VnReview
Hà Nội

‘Mèo mập đi phượt’ - phim hoạt hình Trung Quốc sắp ra rạp, có nên đi xem?

Nhiều người có thể nhầm tưởng bộ phim hoạt hình Mèo mập đi phượt sắp ra rạp cuối tháng Tám này là của hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ như Disney và Pixar, nhưng thực ra, đó là sản phẩm của một start-up Trung Quốc. Bộ phim bắt đầu chiếu hồi tháng Tư ở Trung Quốc nhưng doanh thu phòng vé khá thất vọng. Tại sao như vậy?

Mèo mập đi phượt (Cats & Peachtopia) là bộ phim thứ ba của start-up đến từ Bắc Kinh, Light Chaser Animation, kết hợp những nét cổ điển và hiện đại, kể về câu chuyện của tình yêu, sự trưởng thành và cả những trò nghịch ngợm của một chú mèo.

‘Cats & Peachtopia' © 2018 Light Chaser Animation Studios.

Khi phòng vé Trung Quốc chạm tới mốc doanh thu cao chưa từng có vào năm 2013, Light Chaser Animation trở nên nổi tiếng và tuyên bố ý định xây dựng một studio đẳng cấp thế giới có khả năng sản xuất phim hoạt hình chất lượng như Hollywood, mà chỉ cần một phần chi phí rất nhỏ.

Đây là một dự án hết sức tham vọng, đặc biệt là đối với một thị trường còn non trẻ như Trung Quốc. 4 năm sau, start-up được thành lập bởi Gary Wang, Zhou Yu và Yuan Ye này đã đưa ra nhiều hứa hẹn cho dự án.

Light Chaser đã tập hợp một nhóm gồm 170 nghệ sĩ Trung Quốc trẻ nhiệt huyết, phát triển một bộ máy sản xuất độc quyền, phát hành đúng tiến độ, ba tính năng kỹ thuật và trực quan hoạt hình CG (computer graphic: đồ họa vi tính) hoàn thành chỉ trong vòng hơn hai năm. Bản phát hành mới nhất, Mèo mập đi phượt (2018) đã được trình chiếu trong cuộc thi tại Annecy năm nay, đây là bộ phim thứ hai của Light Chaser trong hai năm được trình chiếu trên sân khấu hoạt hình lớn nhất thế giới.

Thị trường khắc nghiệt

Mặc dù công ty đã có nỗ lực phát triển kĩ thuật đáng kể nhưng doanh thu phòng vé thấp hơn mong đợi. Sau bộ phim đầu tay "Tiểu Môn Thần" (2016) với doanh thu khiêm tốn - 78 RMB (11,4 triệu USD), các phòng vé đã từ chối những bộ phim sau đó của công ty. "Mèo mập đi phượt" đã được công chiếu tại Trung Quốc vào mùng 5 tháng 4 và kiếm được 17,5 triệu RMB (2,82 triêu USD) vào tuần đầu công chiếu, với ít hứa hẹn sẽ đạt mức doanh thu cao hơn nữa.

Thực tế đó đặt ra dấu hỏi lớn cho một studio nhắm tới thị trường nội địa Trung Quốc. Quyết định tập trung vào thị trường Trung Quốc là một phần mong muốn của họ: "Những câu chuyện đích thực sẽ chạm tới trái tim người Trung Quốc", Wang giải thích tại Annecy năm 2017. Nhưng điều này cũng thừa nhận rằng họ không thể cạnh trạnh trên quy mô quốc tế với các hãng phim khác như Pixar, DreamWorks hay Disney.

Từ thực tế cho thấy, việc chỉ tập trung vào thị trường nội địa là rất thử thách. Sau nhiều năm không gây được tiếng vang lớn, cốt truyện chỉ dành cho trẻ con, khán giả nội địa bắt đầu chán nản và đặt ra nghi vấn rằng liệu nhà sản xuất trong nước có thể tạo ra một bộ phim cho cả gia đình hay không. Với suy nghĩ đó, Light Chaser đã chi khoản tiền lên tới 12 triệu USD cho mỗi bộ phim của mình, ít hơn 1/10 khoản tiền Disney bỏ ra cho mỗi bộ phim của họ.

Bất chấp kinh phí hạn hẹp, Wang đã dám viết và tự tay trực tiếp làm 3 bộ phim đầu tay, dù chưa từng có bất cứ kinh nghiệm gì. Trong khi nhiều hãng phim lớn ở Trung Quốc muốn học hỏi kinh nghiêm sáng tạo từ nước ngoài, Light Chaser lại phát triển các tài năng trong nước. Wang đặc biệt chú trọng về văn hóa và ngôn ngữ. "Yêu cầu tối thiểu là nói tiếng Trung thành thạo. Nếu bạn làm việc ở Los Angeles, bạn phải nói tiếng Anh. Ở Pháp, bạn phải nói tiếng Pháp. Đó là một rào cản rất lớn, đặc biệt là đối với các nghệ sĩ. "

"Gần và xa"

Đối với "Mèo mập đi phượt", cũng như với "Tiểu Môn Thần" và "Đồ chơi phiêu lưu ký" (2017), Wang đã viết dựa trên câu chuyện có gốc gác Trung Quốc, hoàn toàn sử dụng các yêu tố Trung Hoa. Người đồng sáng lập và nhà sản xuất điều hành Zhou Yu nói: "Gary được truyền cảm hứng từ những chú mèo trong nhà của mình, và theo khái niệm "Gần và xa" (Home and Afar). Đó là câu chuyện của cha và con, về sự trưởng thành, phiêu lưu và ước mơ".

"Mèo mập đi phượt" kể vè hành trình của hai cha con nhà mèo, tên là Blanket và Cape, sống một cuốc sống vô tư tại tòa tháp ở phía Tây Bắc Trung Hoa. Tò mò về thế giới bên ngoài và ao ước gặp người mẹ quá cố, Cape bắt đầu lên đường tìm kiếm thiên đàng Peachtopia. Blanket cũng đuổi theo con trai và bắt đầu hành trình phiêu lưu của họ.

Bộ tài liệu báo chí chính thức đề cập chi tiết hơn về chủ đề và mục tiêu của bộ phim như sau: "Người cha đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự phát triển xã hội của trẻ, tự nhận thức và cảm giác được che chở. Chúng tôi hy vọng cuộc phiêu lưu cha con này có thể nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng và tình yêu của người cha, vì vậy những ông bố hãy quan tâm và dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ".

Toàn bộ bộ phim được sản xuất trong hơn bốn năm bởi đội ngũ Light Chaser ở ngoại ô Bắc Kinh. Họ đã sử dụng hệ thống làm phim, dụng cụ làm tóc, hệ thống mô hình tự động xây dựng quy mô lớn và hệ thống thảm thực vật của studio. Chất lượng hình ảnh đặc trưng cao và sự chú ý đến từng chi tiết ấn tượng. Cảnh thành phố được mô hình hóa trên quan điểm thực tế của đường phố và xây dựng một thành phố Trung Quốc đích thực.

Light Chaser đã hợp tác cùng rocker Xu Wei của Đài Loan và ngôi sao nhạc pop Đài Loan Emil Chau để có những bài hát chủ đề, và làm việc với Skywalker Sound, cùng một studio địa phương để thiết kế âm thanh. Zhou cũng đề cập rằng, trong một nỗ lực nhằm thu hút tối đa khán giả, studio đã tổ chức nhiều buổi chiếu thử nghiệm hơn cho "Mèo mập đi phượt" so với các sản phẩm trước đó.

Con đường phát triển

Rất nhiều ứng cử viên khác cho phim hoạt hình hiện tại của Trung Quốc có thể sẽ xuất hiện trong hai hoặc ba năm tới. Các công ty đó là Tencent, Enlight Media-backed Coloroom, và Huayi Brothers. Họ đầu tư đáng kể vào các tài năng và các hãng phim nhỏ trong nỗ lực sản xuất "Đại Ngư Hải Đường" phần tiếp theo. Tuy nhiên, tình thế của Light Chaser cho thấy một cảnh báo về vị trí của họ trong thị trường nội địa.

Hãng phim hoạt hình lâu năm của Nam Kinh, Original Force, đã gặp phải những khó khăn về tài chính với phần phim đầu tay "Ngỗng vịt phiêu lưu kí", thu về chỉ 37 triệu RMB (5,9 triệu USD) trong tháng đầu tiên. Trong khi đó, bộ phim hoạt hình nội địa thành công lớn nhất tại Trung Quốc trong hai năm qua vẫn là những phim dựa trên phim truyền hình (bộ phim "Gấu Boonie" với doanh thu 523 triệu RMB), truyện tranh ;("Biệt đội bá đạo 2" với RMB 131,7 triệu) và trò chơi trực tuyến (Bộ phim thứ sáu của loạt phim The Seer, Invincible Puni, thu về 101,6 triệu RMB).

Bất chấp những thử thách tiếp diễn, Light Chaser đang tiến lên phía trước với bộ phim thứ tư, một câu chuyện tình yêu tưởng tượng trong Truyền thuyết Bạch xà nổi tiếng, dược phát triển bởi nhóm Light Chaser và nhắm nhiều tới đối tượng người trẻ tuổi, dự kiến sẽ được ​​phát hành vào đầu năm 2019.

Giờ đây, Light Chaser đang nóng lòng mong đợi được thấy phản ứng của khán giả quốc tế tại Annecy dành cho những nỗ lực mới nhất của mình. Nếu "Mèo mập đi phượt" gây ra tiếng vang lớn thì có thể, họ sẽ phải xem xét lại suy nghĩ, chỉ có các studio lớn của Mỹ mới có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Phương Trang

Chủ đề khác