VnReview
Hà Nội

Những khoảnh khắc “hy sinh” tỏa sáng nhất trên màn ảnh

Trong các bộ phim, dường như mọi thứ đều có ý nghĩa hơn hẳn một cuộc sống bình thường – kể cả cái chết.

Đối với hầu hết chúng ta, những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời có vẻ khá phi điện ảnh – có thể chỉ là một cuộc họp mặt lặng lẽ gồm bạn bè và gia đình, hay một tai nạn y tế đột ngột xảy ra không ai kịp phản ứng, hoặc nhẹ nhàng là qua đời trong giấc ngủ. Nhưng nói chung, dù trong hoàn cảnh nào, bản thân chúng ta hay bất kỳ ai xung quanh cũng sẽ không có tâm trí để xuất ngôn ra một câu châm ngôn kinh điển trước khi "đắp chiếu". Tuy nhiên trong điện ảnh, điều này thường xuyên xảy ra một cách… bất chấp tình huống.

Có hẳn một danh sách dài những ‘giây phút vụt sáng' ngay trước khi nhân vật ra đi vĩnh viễn, một trong số đó còn trở thành khoảnh khắc đẹp nhất trong lịch sử điện ảnh - trên thực tế, một trích dẫn bất kì từ những lời trăn trối hay nhất nào đều có thể dùng như một câu châm ngôn thực thụ. Với ý tưởng đó, những bộ phim đáng nhớ nhất đã được lên danh sách, gồm cả những bộ phim đình đám mà chúng tôi đã "cày" vô số lần cho đến những tác phẩm kinh điển đương đại xem trong quá trình thực hiện điều này. Hãy sẵn sàng cho niềm bất ngờ khi chúng tôi "giải nén" những lời trăn trối hay nhất mà một nhân vật đã thốt ra ngay trước khi có người hy sinh!

Đây có phải Persia? Không...

300 Chiến binh

Vài bộ phim trong lịch sử đã trở thành một meme như "Đây là Sparta" ("This is Sparta"), hay còn được gọi là biến thể trưởng thành của chiến tranh kinh điển "Vì Narnia!" ("For Narnia!"). Trên nhiều máy chủ Xbox Live, bạn có thể nghe thấy một game thủ lặp lại 20 lần câu này trước khi thực hiện nhiệm vụ giết người điên rồ trong Call of Duty hoặc một số trò chơi bạo lực khác, họ nhắc nhở mọi người rằng Sparta có nghĩa là hành động.

Vậy xu hướng này xuất phát từ đâu? Một trong những bộ phim hành động tuyệt vời của đạo diễn Zack Snyder – không gì khác ngoài "300 Chiến Binh". Tại một thời điểm trong phim, khi sứ giả Ba Tư chuyển thông điệp từ nhà vua yêu cầu Sparta đầu hàng. Leonidas (Gerard Butler) - lãnh đạo của Sparta, trả lời bằng cách đá người đưa tin xuống giếng đồng thời hét lên "Đây là Sparta!" ("This is Sparta") một cách mạnh mẽ nhất có thể. Chính tinh thần thiện chiến tuyệt đối này đã dẫn đến việc cụm từ trở thành tượng trưng cho những cú đấm rất ngầu nhưng cũng rất điên khùng như ngày nay.

Các anh hùng không có nghĩa vụ phải cứu tất cả mọi người

Các anh hùng không có nghĩa vụ phải cứu tất cả mọi người

Thật khó khăn khi bạn là một anh hùng với quy tắc bất thành văn… không giết người, vì rõ ràng là đôi khi phải giết những ác nhân gây uy hiểm đến cộng đồng. Vậy làm thế nào để phá vỡ quy tắc của riêng mình và loại bỏ một mối đe dọa trong khi vẫn duy trì tiêu chuẩn đạo đức? Trong Batman Begins, Bruce Wayne đã tìm ra mánh khóe: bạn không cần phải giết chúng, nhưng bạn cũng không phải đến giải cứu chúng khi có số phận "ra tay".

Đó là cách vị anh hùng dùng để điều chỉnh khu vực đạo đức màu xám của chính mình khi ném Ra's Al Ghul xuống từ một chuyến tàu sắp xảy ra tai nạn. Khi đến chính xác vị trí muốn ném Ghul, Batman quyết định rời khỏi tàu thay vì ra đòn kết liễu đối thủ. Khi anh chuẩn bị rời đi, Ghul hỏi anh câu cuối "Cuối cùng mày đã học được cách làm những gì cần phải làm chưa?". Người chiến binh đội mũ lạnh lùng trả lời "Tao sẽ không giết mày, nhưng tao cũng không cứu mày." Sau đó anh bay ra khỏi toa tàu và để nó đến đích cuối cùng, với một Ra Ghul không thể phòng thủ bị mắc kẹt bên trong.

Thời điểm khủng khiếp nhất trong ngày

Alejandro trong phim Ranh giới

"Đã đến lúc gặp Chúa" là câu nói Alejandro (sicario giật gân) lẩm bẩm bằng tiếng Tây Ban Nha trước khi quay khẩu súng giảm thanh của mình vào một gia đình tại bàn ăn tối, giết chết vợ con của một người đàn ông ngay trước mặt ông ta.

Xuyên suốt bộ phim, người xem được chuẩn bị tinh thần để hiểu Alejandro không phải là anh hùng nhưng cũng không hẳn là nhân vật phản diện - anh là một mô tả xấu xí, đáng thương về sự mơ hồ đạo đức được dệt vào cơ thể của một kẻ giết người máu lạnh. Đôi khi anh ấy làm những việc xã hội ủng hộ, đôi khi lại không. Và có những lúc, như trong trường hợp đề cập trong đoạn này, anh ấy làm điều gì đó mà chúng tôi không thể giải thích được. Suy cho cùng, người đàn ông mà anh ta tra tấn trong cảnh này chính kẻ phải trả giá cho cái chết vì axit của vợ và con gái anh, vì vậy anh chỉ đang đáp trả lại thôi (và ngăn chặn mọi nguy cơ trả thù trong tương lai). Tuy nhiên, liệu một kịch bản cho một nhân vật giết người ngoài cuộc vô tội được chấp nhận?

Sicario yêu cầu chúng ta đối mặt với những câu hỏi hóc búa về đạo đức giữa đúng và sai, và không có khoảnh khắc nào làm nổi bật chủ đề của bộ phim hay hơn cảnh này. "Đã đến lúc gặp Chúa" là câu trích dẫn của một bộ phim mà sự phán xét gây chết người ở khắp mọi nơi, nhưng các thẩm phán xứng đáng lại không được tìm thấy ở bất kì đâu.

Chúng ta là những Avengers khác

Hãy kiểm tra lại danh sách những "khoảnh khắc tỏa sáng nhất": nó có kết hợp tinh tế tiêu đề của bộ phim không? Câu trả lời là có. Vậy ngắn ngủi như thế liệu có hiệu quả không? Cũng có nốt. Hình như bất kì anh hùng nào cũng chế giễu ác nhân trước khi xử tử chúng. Bạn dám cược không?

Ở đỉnh điểm của "Vệ binh giải ngân hà" (Guardians of the Galaxy), sau hàng ngàn cái chết của Quân đoàn Nova, sự hy sinh anh dũng của Groot, và rất nhiều cuộc đấu tranh của Vệ binh chính hiệu, cuối cùng họ cũng có được viên đá vô cực và chống lại Ronan the Accuser - kẻ xấu chịu trách nhiệm cho cuộc chiến đấu chính nghĩa này. Ronan ban đầu không hề sợ hãi khi nhìn thấy Peter Quill cầm hòn đá vì cho rằng năng lượng vĩ đại của nó sẽ giết chết anh ngay lập tức. Tuy nhiên, khi Peter thành công nắm giữ nó với sự hỗ trợ của những đồng minh của mình, Ronan nhận ra sai lầm. Hắn rên rỉ "Mày chỉ là một con người; bằng cách nào?" và Peter có lẽ là người tạo kết thúc không khoan nhượng nhất trong lịch sử của Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU): "Mày nên nói về bản thân như thế, thằng đ*: chúng tao là những vệ binh giải ngân hà." Sau đó, Peter tấn công Ronan bằng năng lượng đá chết người và ngay lập tức giết chết anh ta. Kết hợp giữa một cảnh quay phim hoành tráng và nhạc phim rầm rộ, phân cảnh trận đấu cuối cùng này được cho là đoạn kết tuyệt vời nhất trong lịch sử các MCU.

Hết m* kẹo rồi!

phim They live

Không có gì ‘ngầu' bằng hình ảnh Roddy Piper cầm một khẩu súng ngắn, điều mà "They live" cố ghim vào đầu khán giả bằng cách lặp đi lặp lại cảnh này. Mục tiêu của Piper trong suốt bộ phim là xử lý số người ngoài hành tinh đang gây rắc rối trên Trái đất. Nhưng vấn đề ở đây là đám người ngoài hành tinh có thể cải trang thành con người. Để chống lại điều này, Piper đeo một cặp kính râm đặc biệt có thể phân biệt giữa người ngoài hành tinh và người bình thường. Liệu điều này có ý nghĩa gì? Nó hoàn toàn vô nghĩa, như đoạn thoại mà anh thốt ra khi bước vào ngân hàng chứa đầy người ngoài hành tinh giả dạng. Với trang bị cặp kính đặc biệt và một khẩu súng ngắn, Piper thốt lên những từ ngữ kỳ diệu bằng sự điềm tĩnh và tự tin tối đa: "Tôi đến đây để nhai kẹo cao su và đá đít chết bà hết ... và tôi nhai hết mẹ kẹo rồi!" Sau khi tuyên bố, anh bắt đầu xử lí đám người ngoài hành tinh với định kiến cực đoan, điều đó thật tuyệt vời - như toàn bộ bộ phim và từng câu thoại thú vị của nó vậy.

Ngôn ngữ của Robot

Ngôn ngữ của Robot

Mặc dù chỉ là câu thoại đơn giản, ngay cả bản thân Arnold Schwarzenegger cũng không bao giờ mong đợi bốn từ "Ta sẽ trở lại" gắn bó với mình đến mức này. Quỷ quái, có một khoảng thời gian còn không rõ ràng đoạn hội thoại đó có được đưa vào bộ phim hay không, vì rõ ràng Schwarzenegger không phải là fan hâm mộ của việc trích dẫn y hệt bản gốc (tin đồn là ông không thể phát âm từ "Ta sẽ" trong kịch theo đúng ngữ âm do giọng Áo đặc sệt của mình).

May mắn thay, như số phận an bài, cuối cùng chúng ta đã có được câu châm ngôn kinh điển mà Cameron luôn muốn chúng ta nghe. Cụm từ "Ta sẽ trở lại" bây giờ được coi là một mối đe dọa hợp pháp nếu đặt trong ngữ cảnh phù hợp, tất cả bắt nguồn từ Kẻ hủy diệt T-800 năm 1984 của Schwarzenegger, khi ông nói với cảnh sát rằng ông sẽ trở lại sau khi bị từ chối vào đồn cảnh sát . Vài giây sau, Schwarzenegger thực hiện xuất sắc lời hứa đó trong xe của mình, đâm sầm qua cửa và sảnh của nhà ga, nghiền nát sĩ quan trực cho đến chết. Bài học rút ra từ câu chuyện này là… đừng khiến Kẻ hủy diệt quay trở lại.

Chết như một con quái vật, có hay không?

Tiến sĩ Otto Octavius

Phải có khiếu hài hước thật sự và tốn khá nhiều nơ-ron thần kinh để nghĩ ra một câu nói "để đời" trước khi giết người khác. Liệu bạn có thể tưởng tượng rằng mình có đủ thần kinh thép để phát ngôn ra một câu nói "cool ngầu" nếu người bạn phải giết chính là bản thân?

Đó là những gì Tiến sĩ Otto Octavius làm trong Người nhện 2. Đến cuối phim, ông phải nhấn chìm một lò phản ứng hạt nhân trước khi nó có thể gây ra thiệt hại khủng khiếp cho thành phố New York. Để làm điều này, ông đã sử dụng những cánh tay robot của mình để tách nó từ căn cứ và lôi xuống đáy sông - một nhiệm vụ đòi hỏi ông phải giữ nó an toàn cho đến khi tự phá hủy. Octavius, từng là anh hùng thầm lặng, thực hiện nhiệm vụ của mình mà không có cảm xúc gì. Ông không nói với bất kì ai (ngoại từ bản thân và những cánh tay kỳ lạ của ông), "Ta sẽ không chết như một con quái vật", sau đó đưa lò phản ứng đến nơi an nghỉ cuối cùng của nó và cũng là của chính mình.

Khoảnh khắc đức vua băng hà

Vua sư tử

Một trong những câu nói mỉa mai hèn hạ nhất, chính là những lời cuối cùng của Scar với Mufasa, ông chỉ có thể là vua của ngọn đồi. Nếu bọn trẻ và cha mẹ chúng khi xem Vua sư tử chưa đủ sợ hãi bởi sự tàn nhẫn và đe dọa của Scar, thì lời nhạo báng độc ác nhất của hắn đã hoàn thành điều này: "Nhà vua muôn năm", đây là câu nói chế giễu trước khi đẩy Mufasa vào cái chết. Có thể xem đây là đoạn đối thoại lạnh lùng bậc nhất trong lịch sử phim hoạt hình Disney, và kết quả là, nó cũng là một trong những câu chuyện vĩ đại nhất. Hơn nữa, nó không chỉ tuyệt vời bởi vì đủ tàn nhẫn, nó tuyệt vời bởi vì nó là Shakespearean. Đoạn đối thoại này cô đọng hết tất cả chủ đề cao thượng trong bộ phim – sự lãnh đạo, gia đình và sự phản bội - và đúc kết thành một câu thoại duy nhất nghe có vẻ như lạc ra từ một vở kịch kinh điển của Elizabeth.

Với tất cả những lý do trên, đây được xem là một trong những đoạn đối thoại hay nhất trong lịch sử của Disney. Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu họ có đủ khả năng để sản xuất ra nhân vật nào soán ngôi "nhân vật phản diện Disney nổi bật nhất" của Scar hay không.

Ngọc Linh

Theo Looper

Chủ đề khác