VnReview
Hà Nội

Chính phủ Mỹ đóng cửa: hiểu những khái niệm về nợ

Chính phủ Mỹ đang bị đóng cửa chưa biết đến khi nào do Quốc hội bất đồng về thông qua ngân sách cho chính phủ khiến chính phủ bước sang năm tài khóa mới mà không có một xu. Trong lúc này, nhiều người thích tranh cãi về các khoản chi của chính phủ, nhưng có một thực tế là không phải ai cũng nắm rõ các khái niệm.

Bài liên quan

Tại sao chính phủ Mỹ đóng cửa?

Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa trong bao lâu?

Chính phủ Mỹ đóng cửa: Cơ chế nào?

Xem chính phủ Mỹ đóng cửa trên mạng

Sau đây là các khái niệm căn bản thường được nhắc tới trong cuộc tranh cãi vừa nổ ra sau khi chính phủ Mỹ bị buộc phải đóng cửa.

1

Thâm hụt ngân sách là gì?

Thâm hụt ngân sách là khoản chêch lệch giữa chi tiêu của chính phủ (từ kinh phí quốc phòng cho tới an sinh xã hội) và nguồn thu của chính phủ (các loại lệ phí, thuế...) trong một thời gian nhất định.

Trong 11 tháng đầu tiên của năm tài chính 2013 (từ 1/10/2012 – 30/9/2013), chính phủ liên bang Mỹ đã chi hết 3,2 nghìn tỉ USD và thu về 2,5 nghìn tỉ USD tiền thuế và các khoản thu khác. Như vậy, thâm hụt ngân sách đã lên tới 755 tỉ USD, thấp hơn so với 1,2 nghìn tỉ USD cùng kì năm tài chính 2012.

Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ lên tới đỉnh điểm vào năm 2009, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009. Khoản thâm hụt này giảm dần cho tới năm nay nhờ thuế cao hơn và nền kinh tế được cải thiện đôi chút. Con số thâm hụt ngân sách của năm tài chính 2013 sẽ là thấp nhất kể từ năm 2008 cho tới nay.

Nợ công là gì?

Khoản nợ của chính phủ được coi là các khoản thâm hụt được tổng hợp lại qua từng năm. Bất kì khoản thâm hụt ngân sách nào (bất kể lớn hay nhỏ) đều cũng sẽ dẫn tới nợ chính phủ gia tăng. Kho bạc sẽ bán ra các khoản nợ dưới dạng tín phiếu, chứng phiếu và trái phiếu nhằm giảm khoản chênh lệch giữa thu và chi tiêu. Nợ chính phủ Mỹ đã liên tục tăng trong nhiều năm liền.

Tính đến ngày thứ Năm vừa qua, các khoản nợ của chính phủ Mỹ đã lên tới 16,7 nghìn tỉ USD, bao gồm các trái phiếu nằm trong Quỹ Bảo vệ An sinh Xã hội.

Quốc hội Mỹ (bao gồm cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện) đến giờ vẫn chưa đưa ra được bất kì đề xuất nào nhằm giảm thâm hụt ngân sách hoặc sinh dư lợi. Do đó, khoản nợ của chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, ngay cả khi các khoản thâm hụt ngày càng giảm. Chỉ có các khoản dư lợi (thu > chi) mới có thể giảm được tình trạng thâm hụt ngân sách.

Mức nợ trần

Mức nợ trần là giới hạn khoản vay của chính quyền liên bang. Hiện tại, Quốc hội Mỹ đang đặt ra mức nợ trần là 16,7 nghìn tỉ USD.

Như vậy, Kho bạc Hoa Kỳ đã liên tục làm việc "trên bờ vực" kể từ ngày 18/5 vừa qua, tránh vượt mức nợ trần bằng cách xoay chuyển các nguồn vốn giữa các tài khoản khác nhau. "Chiêu trò" này sẽ không giúp Kho bạc Mỹ tránh khỏi hạn mức 16,7 nghìn tỉ USD quá ngày 17/10, theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngân khố Jacob Lew. Đến thời điểm này, việc phát hành thêm các khoản nợ của Kho bạc Mỹ sẽ trở nên bất hợp pháp.

2

Jacob Lew, ;Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ

Thay vào đó, chính quyền Hoa Kỳ sẽ phải thanh toán các hóa đơn bằng khoản tiền mặt có sẵn trong kho bạc và các khoản thu từ thuế. Ông Lew cho rằng Kho bạc Mỹ sẽ có khoảng 30 tỉ USD vào ngày 17/10. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết khoản tiền này sẽ nhanh chóng cạn kiệt, sớm nhất vào ngày 22/10 và muộn nhất vào ngày 31/10, trừ khi Quốc hội quyết định nâng mức nợ trần.

Nếu Quốc hội Mỹ không nâng mức nợ trần, các điều luật về thu chi cũng sẽ không bị thay đổi. Tuy vậy, chính quyền Mỹ sẽ không đủ khả năng chi trả tất cả các hóa đơn. Điều này sẽ dẫn đến thiệt hại lớn do chính phủ sẽ phải chịu lãi suất lớn hơn và các khoản phạt khác.

Tại sao lại cần có mức nợ trần

Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết: "Mức nợ trần cho phép Quốc hội kiểm soát chiếc ví liên bang, cho phép Quốc hội sử dụng các đặc quyền theo hiến pháp của mình để kiểm soát các khoản chi. Mức nợ trần cũng giúp tạo ra một dạng trách nhiệm về mặt tài chính, buộc Quốc hội và Tổng thống phải thực thi các hành động rõ ràng để tăng hạn mức vay nợ liên bang khi chính phủ chi nhiều hơn thu".

Dĩ nhiên, nhiều người sẽ nói rằng Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không nên lâm vào tình trạng "chúa chổm" như hiện nay. Tăng mức nợ trần thực chất sẽ chỉ cho phép chính quyền liên bang chi trả các khoản đã được Quốc hội thông qua trong các điều luật khác mà thôi.

Việt Dũng

Theo WSJ

Chủ đề khác