VnReview
Hà Nội

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Gần đây các phương tiện truyền thông Việt Nam đang rộ lên những thông tin xung quanh việc Campuchia ra mắt dòng xe hơi chạy điện giá rẻ "khiến ngành ô-tô Việt phải ngượng", với những hình ảnh khá hào nhoáng và bắt mắt của mẫu xe hơi chạy điện Angkor EV 2014.

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Vậy thực hư xung quanh mẫu xe hơi chạy điện này như thế nào và liệu ngành công nghiệp xe hơi trong nước có thực sự bỏ lỡ cơ hội và "phải xấu hổ" hay không?

Bước khởi đầu non trẻ từ chiếc xe hơi Angkor 333

Theo tài liệu tiếng Đức còn lưu trên Wikipedia, mẫu xe hơi chạy động cơ đầu tiên được coi là "made in Cambodia" là mẫu Angkor 333 Model 2003 do kỹ sư kiêm nhà phát minh "không qua trường lớp" Nhean Phalloek mày mò và chế tạo. Đây là một mẫu xe dạng roadster nhỏ, được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong phạm vi nội thành với các tính năng cơ khí tương tự như các mẫu xe khác trên thị trường với 3 mức tốc độ tự động. Tuy nhiên đây mới chỉ là một mẫu xe sản xuất thủ công, chưa thể đưa ra thị trường theo kiểu sản xuất hàng loạt.

Theo ghi nhận, chiếc xe này sử dụng động cơ của Suzuki và có dung tích xi lanh 660cc, cung cấp công suất 45 mã lực. Thế hệ thứ hai của Angkor 333 được ra mắt vào 2006 và thế hệ cuối cùng của mẫu xe này là Angkor 333 Model 2010 ra mắt vào năm 2010 với thiết kế hiện đại hơn, và tốc độ được tăng lên gấp đôi, đạt gần 100km/h. Nhưng cũng giống như 2 mẫu tiền nhiệm trước đó, Angkor 333 Model 2010 vẫn chỉ được sản xuất thủ công theo mô hình nhỏ lẻ và phải mất tới 22 tháng để hoàn thành. Cho tới thời điểm này thì Angkor vẫn là thương hiệu xe hơi duy nhất tại Campuchia.

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Nhà thiết kế Nhean Phalloek cùng;mẫu xe hơi Angkor 333 Model 2010 của ông

Tham vọng của Phalloek đã vươn xa hơn, ông không muốn chỉ dừng lại ở mô hình sản xuất nhỏ lẻ thủ công nữa, Phalloek muốn thương mại hóa sản phẩm của mình sau nhiều năm mày mò với những chiếc xe hơi. Sau khi ra mắt Angkor 333 Model 2010, ông đã tuyên bố với báo chí nước này rằng sẽ cho ra mắt những chiếc xe hơi "nội địa" với mức giá 10.000 USD (khoảng 210 triệu đồng). Ông chia sẻ với nhật báo Cambodia Daily rằng, "Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều mẫu xe khác nhau, từ từ 2 đến 12 chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Campuchia và các nhà đầu tư nước ngoài". Thời điểm đó, có nhiều người còn tỏ ra hoài nghi và thậm chí cười nhạo Phalloek là "hão huyền".

Đến tham vọng xe hơi chạy điện Angkor EV

Chan Heng – nữ Tổng giám đốc của Heng Development Co., Ltd, một công ty TNHH về thiết bị/phụ tùng nông nghiệp có trụ sở tại Phnom Penh, đã bị thuyết phục và bắt đầu rót vốn cho Phalloek nghiên cứu và chế tạo. Nhận được hậu thuẫn, Phalloek chuyển sang tập trung cho mẫu xe hơi chạy điện.

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Mẫu xe hơi chạy điện Angkor đầu tiên

Nhean Phalloek và các cộng sự đã chính thức trình làng mẫu xe điện đầu tiên của Campuchia trong năm 2011, tuy nhiên mẫu xe hơi chạy điện này chưa đủ "thông minh" và tinh xảo để tích hợp các chức năng hiện đại như quét vân tay để mở cửa hoặc khởi động động cơ. Nhưng đây là mẫu xe khiến nhiều người phải giật mình và ngay lập tức nhận được sự chú ý của giới đầu tư.

Tháng 3/2011, Heng (Heng Development Company) chính thức ký một biên bản ghi nhớ với Chau Leong Enterprise (một công ty con của tập đoàn Alliance Group) và nhà thiết kế xe hơi Nhean Phalloek, trong một thỏa thuận trị giá lên tới 20 triệu USD nhằm thành lập một nhà máy sản xuất xe hơi ở thành phố Takhmao thuộc tỉnh Kandal. 

Dự án này đi vào hoạt động đầu năm 2012 với một tổ hợp có diện tích gần 48.000 mét vuông, công suất ước tính từ 500-1000 xe mỗi năm, quy mô ban đầu chỉ khoảng 300 nhân công và Heng cũng hứa hẹn sẽ mở thêm một nhà máy thứ hai nếu mọi việc thuận lợi. Thời điểm đó, họ dự tính mức giá mẫu xe đầu tiên khoảng 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng).

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Sau khi đối tác không đủ kiên nhẫn đã rời bỏ dự án này khiến nó có nguy cơ đổ vỡ, Heng vẫn tiếp tục gắn bó và đầu tư cho dự án. Tháng Giêng năm 2013, mẫu xe mới có tên là Angkor EV 2013 được ra mắt tại phòng trưng bày của công ty. Mẫu xe này khác biệt so với nguyên mẫu đầu tiên năm 2011, với một kiểu đầu xe mới, đạt tốc độ tối đa khoảng 60km/h cùng bộ cửa có thể tự động mở hướng lên như một đôi cánh, vốn thường thấy ở các mẫu xe thể thao cao cấp.

Đây cũng là sản phẩm đầu tiên hướng tới thương mại của các nhà sản xuất Campuchia. Tuy nhiên, mức giá của xe cũng vì thế tăng lên mức 10.000 USD (khoảng 210 triệu đồng), gấp đôi so với nguyên mẫu đầu tiên nhưng vẫn khá rẻ. Phalloek chia sẻ trên tờ Phnom Penh Post: "Chúng tôi vẫn sử dụng một bộ cảm biến vân tay để mở cửa và khởi động động cơ, sau 3 giờ nạp đầy điện bạn có thể chạy được khoảng 300km, tính ra rẻ hơn so với xăng". Ông còn cho biết đang lên kế hoạch phát triển thêm mẫu xe 4 chỗ, 6 chỗ và 12 chỗ ngồi trong tương lai gần.

Trong khi đó, công ty Heng nhận thấy dự án sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn dự tính. Theo tính toán của Heng thì dự án cần thêm khoảng 100 triệu USD và nguồn vốn này được tiếp tục huy động qua các nhà đầu tư giàu có cũng như sự hỗ trợ của chính phủ. May mắn là các kênh đầu tư này đều nhiệt tình tham gia.

<p> 	<strong>Gần đây các phương tiện truyền thông Việt Nam đang rộ lên những thông tin xung quanh việc Campuchia ra mắt dòng xe hơi chạy điện giá rẻ "khiến ngành ô-tô Việt phải ngượng", với những hình ảnh khá hào nhoáng và bắt mắt của mẫu xe hơi chạy điện Angkor EV 2014.</strong></p> <p> 	Vậy thực hư xung quanh mẫu xe hơi chạy điện này như thế nào và liệu ngành công nghiệp xe hơi trong nước có thực sự bỏ lỡ cơ hội và "phải xấu hổ" hay không?</p> <p> 	<strong>Bước khởi đầu non trẻ từ chiếc xe hơi Angkor 333</strong></p> <p> 	Theo tài liệu tiếng Đức còn lưu trên <a href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" _cke_saved_href="http://de.wikipedia.org/wiki/Angkor_333" target="_blank">Wikipedia</a>, mẫu xe hơi chạy động cơ đầu tiên được coi là "made in Cambodia" là mẫu Angkor 333 Model 2003 do kỹ sư kiêm nhà phát minh "không qua trường lớp" Nhean Phaloek mày mò và chế tạo. Đây là một mẫu xe dạng roadster nhỏ, được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong phạm vi nội thành với các tính năng cơ khí tương tự như các mẫu xe khác trên thị trường với 3 mức tốc độ tự động. Tuy nhiên đây mới chỉ là một mẫu xe sản xuất thủ công, chưa thể đưa ra thị trường theo kiểu sản xuất hàng loạt.</p> <p> 	<a href="http://www.youtube.com/watch?v=XvR1j2JzmfU" _cke_saved_href="http://www.youtube.com/watch?v=XvR1j2JzmfU">http://www.youtube.com/watch?v=XvR1j2JzmfU</a></p> <p> 	Theo ghi nhận, chiếc xe này sử dụng động cơ của Suzuki và có dung tích xi lanh 660cc, cung cấp công suất 45 mã lực. Thế hệ thứ hai của Angkor 333 được ra mắt vào 2006 và thế hệ cuối cùng của mẫu xe này là Angkor 333 Model 2010 ra mắt vào năm 2010 với thiết kế hiện đại hơn, và tốc độ được tăng lên gấp đôi, đạt gần 100km/h. Nhưng cũng giống như 2 mẫu tiền nhiệm trước đó, Angkor 333 Model 2010 vẫn chỉ được sản xuất thủ công theo mô hình nhỏ lẻ và phải <strong>mất tới 22 tháng để hoàn thành.</strong> Nên nhớ rằng, cho tới thời điểm này thì Angkor Campuchia vẫn là thương hiệu xe hơi duy nhất tại đất nước này</p> <p style="text-align: center;"> 	<img alt="Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia" src="/image/99/23/992365.jpg?t=1394180851554" _cke_saved_src="/image/99/23/992365.jpg?t=1394180851554" style="width: 512px; height: 321px;" /></p> <p style="text-align: center;"> 	<em>Nhà thiết kế Nhean Phaloek cùng&nbsp;mẫu xe hơi Angkor 333 Model 2010 của ông.</em></p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Tham vọng của Phalloek đã vươn xa hơn, ông không muốn chỉ dừng lại ở mô hình sản xuất nhỏ lẻ thủ công nữa, Phalloek muốn thương mại hóa sản phẩm của mình sau nhiều năm mày mò với những chiếc xe hơi. Sau khi ra mắt Angkor 333 Model 2010, ông đã tuyên bố với báo chí nước này rằng sẽ cho ra mắt những chiếc xe hơi "nội địa" với mức giá 10.000 USD (khoảng 210 triệu đồng). Ông chia sẻ với nhật báo Cambodia Daily rằng, "<em>Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều mẫu xe khác nhau, từ từ 2 đến 12 chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Campuchia và các nhà đầu tư nước ngoài</em>".&nbsp;</span><span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Thời điểm đó, có nhiều người còn tỏ ra hoài nghi và thậm chí cười nhạo Phalloek là "hão huyền".</span></p> <p> 	<strong>Đến tham vọng xe hơi chạy điện Angkor EV</strong></p> <p> 	Chan Heng – nữ Tổng giám đốc của Heng Development Co., Ltd, một công ty TNHH về thiết bị/phụ tùng nông nghiệp có trụ sở tại Phnom Penh, đã bị thuyết phục và bắt đầu rót vốn cho Phalloek nghiên cứu và chế tạo. Nhận được hậu thuẫn, Phalloek chuyển sang tập trung cho mẫu xe hơi chạy điện.</p> <p style="text-align: center;"> 	<img alt="Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia" src="/image/99/24/992479.jpg?t=1394181383362" _cke_saved_src="/image/99/24/992479.jpg?t=1394181383362" style="width: 600px; height: 391px;" /></p> <p style="text-align: center;"> 	<em>Mẫu xe hơi chạy điện Angkor đầu tiên</em></p> <p> 	Ông và các cộng sự của ông đã chính thức trình làng mẫu xe điện đầu tiên của Campuchia trong năm 2011, tuy nhiên mẫu xe hơi chạy điện này chưa đủ "thông minh" và tinh xảo để tích hợp các chức năng hiện đại như quét vân tay để mở cửa hoặc khởi động động cơ. Nhưng đây là mẫu xe khiến nhiều người phải giật mình và ngay lập tức nhận được sự chú ý của giới đầu tư.</p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Tháng 3-2011, Heng (</span>Heng Development Company)<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">&nbsp;chính thức ký một biên bản ghi nhớ với&nbsp;</span>Chau Leong Enterprise (một công ty con&nbsp;<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">của tập đoàn Alliance Group) và nhà thiết kế xe hơi Nhean Phalloek (đồng thời cũng là tác giả của mẫu xe Angkor 333), trong một thỏa thuận trị giá lên tới 20 triệu USD nhằm thành lập một nhà máy sản xuất xe hơi ở thành phố Takhmao thuộc tỉnh Kandal.&nbsp;</span></p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Dự án này đi vào hoạt động đầu năm 2012 với một tổ hợp có diện tích hơn gần 48.000 mét vuông, công suất ước tính từ 500-1000 xe mỗi năm,</span>&nbsp;quy mô ban đầu chỉ khoảng 300 nhân công và Heng cũng hứa hẹn sẽ mở thêm một nhà máy thứ hai nếu mọi việc thuận lợi. Thời điểm đó, họ dự tính mức giá mẫu xe đầu tiên khoảng 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng).</p> <p> 	<img alt="Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia" src="/image/99/24/992431.jpg?t=1394181289473" _cke_saved_src="/image/99/24/992431.jpg?t=1394181289473" style="text-align: center; width: 600px; height: 334px;" /></p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Sau khi đối tác không đủ kiên nhẫn đã rời bỏ dự án này khiến nó có nguy cơ đổ vỡ, tuy nhiên Heng vẫn tiếp tục gắn bó và đầu tư cho dự án. Tháng Giêng năm 2013, nhà sản xuất xe Campuchia này công bố mẫu xe mới có tên là Angkor EV 2013 tại&nbsp;</span>phòng trưng bày của công ty<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">, mẫu xe này khác biệt so với nguyên mẫu đầu tiên năm 2011, với một kiểu đầu xe mới, đạt tốc độ tối đa khoảng 60km/h cùng bộ cửa có thể tự động mở hướng lên như một đôi cánh, vốn thường thấy ở các mẫu xe thể thao cao cấp. </span></p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Đây cũng là sản phẩm đầu tiên hướng tới thương mại của các nhà sản xuất Campuchia. Tuy nhiên, mức giá của xe cũng vì thế tăng lên mức 10.000 USD (khoảng 210 triệu đồng), gấp đôi so với nguyên mẫu đầu tiên nhưng vẫn khá rẻ.&nbsp;</span><span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Phalloek chia sẻ trên tờ Phnom Penh Post, "</span><em style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Chúng tôi vẫn sử dụng một bộ cảm biến vân tay để mở cửa và khởi động động cơ, sau 3 giờ nạp đầy điện bạn có thể chạy được khoảng 300km, tính ra rẻ hơn so với xăng</em><span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">". Ông còn cho biết đang lên kế hoạch phát triển thêm mẫu xe 4 chỗ, 6 chỗ và 12 chỗ ngồi trong tương lai gần.</span></p> <p> 	 </p> <p> 	Bên cạnh đó, nhận thấy dự án sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn dự tính, theo tính toán của Heng thì dự án cần thêm khoảng 100 triệu USD và nguồn vốn này được tiếp tục huy động qua các nhà đầu tư giàu có cũng như sự hỗ trợ của chính phủ. May mắn là các kênh đầu tư này đều nhiệt tình tham gia.</p> <p> 	 </p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Đúng một năm sau, mẫu xe hơi chạy điện mới với thiết kế hoàn chỉnh hơn, ngoài việc sử dụng cảm biến vân tay để mở cửa và khởi động xe, họ còn cho phép điều khiển Angkor EV 2014 bằng smartphone qua cả WiFi và... SMS. Một bước tiến không nhỏ của nhà sản xuất Angkor Car trên phương diện xe hơi điện. Đến lúc này giới truyền thông Việt Nam mới bắt đầu giật mình...</span></p> <p> 	<strong>Phía sau câu chuyện của Angkor EV 2014 và ngẫm đến ngành xe hơi trong nước</strong></p> <p> 	<span style="font-size: 14px; line-height: 1.5;">Bỏ qua những thiếu sót đó, điều khác biệt ở đây mọi người đều nhìn thấy là sau khi hướng tới sản xuất công nghiệp, Phalloek lập tức đón đầu xu hướng bằng việc chuyển sang tập trung vào thiết kế và chế tạo mẫu xe chạy điện chứ không phải chạy nhiên liệu khí đốt như các nguyên mẫu Angkor 333 trước đó của anh. (đang viết...)</span></p>

Angkor EV 2014

Đúng một năm sau, mẫu xe hơi chạy điện mới với thiết kế hoàn chỉnh hơn, ngoài việc sử dụng cảm biến vân tay để mở cửa và khởi động xe, họ còn cho phép điều khiển Angkor EV 2014 bằng smartphone qua WiFi và qua... SMS, một bước tiến không nhỏ của nhà sản xuất Angkor Car trên phương diện xe hơi điện. Đến lúc này giới truyền thông Việt Nam mới bắt đầu giật mình...

Phía sau câu chuyện "thần kỳ" Angkor EV 2014 và nhìn lại ngành xe hơi Việt

Điều khác biệt ở đây mọi người đều nhìn thấy là sau khi hướng tới sản xuất công nghiệp, Phalloek lập tức đón đầu xu hướng bằng việc chuyển sang tập trung vào thiết kế và chế tạo mẫu xe chạy điện chứ không phải chạy nhiên liệu khí đốt như các nguyên mẫu Angkor 333 trước đó của ông.

Người kỹ sư này bên cạnh việc mải mê với mẫu xe hơi đầu tiên chạy động cơ đốt trong thì cũng không quên cập nhật xu hướng thị trường hiện tại, không những vậy anh còn mạnh dạn chuyển đổi qua mô hình xe hơi chạy điện nhằm đáp ứng lợi ích trực tiếp của người dùng và yếu tố thân thiện với môi trường.

Không những vậy, khác với các mẫu thiết kế "không chuyên nghiệp" thô kệch như thường thấy, Phalloek cũng rất chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã của xe và gia tăng tiện ích cho sản phẩm. Khách hàng có thể sử dụng dấu vân tay để mở cửa và khởi động xe (từ Angkor EV 2013) và thậm chí là sử dụng smartphone để tương tác với xe (Angkor EV 2014).

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Giao diện điều khiển xe từ xa thông qua smartphone (Ảnh từ Facebook của Angkor Car)

Tất cả những điều đó cho thấy một điều mà nhiều nhà sản xuất (gia công) xe hơi Việt Nam còn chưa "đả động" tới, bên cạnh giá trị cốt lõi (tính năng cơ bản) của chiếc xe thì Phalloek còn lắng nghe nhu cầu người dùng để mở rộng giá trị gia tăng khiến Angkor EV 2014 trở nên hấp dẫn và gần gũi với người dùng hơn.

Phải nhìn nhận rằng mẫu xe Angkor EV 2014 có thiết kế khá bắt mắt và hiện đại, không chỉ đáp ứng nhu cầu làm phương tiện đi lại mà còn đáp ứng khá tốt nhu cầu thẩm mỹ và tiện ích. Quay lại với nền công nghiệp xe hơi trong nước, trước nay vốn chỉ quen với mô hình nhập linh kiện về lắp ráp, có thể nói sự kiện Campuchia ra mắt Angkor EV 2014 là một cú đánh khá mạnh vào lòng tự trọng của các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam. 

Không thể lấy lý do các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất ốc vít hay cơ khí chính xác yếu kém mà biện minh cho việc chưa có sản phẩm tương xứng, nhất là khi ta biết rằng ngay cả các hãng xe hơi như Toyota cũng phải đi nhập một số phụ kiện chứ không phải tự sản xuất tất cả (trong đó có các con ốc). Vấn đề cốt lõi nằm ở hai khâu là thiết kế (bao gồm cả động cơ và tạo hình xe) và cơ chế (tầm nhìn và các chính sách). Ngay các dự án cá nhân như Tàu ngầm Trường Sa hay Máy bay trực thăng đều gặp khó khăn từ khâu huy động vốn đến cơ chế, thậm chí khi bạn đọc bài viết này thì dự án chế tạo Máy bay trực thăng tự chế đã bị lập biên bản

Câu chuyện phía sau mẫu xe hơi chạy điện của Campuchia

Có thể thấy vô-lăng xe có thiết kế khá lạ và sẽ gây khó khăn khi ôm cua gấp, nhưng khi biết tốc độ xe chỉ cỡ 60km/h và lưu hành nội thành thì có vẻ như đây là một thiết kế khá phù hợp. 

Nhìn lại nền công nghiệp sản xuất trong nước, đã có rất nhiều ý tưởng mang tính cải tiến lẫn "phát minh" ra đời và đi vào thực tiễn mà không xuất phát từ các "viện nghiên cứu hay những nhà sản xuất chuyên nghiệp, như "thuốc trừ sâu sinh học", "máy gặt gặt lúa kiêm tuốt lúa",... nhưng hầu hết các sản phẩm này chỉ dừng lại ở mức "tự làm tự dùng" chứ chưa thể đi tới quy mô sản xuất đại trà (thương mại hóa) được.

Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, sẽ rất khó để có "phép lạ" cũng như có các mẫu sản phẩm đột phá khi mà tư duy của nhà thiết kế/sản xuất bị bóp chết ngay từ đầu ở khâu cơ chế. Không thể cứng nhắc ưu tiên các dự án "chính thống" mà bỏ rơi các ý tưởng/dự án mang tính đột phá của cá nhân khi đang trong giai đoạn quá độ (các viện nghiên cứu sản xuất đang trì trệ và nhu cầu thực tiễn đang ngày càng cao).

Khi nhìn vào mẫu xe Angkor EV 2014, có thể nhiều người trong số chúng ta không khỏi trầm trồ và thán phục hoặc khen chê đủ điều. Nhưng chúng ta biết rằng, không phải tự nhiên có ngay một mẫu xe chạy điện hoàn thiện như bây giờ, mà đó là cả một quá trình lao động và sáng tạo cùng sự hỗ trợ của cả các nhà đầu tư và đặc biệt là vai trò đầu tư lẫn ủng hộ về cơ chế của chính phủ Campuchia. Cũng phải nói thêm, mẫu xe này vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm và trình diễn nên chúng ta chưa thực sự kiểm định được nhiều ngoài thành công về tính tiếp thị.

Vậy nên khó trách các nhà sản xuất trong nước vì họ có những "điều khó nói" riêng. Dù vậy, đây cũng là dịp để những người tâm huyết với nền công nghiệp xe hơi của Việt Nam thừa nhận sự yếu kém, tự nhìn lại mình và điều chỉnh hướng phát triển sắp tới, cũng như thực tế đang cần lắm tầm nhìn và sự hỗ trợ kịp thời của các chính sách từ nhà nước để sớm đưa nền công nghiệp xe hơi Việt bắt kịp bước tiến của các nước trong khu vực, trong đó có Campuchia. Câu chuyện không chỉ nằm ở một chiếc xe hơi...

Hữu Thắng

Chủ đề khác