VnReview
Hà Nội

Top 10 bộ phim đắt đỏ nhưng thất thu nhất mọi thời đại

Nếu bạn nghĩ rằng The Dark Tower là một bộ phim đại bại, chỉ thu về được 113 triệu USD trong khi ngân sách sản xuất là 60 triệu USD (đúng, có thể gọi đó là một thất bại lớn), nhưng nó vẫn chưa là gì với danh sách 10 quả "bom xịt" sau đây.

Trong khi nhà sản xuất có vẻ như đã huề được vốn nếu tính doanh thu phòng vé trên toàn cầu, nhưng chi phí quảng bá và "thực hành kế toán theo kiểu Hollywood" lại làm tăng tổng chi phí mà một bộ phim phải trả để sản xuất, khiến phim lỗ càng thêm lỗ.

Dưới đây là top 10 bộ phim không chỉ thất bại lớn về mặt thương mại mà trong một số trường hợp còn hủy hoại cả công ty sản xuất phim đến sự nghiệp của các nhân viên làm nên nó...

10. The Adventures of Pluto Nash (Những cuộc phiêu lưu của Pluto Nash)

The Adventure of Pluto Nash

Ngân sách sản xuất: 100 triệu USD | Lỗ: 96 triệu USD

Eddie Murphy đã từng là cái tên bảo chứng cho 2 từ "thành công": thập niên 80 ông đã đem lại chúng ta chúng ta 2 tác phẩm Beverly Hills CopTrading Places; những năm 90 là là 2 tựa phim The Nutty ProfessorDr. Dolittle; và ngay cả trong những năm 2000, ông có Shrek;- một bộ phim đầy lôi cuốn.

Nhưng Những cuộc phiêu lưu của Pluto Nash năm 2002 đã khởi đầu một thời kì thoái trào của các bộ phim gia đình live-action.

Không có điều gì để mô tả bộ phim ngoài hai từ "kinh khủng". Bộ phim khoa học viễn tưởng hài hước này đã không nhận được bất kỳ một lời khen ngợi nào. Tất cả mọi người đều chỉ trích về kịch bản, các pha gây hài, lối diễn xuất và hiệu ứng hình ảnh của nó. Xếp hạng 5% trên Rotten Tomatoes đã nói lên tất cả về sự thất bại toàn diện của bộ phim.

Điều này đặt ra một dấu chấm hỏi - thế quái nào mà bộ phim này lại ngốn nhiều chi phí sản xuất đến vậy?

9. Stealth (Phi đội tàng hình)

Stealth

Ngân sách sản xuất: 135 triệu USD | Lỗ: 96 triệu USD

Bộ phim viễn tưởng mang phong cách Top Gun này đã từng khoa trương về sự góp mặt của dàn sao đang lên thời kì đầu những năm 2000 của mình như Josh Lucas, Jessica Biel và Jamie Foxx cùng đạo diễn Rob Cohen của Fast and the Furious đứng sau camera. Nghe có vẻ như đây sẽ là một bộ phim hành động được làm chắc tay, hướng đến một tương lai thành công vừa phải nhưng có khả năng sinh lời.

Chả có vấn đề gì để nói về mặt sản xuất, tuy nhiên, Stealth vẫn sụp đổ và lụi tàn với thành tích lẹt đẹt của chính mình, bị đánh bại bởi hai cái tên đình đám Wedding CrashersSky High vào cuối tuần đầu tiên khởi chiếu.

8. 47 Ronin (47 Lăng Nhân)

47 Ronin

Ngân sách sản xuất: 175 triệu USD | Lỗ: 98 triệu USD

Đưa ra mức ngân sách khổng lồ cho một đạo diễn lần đầu làm phim là động thái hết sức rủi ro. Nhưng đó là chính xác những gì đã xảy ra, khi Universal Studios trao cho Carl Rinsch với một tờ ngân phiếu trị giá hàng triệu đô la để thực hiện bộ phim 47 Ronin.

Trước khi được giao nhiệm vụ thực hiện bộ phim này vào năm 2013, Rinsch mới chỉ từng thực hiện các thước phim quảng cáo và các "công nghệ tương tác hiện đại" (trích dẫn theo trang web của ông).

Có đồn đoán rằng, ông ta đã bị loại khỏi dự án trong suốt quá trình chỉnh sửa và nhiều cảnh quay có ngôi sao Keanu Reeves thực hiện. Nhưng điều này không thể cứu vãn được cuộc phiêu lưu viễn tưởng của các samurai trong bộ phim này. Các nhà phê bình và khán giả thì ngán ngẩm chỉ mong các vị samurai trên màn ảnh tiến hành nghi lễ tự sát ngay và luôn cho xong chuyện.

7. The Lone Ranger (Kỵ sĩ cô độc)

The Lone Ranger

Ngân sách sản xuất: 225 triệu USD | Lỗ: 98 triệu USD

Bộ phim phát hành vào năm 2013 của Disney hội tụ đội hình trong mơ với những tên tuổi Gore Verbinski, Jerry Bruckheimer và Johnny Depp. Sau các phần phim mang lại lợi nhuận cao từ thương hiệu Pirates of the Caribbean, bộ phim này hẳn phải là một đại thắng phòng vé, phải không?

Nhưng không. Việc sản xuất gặp rắc rối, chi phí leo thang và tất cả mọi thứ đã gần như phá sản trước khi bộ phim được hoàn thành. Cuối cùng thì phim cũng được chiếu trên màn ảnh rộng, nhưng Lone Ranger lại bị chỉ trích bởi các nhà phê bình và bị khán giả quay lưng. Bộ phim không hẳn là tay trắng ra về vì nó đã nhận được hai đề cử giải Oscar cho hạng mục "'Hiệu ứng hình ảnh" và "Hóa trang tạo hình".

6. Titan AE (Giải Cứu Trái Đất)

Titan AE

Ngân sách sản xuất: 90 triệu USD | Lỗ: 100 triệu USD

Nhắc đến tựa phim đã khiến một công ty phá sản, trong trường hợp này công ty xấu số đó chính là Fox Animation Studios, đơn vị sản xuất này đã mạnh dạn bước vào cuộc chơi mạo hiểm nhưng sụp đổ chỉ mười ngày sau khi bộ phim Titan AE của họ ra mắt vào năm 2000.

Những nhân vật tài năng tham gia vào bộ phim thật sự gây ấn tượng - Don Bluth và Gary Goldman đảm nhiệm vai trò đạo diễn (người vừa ghi điểm với Anastasia trong số các phim hoạt hình gần đây), nhà văn Joss Whedon và John August chắp bút cho kịch bản, các ngôi sao Matt Damon, Bill Pullman và Drew Barrymore ở vị trí lồng tiếng- nhưng tất cả đều không đủ sức cứu vớt Titan AE khỏi những đánh giá lãnh đạm và đợt công chiếu chỉ giữ vị trí thứ 5 tại phòng vé.

5. Mars Needs Moms (Sao Hỏa tìm mẹ)

Mars needs Moms

Ngân sách sản xuất: 150 triệu USD | Lỗ: 100 triệu USD

Disney đáng ra nên biết rõ hơn rủi ro của việc quay trở lại đề tài phim về Sao Hỏa và công nghệ CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) nhưng đây chính xác là những gì họ đã làm.

Một năm trước khi tai họa mang tên John Carter xảy đến (sẽ đề cập cụ thể bên dưới), ngôi nhà của chuột Micky đã thực hiện bộ phim Mars Needs Moms dựa trên cuốn sách ảnh cùng tên của Berkeley Breathed với mức ngân sách sản xuất khủng nhất của mình tại thời điểm đó.

Phim đã nhận được những đánh giá không thực sự tốt (mặc dù không quá tệ hại) và xếp hạng cuối tuần đầu ra mắt của nó là một trong những điều tồi tệ nhất đối với một bộ phim được công chiếu đồng loạt trên toàn nước Mỹ.

4. Monster Trucks (Quái vật xe tải)

Monster trucks

Ngân sách sản xuất: 125 triệu USD | Lỗ: 115 triệu USD

Trẻ em là vấn đề nan giải với ngành công nghiệp điện ảnh. Phần lớn trong danh sách này đều là các bộ phim dành cho thiếu nhi, và Monster Trucks là điển hình cho sự thất bại của các nhà làm phim với thể loại này.

Monster Trucks là bộ phim quảng bá cho đơn vị nhượng quyền mới từ Paramount, nhưng sau khi phát hành phim gần như chỉ thu về được hơn 10 triệu USD tại phòng vé, tiền đề mỏng manh của việc nhượng quyện đã sụp đổ.

3. John Carter

John Carter

Ngân sách sản xuất: 263 triệu USD | Lỗ: 122 triệu USD

Chỉ có một vài bộ phim dẫn đầu mảng phim viễn tưởng của Disney từ năm 2012 về mặt chi phí: hai phần phim của Pirates of the Caribbean, Avengers: Age of Ultron, Justice League, và tất nhiên - sử thi siêu anh hùng Avengers: Infinity War.

Xuất phát điểm của John Carter - dàn diễn viên cứng với người dẫn đầu là Taylor Kitsch, đạo diễn đạt giải Oscar Andrew Stanton với các phim Wall-E, Finding Nemo và bản truyện gốc trứ danh từ Edgar Rice Burroughs - đã không thể cứu bộ phim thoát khỏi sự chỉ trích và bị khán giả quay lưng.

Phi vụ nhượng quyền thương hiệu về đề tài Sao Hỏa thất bại đã xảy đến với Disney, công ty này sau đấy quyết định tìm đến bến đỗ mới để sửa chữa những sai lầm của mình với mảng phim khoa học viễn tưởng. Vào cuối năm đó, Disney đã sở hữu bộ phim nhượng quyền thương hiệu Star Wars.

2. Sinbad: Legend of the Seven Seas (Sinbad: Huyền Thoại 7 Đại Dương)

Sinbad

Ngân sách sản xuất: $ 60 triệu | Lỗ: 125 triệu đô la

Sự kết hợp giữa sức nặng tên tuổi trong giới Hollywood và tài năng đã được khẳng định của Brad Pitt và Michelle Pfeiffer đã không thể cứu vãn bộ phim hoạt hình của Dreamworks phát hành năm 2003 này khỏi chết chìm. Sinbad: Huyền Thoại 7 Đại Dương không hẳn bị đánh giá thậm tệ. Trên thực tế, nó đã được tô điểm bởi một số nhận xét tích cực nhưng khán giả thời điểm đó đã không còn mặn mà với những loại phim hoạt hình 2D lỗi thời sau gợn sóng lớn gây ra bởi Finding Nemo của Pixar, phát hành chỉ vài tháng trước đó.

Kết quả là, Dreamworks Animation gần như chìm nghỉm không tăm hơi. Công ty đã từ bỏ các bộ phim hoạt hình vẽ tay truyền thống và tìm kiếm bến cảng an toàn hơn với các bộ phim hoạt hình 3D áp dụng đồ họa máy tính. Các bộ phim chào sân tiếp theo của họ là Shrek 2 và bộ phim nhượng quyền thương mại ăn khách Madagascar bắt đầu ngay sau đó đã khiến mọi chuyện tiến triển tốt đẹp hơn sau cú đại bại mang tên Sinbad.

1. King Arthur: Legend of the Sword (Huyền Thoại Vua Arthur: Thanh Gươm Trong Đá)

King Arthur

Ngân sách sản xuất: 175 triệu USD | Lỗ: 150 triệu USD

Có lẽ nổi tiếng với vai diễn bất ngờ của cựu cầu thủ bóng đá David Beckham, bộ phim thảm bại của nhà làm phim Guy Ritchie được thực hiện với một ngân sách đáng ngạc nhiên.

Warner Bros rất muốn bắt đầu một thương hiệu mới dựa trên huyền thoại Arthur với nam diễn viên Charlie Hunnam thủ vai chính, nhưng thanh gươm cũng không phá nổi hòn đá lớn.

King Arthur: Legend of the Sword đã ra mắt ở Mỹ với doanh thu chỉ ở mức 15 triệu USD và xếp hạng ở mức 28% trên Rotten Tomatoes. Có lẽ họ nên để Beckham bẻ cong những con số đáng buồn đó.

Nếu điều chỉnh với tỉ lệ lạm phát thì sao?

Nếu chúng ta tính thêm tỉ lệ lạm phát qua các năm cho những bộ phim này, danh sách này gần như giữ nguyên, ngoại trừ xếp hạng nhất nhì sẽ bị đảo lại cho nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất là sự góp mặt của bộ phim đề tài cướp biển Cutthroat Island phát hành năm 1995 sẽ giữ vị trí thứ ba trong danh sách này.

Cutthroat Island

Với sự tham gia của Geena Davis và Matthew Modine trong phim Stranger Things, sản phẩm đã hoàn toàn gặp rắc rối với chi phí sản xuất lũy tiến. Đến khi phát hành, bộ phim cũng nhận được những đánh giá không tốt.

Bộ phim đã được ban tặng danh hiệu " phòng vé thất thu nhất" được ghi nhận bởi Kỉ lục Guinness thế giới, kéo theo sự sụp đổ của công ty sản xuất Carolco Pictures và tương lai sán lạn của nữ diễn viên chính Geena Davis.

Ngọc Linh

Chủ đề khác