VnReview
Hà Nội

Vận động viên Olympic được thưởng bao nhiêu tiền khi có huy chương?

Các vận động viên Olympic thường nhận được phần thưởng bằng tiền, và đôi khi phi tiền tệ từ quốc gia của họ khi được đứng lên bục trao thưởng danh giá.

Hidilyn Diaz của đội tuyển Philippines thi đấu tại bảng A môn Cử tạ - hạng 55 kg nữ Thế vận hội Olympic 2020. (Ảnh: Chris Graythen).

Philippines đã giành được huy chương vàng đầu tiên tại Olympic Tokyo trong tuần này, vận động viên cử tạ nước này Hidilyn Diaz trở thành người giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho đất nước.

Để thưởng cho thành tích lịch sử đó, Diaz sẽ nhận được ít nhất 33 triệu peso Philippines (khoảng 600.000 USD) từ Ủy ban Thể thao Philippines cũng như từ các nhà tài trợ doanh nhân hàng đầu của quốc gia này. Cô cũng được cấp hai căn nhà và được hưởng các chuyến bay miễn phí đến suốt đời.

Mặc dù Ủy ban Olympic Quốc tế không trả tiền thưởng cho những vận động viên đạt huy chương, dẫu vậy nhiều quốc gia vẫn sẽ thưởng tiền cho các vận động viên của họ cho số huy chương giành được tại Thế vận hội.

Dưới đây là số tiền mà các vận động viên giành huy chương từ 12 quốc gia có thể mang về nhà, dựa trên dữ liệu do CNBC tổng hợp từ các Ủy ban Olympic quốc gia, hiệp hội thể thao cũng như;trang tài chính cá nhân Money Under 30.

Tại sao một số vận động viên kiếm được nhiều tiền?

Hơn 600 vận động viên Hoa Kỳ đang tranh tài tại Thế vận hội Tokyo, và quốc gia này cho đến nay đã giành được 11 vàng, 11 bạc và 9 đồng.

Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ thưởng cho các vận động viên 37.500 USD trên mỗi huy chương vàng giành được, 22.500 USD cho bạc và 15.000 USD cho đồng. . Phần lớn số tiền thưởng đó không phải chịu thuế trừ khi các vận động viên có tổng thu nhập vượt quá 1 triệu USD.

Các vận động viên Hoa Kỳ cũng nhận được các hình thức hỗ trợ khác bao gồm bảo hiểm y tế, tiếp cận các cơ sở y tế hàng đầu và hỗ trợ học phí đại học.

Trong khi đó, Singapore thưởng cho các vận động viên đoạt huy chương vàng của mình nhiều hơn gần 20 lần so với các VĐV của Hoa Kỳ. Các cá nhân giành được huy chương vàng đầu tiên sẽ nhận được 1 triệu USD Singapore (737.000 USD). Tiền thưởng có thể phải chịu thuế và những người nhận thưởng được yêu cầu phải trả lại một phần cho các hiệp hội thể thao quốc gia của họ để đào tạo và phát triển trong tương lai. Singapore chỉ cử 23 vận động viên đến Tokyo.

Theo Unmish Parthasarathi, người sáng lập và giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Picture Board Partners, nền kinh tế thể thao ở Mỹ cho phép các vận động viên kiếm thu nhập tốt hơn nhờ vào tài năng của họ và phần lớn là được thúc đẩy hỗ trợ bởi khu vực tư nhân.

Ở những nơi như Singapore, Ấn Độ và những nơi khác, nhiều sáng kiến ​​thể thao quốc gia được thúc đẩy bởi các chính phủ đôi khi sẽ sử dụng phần thưởng bằng tiền cao hơn để khuyến khích nền văn hóa thể thao phát triển, theo CNBC.

Malaysia cũng có những phần thưởng hậu hĩnh cho những nhà vô địch Olympic.

Vận động viên giành huy chương vàng sẽ nhận được 1 triệu ringgit (236.149 USD), trong khi người đoạt giải bạc được thưởng 300.000 ringgit và 100.000 ringgit được trao cho huy chương đồng. Tính theo mệnh giá USD, thì người giành huy chương đồng Olympic của Malaysia sẽ nhận được phần thưởng thành tích cao hơn so với vận động viên giành huy chương vàng của Australia hoặc Canada.

Các vận động viên kiếm thu nhập như thế nào?

Ngoài việc nhận được các phần thưởng bằng tiền và phi hiện vật từ quốc gia của mình khi đoạt được huy chương, thì các vận động viên Olympic còn dựa vào các nguồn doanh thu khác nhờ vào những nỗ lực thể thao của họ.

Các vận động viên đến từ các quốc gia lớn, có tính cạnh tranh cao hơn sẽ nhận được tiền lương hỗ trợ sinh hoạt hoặc tiền trợ cấp đào tạo từ các hiệp hội thể thao quốc gia của họ. Những vận động viên hàng đầu "càn quét" tiền thưởng khi chiến thắng các giải đấu quốc gia và quốc tế. Những người khác kiếm được thu nhập ổn định bằng cách có nhiều công việc khác nhau.

Một số cá nhân, chẳng hạn như vận động viên cầu lông người Mỹ Zhang Beiwen, được cho là thông qua hình thức kêu gọi hỗ trợ cộng đồng (Crowdsourcing) để kiếm được tài trợ cho chuyến đi đến Tokyo. Phần lớn các vận động viên của Mỹ không có người đại diện thể thao và một số còn không có nhà tài trợ hay bảo lãnh nào cả, theo Forbes.

Naomi Osaka của Nhật Bản trong trận đấu vòng 3 Đơn nữ với Marketa Vondrousova của Cộng hòa Séc tại Ariake Tennis Park, Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: David Ramos).

Một số ít vận động viên có thể đạt được hợp đồng quảng cáo nhờ uy tín của mình hoặc hợp đồng tài trợ trị giá hàng triệu USD, ngay cả trước khi thi đấu tại Thế vận hội hoặc sau khi đạt được thành công tại Thế vận hội. Ví dụ như, ngôi sao quần vợt Naomi Osaka đã kiếm được 55 triệu USD trong vòng 12 tháng từ độ uy tín người nổi tiếng, và được mệnh danh là nữ vận động viên được trả lương cao nhất từ ​​trước đến nay, theo các báo cáo.

Nhưng những hợp đồng béo bở như vậy là rất hiếm và hầu như chưa phải là chuẩn mực thường thấy.

Parthasarathi chỉ ra hướng đi có lợi cho một số vận động viên là trở thành huấn luyện viên sau khi giải nghệ vì nhiều người sẵn sàng trả một khoản phí bảo hiểm cho các cựu vận động viên Olympic.

Giang Vu (theo CNBC)

Chủ đề khác