẩm Razer nhờ tông màu xanh lá truyền thống dọc 2 bên hông. Hình ảnh sản phẩm được in nổi bật phía mặt trước cùng các tính năng tiêu biểu như công nghệ âm thanh vòm THX Spatial Audio, Driver TriForce hay Micro HyperClear Cardioid... Đáng chú ý, BlackShark V2 còn đi kèm một card âm thanh USB và tôi sẽ đề cập kỹ hơn về chi tiết này ở phần sau của bài đánh giá.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Bên trong hộp, BlackShark V2 được đặt trong một chiếc túi vải kích thước lớn và đây cũng chính là chiếc túi mà Razer tặng kèm để bạn có thể mang theo tai nghe khi di chuyển. Các phụ kiện đi kèm đầy đủ với sách hướng dẫn sử dụng, một chiếc micro có thể tháo rời và cả card âm thanh USB. Phần dây 3.5mm được gắn cứng vào tai, không cho phép tháo ra như một số đối thủ. Dây được bọc dù chống cắt nhưng vẫn đảm bảo độ mềm mại. Đầu giắc 3.5 dạng chữ L giúp việc kết nối với điện thoại hay các tay cầm trên máy chơi game đỡ vướng, tăng độ bền, chống đứt gãy.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Card âm thanh USB đi kèm Razer BlackShark V2

Thiết kế đơn giản nhưng vẫn đạt độ "ngầu" cần thiết, đeo thoải mái, ít bị nóng, bí tai

Ở thế hệ BlackShark đầu tiên ra đời vào năm 2012, Razer đã lấy cảm hứng từ những tai nghe David Clark của phi công trực thăng với kiểu dáng rất hầm hố nhờ phần củ tai (housing) hình bầu dục bóng bẩy, kích thước lớn, gọng tai kim loại bản lớn hay chi tiết cần micro uốn lượn cùng dây nối lộ thiên khỏe khoắn.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Chiếc Razer BlackShark thế hệ đầu tiên với thiết kế lấy cảm hứng từ các tai nghe dành cho phi công trực thăng

Sau 8 năm, thế hệ BlackShark V2 đã có phần "hiền lành" hơn. Vẫn là gọng tai bằng kim loại nhưng được làm thanh mảnh, củ tai chuyển sang dạng nhám, phần dây nối gọn gàng hơn và nhất là micro đã đơn giản, truyền thống thay cho chiếc micro đời đầu với nhiều khớp nối phức tạp, cầu kỳ.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Dù được "thuần hóa", BlackShark V2 vẫn có được độ "ngầu" và hầm hố cần thiết của một mẫu tai nghe gaming nhờ phần housing bầu dục khỏe khoắn, gọng tai kiểu dáng bắt mắt, headband bọc da với đường chỉ may gia công tinh xảo, và nhất là những chi tiết màu xanh lá tạo điểm nhấn ở logo rắn 3 đầu đặc trưng hay phần dây nối.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Điểm đáng tiếc là BlackShark V2 không có bất kỳ hệ thống đèn LED nào để tăng thêm độ "ngầu" khi sử dụng trong đêm tối. Phần củ tai cũng không thể gập gọn vào trong nên khá bất tiện khi cần mang theo trong balô để di chuyển.

Cảm giác đeo của BlackShark rất thoải mái. Trọng lượng nhẹ, đồng thời lực ép của gọng tai ở mức vừa phải giúp đeo lâu mà không gây đau nhức vành tai. Khả năng cách âm của chiếc tai nghe này khá tốt, giúp loại bỏ đáng kể tạp âm từ môi trường xung quanh và không để lọt âm ra ngoài.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Phần đệm tai và đệm headband là chi tiết gây chú ý khi thay vì sử dụng chất liệu giả da quen thuộc, Razer chuyển sang loại đệm bằng vải lưới mà hãng gọi là Flowknit Memory Foam. Razer tuyên bố kiểu đệm tai mới này sử dụng công nghệ dệt thoáng khí giúp giảm thiểu mồ hôi và nhiệt tích tụ khi tiếp xúc với da, trong khi các lớp bọt siêu mềm phía trong với mật độ cải tiến giúp giảm đáng kể lực kẹp của tai nghe.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Thực tế, khi sử dụng BlackShark V2 liên tục trong thời gian dài từ 3 đến 4 tiếng, tôi vẫn cảm thấy dễ chịu. Tai nghe này ít gây nóng, bí hay chảy mồ hôi tai hơn rõ rệt so với các loại tai nghe có đệm giả da mà tôi từng trải nghiệm. Gọng tai cho phép dễ dàng điều chỉnh độ rộng theo 6 mức khác nhau, thoải mái cả với người có cỡ đầu lớn như tôi.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Hệ thống nút điều khiển của BlackShark V2 tuy không quá phong phú nhưng tiện dụng. Tất cả đều được đặt ở bên trái để không gây ảnh hưởng đến tay di chuột. Nút âm lượng dạng núm xoay cho phép việc tăng giảm âm lượng nhanh chóng, chính xác. Có một khấc trên núm xoay để báo cho bạn biết mỗi khi vặn về mức âm lượng 50%, rất hữu ích.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Ngay bên cạnh là nút bật tắt mic với độ nảy tốt, dễ thao tác. Nút này được làm theo dạng lò xo, khi lồi lên có nghĩa là mic đang bật còn lõm xuống nghĩa là mic đã tắt, tiện nhận biết nhanh. Phần mic như đề cập có thể tháo rời, cho phép bẻ cong vào gần hay xa miệng nếu muốn, đầu mic cũng có tấm mút lọc gió, chống ồn.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Phần mềm nhiều tính năng tùy biến

Razer BlackShark V2 hỗ trợ 2 kết nối là 3.5mm truyền thống hoặc USB. Để có thể khai thác hết các tính năng của chiếc tai nghe này, bạn sẽ cần kết nối nó với máy tính Windows 10 thông qua cổng USB và gắn thêm card âm thanh USB đi kèm. Nếu chỉ sử dụng cổng 3.5mm, các tính năng như âm thanh vòm THX Spatial Audio, tối ưu, giảm ổn, tùy chỉnh mic sẽ không hoạt động.

Ngay khi kết nối với máy tính, một thông báo sẽ hiện ra mời bạn cài đặt phần mềm Razer Synapse. Đây là bộ công cụ cần thiết để kích hoạt tính năng âm thanh vòm 7.1 THX Spatial Audio, cũng như tinh chỉnh một loạt thiết lập về âm thanh và mic. Hiện phiên bản mới nhất là Razer Synapse 3 mới chỉ hỗ trợ Windows. Nếu muốn dùng trên Mac, bạn sẽ cần cài phiên bản cũ hơn là Synapse 2.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Giao diện của Razer Synapse 3 được thiết kế trực quan, thân thiện dễ sử dụng. Tại đây, bạn có thể tinh chỉnh chi tiết hiệu ứng THX Spatial Audio cho từng tựa game hỗ trợ hoặc cho các ứng dụng nghe nhạc, xem video. Bạn cũng có thể tạo riêng cho mình một profile và tùy biến các hướng âm. Khả năng tinh chỉnh Equalizer, tăng cường âm bas cũng xuất hiện bên cạnh tính năng làm rõ giọng nói (Voice Clairity) hay chuẩn hóa âm lượng (Sound Normalization).

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Đáng chú ý nhất là các tính năng tinh chỉnh mic như Voice Gate cho phép kiểm soát lượng tín hiệu đầu vào, giảm tiếng ồn xung quanh (Ambient Noise Reduction) hay tùy chỉnh được cả Equalizer cho mic để phù hợp với từng tình huống như chơi game, live stream hay hội họp trực tuyến,...

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Tái hiện hướng âm chuẩn xác, tạo lợi thế lớn khi chơi game eSports, nghe nhạc, xem phim "ổn áp"

Ngay khi thử nghiệm với các thể loại game eSports đòi hỏi cao nhất về âm thanh là FPS, Razer BlackShark V2 đã cho thấy hiệu năng ấn tượng khi giúp tôi nhận diện vị trí đối phương rất chính xác. Để làm được điều này, bạn cần phải bật tùy chọn âm thanh vòm THX Spatial Audio.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

BlackShark V2 tương thích với THX Game Profiles. Đây là cấu hình âm thanh chuyên dụng cho games, được chứng nhận bởi các nhà lập trình game với 2 tính năng riêng biệt: THX Environmental Mode cho âm thanh sống động hơn và giúp trải nghiệm nhập vai gần với thực tế hơn; hoặc THX Competitive Mode nhấn mạnh vào nhận thức không gian và tín hiệu định hướng, giúp xác định vị trí kẻ thù nhanh và chính xác hơn. THX Game Profiles hiện hỗ trợ 18 tựa game gồm: Apex Legends, Counter-Strike: Global Offensive, Valorant, Call of Duty: Modern Warfare,... cùng nhiều trò chơi khác sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Các tiếng lựu đạn, tiếng súng và tiếng bước chân được BlackShark V2 tái hiện chân thực, rõ nét, luôn báo hiệu được các trận đánh cận kề trong không gian chật hẹp của CS:GO, đủ để tôi kịp chuyển súng/lựu đạn lúc cần kíp. Chuyển sang Call of Duty: WarZone, BlackShark V2 hỗ trợ tôi giảm được đáng kể số lượt chết vì lựu đạn hay những cú "móc lốp" từ phía sau lưng. Đây có lẽ sẽ là lợi thế quan trọng nhất trong các tựa game cùng thể loại như Battlefield hay PUBG.

Chất lượng mic HyperClear Cardioid của BlackShark V2 cũng là một yếu tố có thể giúp cho trải nghiệm CS:GO hoặc PUBG trở nên thú vị hơn. Giọng nói của tôi luôn được chuyển tải rõ ràng, trong trẻo tới các đồng đội còn lại trong cuộc chiến sinh tồn, chạy bo. Ngược lại, các đồng đội này cũng nhận xét rằng giọng của tôi về phía họ gần như không có hiện tượng echo (vọng tiếng từ tai nghe vào mic). Ngay cả khi ngồi cách quạt cây khoảng nửa mét, BlackShark V2 cũng không thu lại tiếng gió quạt hoặc những tiếng lạch cạch khi quạt quay. Dĩ nhiên, 2 củ tai thực hiện rất tốt nhiệm vụ lọc các tiếng ồn như tiếng quạt để đảm bảo cuộc chiến sinh tồn được thực hiện ở mức độ tập trung cao nhất.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

BlackShark V2 sử dụng Driver TriForce 50mm mang tên Razer TriForce Titanium. Razer tuyên bố driver này có thiết kế đặc biệt với màng loa phủ titan, bên trong là công nghệ TriForce có tính năng tách biệt các tần số âm thanh và cho phép điều chỉnh theo từng dải âm cao, trung, thấp riêng biệt, giúp mang lại âm cao rõ ràng, trung âm đầy đặn, âm trầm mạnh mẽ hơn.

Chuyển sang Liên Minh Huyền Thoại hay DOTA 2, ý nghĩa tạo không gian của tai nghe không còn quan trọng như khi chơi game bắn súng nhưng những tiếng nổ nhỏ trong game vẫn có thêm được một chút sức nặng, giúp cho ván game vốn gay cấn lại càng trở nên kịch tính hơn.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Chất lượng âm nhạc mà BlackShark V2 cung cấp dừng ở mức tốt cho một chiếc tai nghe game. Do tai nghe game thường có âm thanh rộng rãi nên BlackShark cũng dễ dàng tạo cảm giác nghe nhạc "cao cấp" cho người nghe khi tạo ra khung cảnh âm nhạc, phim ảnh thoáng đãng với âm trường rộng rãi. Chất âm của BlackShark V2 vẫn chịu ảnh hưởng rõ rệt từ triết lý tai nghe game với dải treble hơi khô, có thể tạo cảm giác gắt trong một số bài nhạc.

Dải mid đạt ở mức khá, không thực sự dày dặn nhưng cũng không có hiện tượng mỏng gai. Dải bass khỏe khoắn, có lực, gọn gàng, không bị kéo đuôi, hợp với những bản Pop Dance, EDM và Rap/Hip Hop pha Club, House đang thịnh hành hiện nay, hay các tựa phim hành động, nhiều cảnh cháy nổ.

Tổng kết

Ở mức giá 2,85 triệu đồng, Razer BlackShark V2 mang lại trải nghiệm sử dụng dễ chịu và thoải mái cho các game thủ. Bạn sẽ đạt được lợi thế đáng kể trong các thể loại game bắn súng, sinh tồn. Với các thể loại khác, BlackShark V2 sẽ giúp trải nghiệm game trở nên thú vị và kịch tính hơn nhiều.

Hạn chế lớn nhất của tai nghe này là việc không thể gấp gọn cũng như không có đèn LED RGB để "tỏa sáng" trong đêm tối, song thế mạnh "đánh tạp", phù hợp cả việc nghe nhạc và xem phim sẽ làm hài lòng số đông game thủ.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Nếu cần tiết kiệm chi phí hơn nữa, Razer có một phiên bản rút gọn là BlackShark V2 X. Về cơ bản, BlackShark V2 X vẫn được trang bị Driver Razer TriForce 50mm nhưng không mạ titan, chỉ sử dụng một cổng tai nghe 3.5mm, không hỗ trợ USB Sound Card, nhưng vẫn có micro HyperClear Cardioid và tính năng chống ồn thụ động, trọng lượng nhẹ 240g, khả năng tương thích đa nền tảng. Giá bán của BlackShark V2 X là 1,72 triệu đồng.

Đánh giá tai nghe chuyên game Razer BlackShark V2: khi

Razer BlackShark V2 (bên trái) và phiên bản rút gọn BlackShark V2 X (bên phải)

Ưu điểm:

+ Tái hiện hướng âm chuẩn xác nhờ công nghệ THX Spatial Audio, tạo lợi thế đáng kể khi chơi game eSports bắn súng.

+ Có sẵn card âm thanh USB đi kèm, nghe nhạc, xem phim "ổn áp".

+ Mic thu âm chất lượng tốt, lọc ồn hiệu quả, khả năng tinh chỉnh chuyên sâu.

+ Đeo thoải mái, trọng lượng nhẹ, đệm tai mềm mại, thoáng khí, ít gây nóng, bí, cách âm tốt.

+ Thiết kế đơn giản nhưng vẫn đủ độ "ngầu", phụ kiện đầy đủ.

Nhược điểm:

+ Củ tai không thể gập gọn, chiếm nhiều diện tích trong balô.

+ Không có hệ thống đèn LED RGB giúp tỏa sáng trong đêm tối.

Thành Đạt

Chủ đề khác