thumbnail - "Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay
Hùng Lê
Hà Nội

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay

Nếu 20 năm trước, ý tưởng đằng sau một bức ảnh là ghi lại một cách chân thực khoảnh khắc quan trọng, thì ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới khác biệt… Công bằng mà nói, không phải ai cũng sở hữu 1 chiếc máy ảnh vào năm 1980. Còn giờ đây, chính điện thoại đã phần nào thay thế chiếc máy ảnh đối với đa số người không rành về kỹ thuật nhiếp ảnh. Điều đó thật tuyệt vời!

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Tuy nhiên, đến năm 2022, thế giới lại ít nói về tính trung thực khi chụp ảnh mà đề cao việc “làm cho mọi thứ tốt hơn”, bất kể điều đó có ý nghĩa gì. Ngày nay, những bức ảnh (cùng với nhiều thứ khác) đều có thể bị "chế biến" khác xa thực tế. Chẳng hạn những bộ lọc giúp em bé có tai thỏ hay cầu vồng ở đằng sau.

Nhưng còn nhiều thứ khác vượt ra ngoài các bộ lọc vui nhộn đó, chúng thường được gói gọn trong cụm từ “nhiếp ảnh điện toán”. Đó là một “bộ lọc ẩn”, giúp ảnh chụp từ điện thoại “sẵn sàng chia sẻ trực tuyến” ngay lập tức.

Thử nghiệm nhỏ do trang công nghệ Phone Arena thực hiện sẽ cho thấy ưu và nhược điểm của tính năng nhiếp ảnh điện toán hiện đại trên smartphone. Nhân vật chính là iPhone 13, nổi tiếng được người dùng tin tưởng là cho ra ảnh chụp chân thực, dễ dùng. Vậy nó có đúng không?

Đã qua rồi thời bộ lọc Instagram phổ biến

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Có một thực tế: mọi người thích có được những bức ảnh sẵn sàng chia sẻ trực tuyến ngay lập tức. Dẫu bạn có thể không thuộc nhóm này, nhưng có rất nhiều người thích điều đó. Mạng xã hội đóng vai trò rất lớn đối với những bức ảnh “sẵn sàng up lên Instagram”. Kể từ khi nổi lên vào năm 2010, mạng xã hôi chia sẻ hình ảnh và video Instagram đã khuyến khcíh việc sử dụng các bộ lọc phóng đại màu sắc, khiến mọi người không thể cưỡng lại được. Điều đó khiến Apple lẫn những nhà sản xuất Android vào cuộc.

Chẳng hạn, Instagram chính là lý do khiến Apple cảm thấy cần phải đưa chế độ Ảnh Vuông vào iPhone 5S (2013), vốn là một phần của camera iPhone trong gần 1 thập kỉ. Tuy nhiên, quan trọng hơn, đây là khoảng thời gian iPhone và Android bắt đầu thêm các bộ lọc ảnh vào ứng dụng camera gốc của mình. Rõ ràng, cơn sốt Instagram đã cho thấy rằng mọi người thích các bộ lọc.

Sau đó, chúng ta bước vào kỉ nguyên “bộ lọc trên streroids” hay còn gọi là “nhiếp ảnh tính toán mạnh mẽ” hoặc “bộ lọc tinh vi”. Và chiếc điện thoại áp dụng “nhiếp ảnh tính toán mạnh mẽ” nhất vào thời điểm đầu có lẽ là Nexus 6P của Google. Nó xuất hiện dưới dạng một thứ có tên là HDR+.

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Những gì HDR+ có thể làm là “xếp chồng hình ảnh nâng cap”. HDR+ là một phần trong giai đoạn xử lý hậu kỳ khi chụp ảnh bằng Nexus 6P/Nexus 5X. Vai trò của nó là cân bằng vùng sáng và vùng tối trong các cảnh có độ tương phản cao – một trong những thách thức lớn nhất đối với các chiếc điện thoại ra mắt năm 2014 – 2015.

Nói tóm lại, với HDR+, nó đã biến Nexus 6P trở thành một trong những điện thoại chụp ảnh tốt nhất. Không thể phủ nhận những bức ảnh tương phản cao hơn từ flagship 2015 của Google có thứ gì đó rất hấp dẫn. Những người đam mê công nghệ khác cũng cực kỳ yêu thích chúng.

Ánh sáng, highlight và shadow: Những yếu tố thực sự mà nhiếp ảnh nên thể hiện

Trong một video dài 24 phút của David Imel, anh tạo ra một sự so sánh song song giữa nhiếp ảnh điện toán hiện đại và nghệ thuật cổ điển. Tất cả đều nhằm giải thích tầm quan trọng của ánh sáng đối với cả nhiếp ảnh lẫn hội họa.

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Theo giải thích, trong những ngày đầu của nhiếp ảnh, yếu tố/kiểm soát nghệ thuật (artistic control/element) hoàn toàn được thiết lập “dựa trên cường độ của vùng sáng (highlight) và độ sâu của vùng tối (shadow)”, giống như trong tranh vẽ. Những thứ đó được sử dụng để tạo cảm xúc cũng như chiều sâu thông qua tông màu trong ảnh của chúng ta. Điều này trở nên rõ ràng hơn trong nhiếp ảnh đơn sắc, với ánh sáng, bóng tối và vùng sáng là những yếu tố duy nhất tạo nên sắc thái và phối cảnh.

Tuy nhiên, như David Imel đã nói, “tốc độ tính toán tiến bộ nhanh hơn rất nhiều so với sự thay đổi của vật lý”. Đó là lý do mà nhiều người không thích những bức ảnh được chụp từ các chiếc iPhone 13 siêu mạnh mẽ, và chỉ mong chúng trông giống như những hình ảnh chụp từ chiếc Google Pixel thế hệ đầu.

Flagship bây giờ chụp quá lòe loẹt, không đúng thực tế

Đây là một loạt những hình ảnh mà phóng viên Martin Filipov của trang Phone Arena đã chụp bằng iPhone 13 ở chế độ hoàn toàn tự động. Những bức ảnh được chụp ở chế độ tự động nằm ở bên trái, trong khi các bức ảnh được chỉnh sửa lại nằm bên phải. Trên thực tế, Martin cố gắng chỉnh những bức ảnh theo tính chân thực của cảnh vật tại thời điểm chụp. Tức anh muốn tái hiện lại những gì mình nhìn thấy.

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 


"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Martin dựa vào khả năng chỉnh sửa ảnh của iPhone bởi đó là thứ mà hầu hết mọi người có thể sử dụng. Dĩ nhiên, Lightroom sẽ cho Martin nhiều quyền kiểm soát hơn và tốt hơn đối với các thuộc tính khác nhau của hình ảnh (dẫu cho chúng không được chụp ở định dạng RAW).

Để làm cho những bức ảnh của iPhone 13 trông thực hơn, Martin đã kéo thanh trượt Brightness (Độ sáng) và Exposure (Phơi sáng) ngược trở lại. Điều đó có nghĩa, những ảnh chụp từ chiếc điện thoạiđang bị làm quá sáng. Sau đó, một số điều chỉnh Brilliance, Highlight và Shadow giúp chúng ta có kết quả chính xác hơn.

Các vấn đề của HDR hiện đại cũng như nhiếp ảnh điện toán

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Một số người có thể thích bức ảnh chụp từ iPhone 13, Galaxy S22 và Pixel 6 (những bức ảnh từ Galaxy cũng quá sáng, trong khi của Pixel lại cực kỳ phẳng) bởi chúng “có thể chia sẻ được”. Nhưng ngay cả khi bỏ qua tính xác thực một bên thì quá trình xử lý của iPhone cũng chẳng thực sự làm cho ảnh trông “đẹp hơn” so với cảnh thực tế. Đây là những hình ảnh mẫu ví dụ.

Apple, Samsung, Google đã đạt được một số tiến bộ đáng kinh ngạc trong cả 3 lĩnh vực nhờ cảm biến camera lớn (chụp), bộ xử lý nhanh, kể cả bộ xử lý ảnh chuyên dụng (quá trình) và màn hình siêu sáng cũng như độ chính xác màu cho phép xem ảnh (hiển thị). Tuy nhiên, điều này thường diễn ra âm thầm mà chúng ta không biết khi nào nó dừng lại. Khi mọi thứ vẫn tiếp diễn, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đang lạm dụng sức mạnh phần mềm.

Những bức ảnh hay video được ghi lại từ iPhone và các điện thoại flagship khác thường quá sáng, quá sắc nét, quá phẳng, đến mức “vô hồn”. Chắc chắn, chúng có thể ghi lại cả vùng sáng lẫn vùng tối cực kỳ tốt, thậm chí biến thêm thành ngày nhờ Night Mode. Nhưng không có yếu tố cân bằng và độ tương phản tự nhiên, những ảnh chụp bằng hầu hết flagship của Apple hay Samsung đều không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào. Thiếu độ nổi khối!

Ánh sáng nơi cuối đường hầm nhờ Sony và Xiaomi

"Lạm dụng" AI xử lý ảnh, camera điện thoại đã trở nên lòe loẹt, giả dối lúc nào không hay 

Không giống như Apple và Samsung, các công ty như Sony luôn cố gắng bám sát những điều cơ bản của nhiếp ảnh. Một thực tế hiển nhiên: Sony Xperia 1 IV có sức mạnh xử lý đáng kinh ngạc nhưng chẳng thèm bận tâm đến việc tích hợp Chế độ Ban đêm vào camera. Đây cũng là chiếc smartphone hiện đại đầu tiên mang đến khả năng zoom liên tục, gần giống với “zoom thực trên máy ảnh” mà chúng ta từng có.

Và các bạn biết, các kĩ sư Sony trung thành với quan niệm truyền thống - làm chủ camera điện thoại, không phải AI làm chủ bạn. Ảnh chụp phải trung thực, tái hiện sát với khung cảnh đời thực, thay vì bị AI "chế biến" trở nên lòe loẹt, mất đi ý nghĩa trung thực của nhiếp ảnh.

Ngoài Sony, chúng ta còn có Xiaomi 12S Ultra sử dụng cảm biến loại 1 rất lớn trên smartphone, cùng thuật toán từ Leica để mang lại một số bức ảnh đẹp nhất trên camera điện thoại. Xiaomi và Leica đã quyết định để bóng tối là bóng tối, tránh hiện tượng tăng sáng quá mức. Cố gắng mang đến những bức ảnh có độ sâu đáng kinh ngạc, chi tiết tự nhiên.

Từ bao giờ mà AI lại biến camera smartphone trở nên lòe loẹt, thiếu trung thực đến vậy? Ý nghĩa của nhiếp ảnh di động phải chăng đang hướng tới trở thành "ánh trăng lừa dối" hay sao?


>>> Samsung sắp ra cảm biến 450MP, nhưng để làm gì?

Nguồn: Phone Arena

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác