VnReview
Hà Nội

Lịch sử Tập đoàn phim 20th Century Fox - chuỗi dài những thành công xen khủng hoảng

Bạn có biết về lịch sử hình thành hãng phim 20th Century Fox?;20th Century Fox sản xuất những bộ phim nào? Những bộ phim nổi tiếng của 20th Century Fox nào đạt giải Oscar? Những biến cố đã xảy đến với 20th Century Fox trong hơn 100 năm qua? Mời bạn đọc theo dõi loạt bài viết về những hãng phim nổi tiếng thế giới do VnReview biên dịch và tổng hợp.

Phần 1: 20th Century Fox – Giai đoạn hình thành và những biến cố

Tập đoàn Twentieth Century Fox Film là một trong những công ty con của Công ty Fox thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch's News Corporation Ltd. Trong suốt hành trình lịch sử lâu dài, công ty đã nổi tiếng là một hãng phim lớn của Hollywood với những đột phá lớn tại các phòng vé cùng với những bộ phim tên tuổi như "The Sound of Music" và "Star Wars".

Tập đoàn ngày càng phát triển và đã mở rộng sang các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp giải trí qua việc đầu tư vào các công ty con như Fox Animation Inc. và Twentieth Century Fox Home Entertainment.

William Fox và Kênh truyền hình Nickelodeons đầu tiên

Năm 1904, chàng thanh niên nhập cư người Hungary 25 tuổi William Fox đã mua cho mình kênh truyền hình Nickelodeon đầu tiên. Đây được xem như hình thức phim chiếu rạp sơ khai tại thành phố New York vào thời điểm đó. Chỉ trong vài năm, Fox cùng hai đối tác là BS Moss và Sol Brill đã gặt hái được những thành công lớn và xây dựng một chuỗi gồm 25 Nickelodeon.

Với những lo ngại về nhu cầu phim ảnh và khả năng cung cấp phim của mình, vào năm 1913, họ đã thành lập Box Office Attraction và bắt đầu sản xuất những bộ phim của riêng họ. Năm 1915, William Fox thành lập Tập đoàn Fox Film để sản xuất, phân phối và triển lãm phim. Sau đó ông đã chuyển sang California hoạt động, nơi mà ông tin rằng khí hậu ôn đới sẽ phù hợp hơn với sản xuất phim.

Năm 1925, Fox Films chuyển đến địa điểm thứ tư ở Hollywood - California và xây dựng trụ sở cố định cho công ty. Năm 1929, Fox Film đã mua 55% cổ phần của Loew's Inc., tiếp theo đó là công ty mẹ của MGM, nhưng William Fox đã bị chính phủ buộc phải bán khoản lãi đó.

Sau vài năm tăng trưởng, công ty đã vấp phải những vụ lùm xùm bắt đầu vào năm 1927 cho đến năm 1930, trong đó có việc một nhóm các cổ đông đã lật đổ William Fox. Sidney R. Kent chính thức lên điều hành hãng phim vào năm 1932, và hai năm sau Fox Film Corporation sáp nhập với Twentieth Century Pictures.

Sự trỗi dậy của Twentieth Century Company

Năm 1933, Darryl F. Zanuck - Giám đốc sản xuất tại Warner Brothers đã gia nhập cùng Joseph M. Schenck, người đứng đầu United Artists và thành lập Twentieth Century Company. Schenck đóng vai trò là quản trị viên và là người đứng đầu sản xuất, Twentieth Century Company đã thực hiện 18 bộ phim trong vòng 18 tháng, trong đó bao gồm The House of Rothschild, The Affairs of Cellini, và Les Miserables.. Cũng trong thời gian này, Twentieth Century bắt đầu khai thác các sự kiện tin tức và cho ra mắt các bộ phim xã hội đen như Little Caesar và Public Enemy. Đến năm 1935, công ty bắt đầu sáp nhập với Fox Film Corporation, Zanuck trở thành phó chủ tịch phụ trách sản xuất của tập đoàn phim Twentieth Century Fox mới.

Với 2 bộ phim giành giải thưởng Oscar danh giá là The Grapes of Wrath vào năm 1940 và How Green Was My Valley vào năm 1941, 20th Century Fox đã tạo được tiếng vang lớn trong ngành công nghiệp phim ảnh bấy giờ. Ngoài những chủ đề về chiến tranh, hãng còn tập trung khai thác những khía cạnh nhạy cảm của cuộc sống qua các bản hit như The Snows of Kilimanjaro, Winged Victory, Twelve O'Clock High, The Razor's Edge, và All About Eve. Zanuck đã phơi bày những khía cạnh về tài chính, bệnh tật, quan hệ chủng tộc và chủ nghĩa bài trừ người Do Thái qua các sản phẩm điện ảnh như The Snake Pit, Pinky, Gentleman's Agreement..

Thách thức và khủng hoảng những năm 1950

Vào đầu những năm 1950, thời hoàng kim của Hollywood đã dần nhường lối trước sự ra đời của truyền hình; số lượng người xem tại các rạp chiếu phim giảm mạnh dẫn đến việc sản xuất phim cũng giảm theo. Các hãng phim như Twentieth Century Fox không còn đủ khả năng duy trì hợp đồng độc quyền với các đạo diễn và ngôi sao điện ảnh. Năm 1953, Zanuck bắt đầu sản xuất tất cả các bộ phim của hãng trong CinemaScope, nhưng sự đột phá về công nghệ vẫn không giúp cho hãng phim tạo nên chuyển biến tích cực nào. Trước những thất bại trong sản xuất và ý tưởng, Zanuck rời công ty vào năm 1956 để trở thành nhà sản xuất phim độc lập ở Paris.

Thay thế vị trí của Zanuck là Spyros Skouras, chủ một rạp hát nổi tiếng. Skouras tiếp nhận công ty khi nó đang trải qua thời kỳ u tối nhất. Từ năm 1959 đến 1961, Twentieth Century Fox đã mất 48,5 triệu đô la; năm 1962, hãng tiếp tục mất 39,8 triệu đô la với doanh thu 96,4 triệu đô la. Trong đó, một nguyên nhân đến từ việc sản xuất bộ phim Cleopatra. Với chi phí ước tính khoảng 7 triệu đô la vào năm 1961, nhưng thực tế chi phí của bộ phim đã lên tới 41,5 triệu đô la. Công ty đã đổ tiền vào sản xuất, thậm chí bán 334 mẫu đất ở khu Fox Hills của Los Angeles để giúp tài trợ cho nó, nhưng những nỗ lực đó vẫn chưa đủ.

Năm 1962, Zanuck, đã thuyết phục các cổ đông đồng nghiệp của mình không thanh lý doanh nghiệp và tiếp tục thay thế Skouras làm chủ tịch. Sự ổn định và chuyên nghiệp của Zanuck đã sớm củng cố hình ảnh suy yếu của công ty. Zanuck đã mang lại những khoản lợi nhuận nhanh chóng cho hãng phim. The Longest Day, một bộ phim hoành tráng về cuộc đổ bộ D-Day tại bãi biển Normandy, được sản xuất bởi công ty của Zanuck ở châu Âu, được phát hành thông qua Twentieth Century Fox. Một cú hích mang công ty đến với thành công cùng với các đề cử cho giải Oscar, bộ phim mang lại doanh thu đủ để cho phép công ty bắt đầu làm phim trở lại vào năm 1963.

Những bộ phim bom tấn của thập niên 1960

Cùng năm đó, Zanuck đã đưa con trai mình làm phó chủ tịch phụ trách sản xuất khi anh chàng mới 28 tuổi, Zanuck trẻ đã bắt đầu thực hiện những bộ phim với ngân sách khiêm tốn. Doanh thu tích lũy từ những bộ phim đủ để tiếp tục đầu tư vào những sản phẩm đắt tiền hơn. Zanucks tiếp tục ủng hộ các tác phẩm ngoại truyện lớn, đắt tiền và quên những thất bại của Cleopatra, hai cha con đã lên kế hoạch phát hành càng nhiều bộ phim lớn trong thời gian ngắn nhất có thể.

Với The Sound of Music vào năm 1964 đã minh chứng cho chiến lược của Zanucks. Bộ phim đã trở thành một trong mười tác phẩm ăn khách hàng đầu từ trước đến nay và mang lại cho Twentieth Century Fox doanh thu hơn 79 triệu đô la. Chỉ một năm rưỡi sau khi phát hành, bộ phim đã vượt qua Gone with the wind - Cuốn theo chiều gió để trở thành nhà vô địch phòng vé trong gần 27 năm.

Vào giữa những năm 1960, Twentieth Century Fox cũng đã phát triển thành một trong những nhà sản xuất truyền hình lớn nhất. Một trong những giao dịch lớn nhất thời bấy giờ là Fox đã cho ABC thuê 17 bộ phim với giá 19 triệu đô la, bao gồm cả Cleopatra, The Longest Day, The Agony and the Ecstasy, and Those Magnificent Men in Their Flying Machines.

Với doanh thu thu được từ truyền hình và The Sound of Music, Zanucks tiếp tục sản xuất những bộ phim với kinh phí lớn hơn, xa hoa như Hello, Dolly!, Dr. Dolittle, and Tora! Tora! Tora!. Năm 1969 Darryl Zanuck quyết định bổ nhiệm con trai mình làm chủ tịch Twentieth Century Fox trong khi ông vẫn là CEO.

Tuy nhiên, Dr. Dolittle và Tora! Tora! Tora! là hai trong số những bộ phim có doanh thu thấp nhất phòng vé trong lịch sử Hollywood; Vào năm 1969, khoản lỗ của Twentieth Century Fox lên tới 36 triệu đô la, và chỉ trong chín tháng đầu năm sau, khoản lỗ đã lên tới gần 21 triệu đô la.

Phần 2: Tiếp tục những căng thẳng tài chính và thăng trầm mới

Thanh Mai

Theo Fundinguniverse

Chủ đề khác