VnReview
Hà Nội

TV Nhật Hàn “đọ súng” giấu mặt: Sony 55X8050H và Samsung 55Q65T

2 mẫu TV tầm trung vừa ra mắt trong năm 2020 của hai ông lớn Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ "đọ súng" với nhau ở nhiều phép thử về chất lượng hình ảnh và âm thanh. Điều thú vị là VnReview xin nhờ độc giả đánh giá đâu sẽ là mẫu TV có chất lượng tốt hơn.

Sony và Samsung luôn là 2 cái tên nằm trong top những hãng TV được người dùng ưa chuộng trong nhiều năm qua. Bản thân 2 ông lớn Nhật Bản và Hàn Quốc cũng luôn có những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với nhau ở nhiều phân khúc từ cao cấp đến phổ thông.

Trong năm 2020, ở phân khúc TV trung cấp tầm giá 20 – 25 triệu đồng, Sony tung chiếc 55X8050H còn Samsung có chiếc 55Q65T. Cả hai cùng sở hữu kích thước 55 inch, độ phân giải 4K tấm nền LED, hỗ trợ HDR. Tuy nhiên, mỗi hãng lại có cho mình những công nghệ xử lý hình ảnh, âm thanh riêng biệt.

TV Nhật Hàn

Để giúp bạn đọc có được lựa chọn phù hợp với nhu cầu, VnReview đã tiến hành so sánh Sony 55X8050H và Samsung 55Q65T với nhau ở nhiều phép thử về chất lượng hình ảnh và âm thanh. Cả hai TV được đặt cạnh nhau trên cùng một kệ, sử dụng chung một nguồn phát. Tất cả thiết lập đều là mặc định của nhà sản xuất, để chung chế độ hình ảnh, âm thanh là Sống Động hoặc Tiêu chuẩn, Phim Ảnh, tùy theo nội dung phát.

Chúng tôi cũng đã che logo 2 TV lại, chỉ còn là TV A và B để để khi bạn đọc bình chọn không bị tác động bởi các yếu tố thương hiệu.

Phép thử số 1: Đọ màu sắc, độ sáng và độ nét – Nguồn phát: video 4K YouTube

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Ở phép thử đầu tiên những chi tiết cần chú ý sẽ là phần lông của 2 chú vẹt hay phần mỏ của chú chim toucan với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, xanh. Cả 2 TV được để ở chế độ mặc định của nhà sản xuất là Sống Động với độ sáng tối đa 100%.

Phép thử số 2: Đọ góc nhìn - Nguồn phát: video 4K YouTube

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử số 2 sẽ chỉ ra TV nào cho góc nhìn tốt hơn, giữ nguyên được màu sắc, độ sáng, tương phản khi nhìn ở những góc chéo từ hai bên. Những chi tiết cần chú ý tiếp tục là phần lông của 2 chú vẹt, đồng thời phần nền phía sau cũng là yếu tố cần lưu tâm.

Phép thử số 3: Đọ độ đen và tương phản - Nguồn phát: video offline 4K HDR

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử số 3 sẽ thử thách khả năng xử lý video 4K HDR của 2 TV. Các chi tiết cần chú ý là phần nền màu đen phía sau, TV nào cho màu đen sâu hơn, không bị lờ nhờ, ngả xám. Đồng thời, các chi tiết vùng sáng như đốm lửa, khuôn mặt, quần áo của người đàn ông vẫn phải hiện lên rõ ràng.

Phép thử số 4: Đọ xem thể thao và chuyển động nhanh - Nguồn phát: video 4K YouTube

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử số 4 kiểm tra khả năng xử lý của 2 TV khi xem một trận bóng đá - một trong những lý do hàng đầu khi mua TV mới. Các chi tiết cần chú ý lúc này sẽ là hình ảnh các cầu thủ khi di chuyển. TV nào cho hình ảnh rõ ràng hơn, không bị mờ nhòe, và không có hiện tương ghosting (bóng ma) ở phần viền của các cầu thủ hay viền của quả bóng.

Phép thử số 5: Đọ xem thể thao phòng tối - Nguồn phát: video 4K YouTube

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Thêm một phép thử nữa với bóng đá nhưng lần này là ở môi trường phòng tối, độ sáng của 2 TV giảm xuống 50%. Hầu hết các trận cầu "đinh" đều diễn ra vào lúc tối muộn hoặc nửa đêm, rạng sáng, vì thế việc xem bóng đá trong phòng tối đen, tắt hết đèn điện để không ảnh hưởng đến người thân là điều không quá xa lạ. Lúc này, ngoài các chi tiết phần viền của cầu thủ hay trái bóng, độ sáng là điểm cần lưu tâm.;

Phép thử số 6: Đọ xem phim hành động - Nguồn phát: video offline 4K H.264

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử số 6 kiểm tra khả năng xử lý phim ảnh với nguồn phát là video offline chất lượng cao 4K H.264 tựa phim bom tấn Avenger: Endgame. Hai TV được chuyển sang chế độ hình ảnh Tiêu Chuẩn, vẫn giữ độ sáng 100% để không can thiệp, "thêm mắm dặm muối" quá nhiều vào chất lượng hình ảnh gốc như chế độ Sống Động. Các chi tiết cần chú ý lúc này độ chuyển giữa các vùng sáng tối, tương phản, khả năng thể hiện chi tiết nhân vật, màu sắc tổng thể, độ sáng, của cảnh phim.

Phép thử số 7: Đọ xem phim HDR - Nguồn phát: video offline 4K H.265 HDR

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Tiếp tục là nội dung phim ảnh nhưng phép thử số 7 chuyển sang nội dung phim offline 4K H.265 HDR với tựa phim Maleficent 2. Lần này, cả 2 TV được chuyển sang chế độ Điện Ảnh chuyên dụng để xử lý phim. Chế độ Điện Ảnh sẽ tự giảm độ sáng của TV xuống và lúc này TV A có độ sáng mặc định là 80%, trong khi TV B độ sáng mặc định là 64%.

Điện Ảnh là chế độ được các nhà làm phim Hollywood khuyến khích sử dụng khi xem phim bởi sẽ vô hiệu hóa khả năng làm mượt chuyển động, vốn thường khiến phim mượt mà quá mức, trông như phim truyền hình hay các chương trình game show thực tế. Các chi tiết cần chú ý lần này độ sáng, tương phản giữa các vùng sáng tối, màu sắc. 

Phép thử số 8: Đọ xem phim HDR phòng tối - Nguồn phát: video offline 4K H.265 HDR

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Vẫn là chế độ và nội dung như phép thử số 8, nhưng ở phép thử số 9, hai TV được chuyển sang môi trường phòng tối, thường là môi trường lý tưởng để xem phim bởi tái tạo được không gian tương tự rạp phim màn ảnh lớn. Phòng tối cũng thích hợp với chế độ Điện Ảnh bởi lúc này độ sáng của hai TV bị giảm xuống, khó có thể xem tốt nếu phòng quá nhiều ánh sáng. Các chi tiết cần chú ý vẫn là độ sáng tổng thể của cảnh phim, màu sắc, độ chi tiết, độ nét trên gương mặt, đầu tóc, quần áo của các diễn viên.

Phép thử số 9: Đọ xem phim HDR Netflix - Nguồn phát: video 4K HDR Netflix

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chuẩn bị nguồn phim offline 4K chất lượng cao để thưởng thức trên TV vì thế mà các dịch vụ xem phim online như Netflix đang ngày càng nở rộ. Phép thử số 9 sử dụng nguồn phát là bộ phim hành động 6 Underground ở định dạng 4K HDR. Lúc này 2 TV được chuyển lại chế độ Sống Động với độ sáng 100% để thử nghiệm liệu ở chế độ mặc định của nhà sản xuất, chúng có thể đem lại trải nghiệm xem phim đủ tốt.

Phép thử số 10: Đọ xem MV ca nhạc & khả năng upscale - Nguồn phát: video YouTube 1080p

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử số 10 chuyển sang nội dung là MV ca nhạc How You Like That của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Black Pink. MV này hiện đang làm mưa làm gió trên nhiều BXH âm nhạc khắp thế giới nhờ giai điệu bắt tai, sôi động, hình ảnh công phu, bắt mắt. Một điểm cần lưu ý là tại thời điểm thử nghiệm MV này mới chỉ có chất lượng Full HD 1080p, dù hiện tại đã cho lựa chọn 4K. Dù vậy, đây cũng là cơ hội để thử nghiệm khả năng upscale (nâng cấp hình ảnh) từ các nội dung độ phân giải thấp của 2 TV. Các yếu tố cần chú ý lúc này là độ nét, chi tiết. Hình ảnh có bị vỡ, mờ nhòe hay không. 

Phép thử số 11: Đọ xem Game Show & khả năng upscale - Nguồn phát: video YouTube 1080p

TV Nhật Hàn

TV Nhật Hàn

Phép thử cuối ở phần hình ảnh sẽ kiểm tra khả năng xử lý của 2 TV với nội dung game show truyền hình chất lượng Full HD 1080p. Chất lượng nguồn phát lúc này sẽ là thấp nhất trong tất cả phép thử và điều này sẽ thử thách khả năng xử lý của 2 TV xem liệu chúng có thể cải thiện nguồn phát được đến đâu.

Phép thử số 12: Đọ chất lượng âm thanh khi xem phim, nghe nhạc – Nguồn phát: video YouTube

Video "đọ súng" giấu mặt giữa Sony 55X8050H và Samsung 55Q65T

Phép thử âm thanh sẽ lần lượt cho 2 TV trình chiếu các đoạn trailer phim hành động Mad Max: Fury Road, video ca nhạc thiên về giọng ca sỹ (vocal) ca khúc Từ Đó - OST phim Mắt Biếc do Phạm Đình Thái Ngân thể hiện và một đoạn nhạc EDM Fall With Me của Jim Yosef.

Sau khi theo dõi phần so sánh hai TV ở 12 bài thử về hình ảnh và âm thanh, bạn thấy TV nào có chất lượng tốt hơn? Hãy bình chọn ở phía dưới nhé và chúng tôi sẽ công bố kết quả sau 1 tuần nữa.

 


 

Thành Đạt

Chủ đề khác