Lizzie
Writer
"Loạn thế xuất anh hùng" là câu nói đúng với cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc. Trong thời kỳ thiên hạ đại loạn và nhiều biến động này, có vô số anh hùng, hào kiệt. Trong số đó, có nhiều võ tướng xuất hiện, đặc biệt là những nhân tài của ba thế lực Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.
Trong số các võ tướng dũng mãnh, có một người tài mạo song toàn, đồng thời vô cùng thiện chiến khiến nhiều người khiếp sợ. Người này chính là Mã Siêu (176 – 222), tự Mạnh Khởi. Ông là một võ tướng vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc.
Mã Siêu là con trai trưởng của Mã Đằng, quê ở huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ông mang trong mình dòng máu của người Khương và được cho là hậu duệ của một viên tướng của nhà Đông Hán.
Lúc sinh thời, Mã Siêu được ca ngợi là võ dũng hơn người, đồng thời là một trong những mỹ nam tử đẹp nhất thời Tam Quốc. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, tác giả La Quán Trung mô tả: "Mã Siêu là một viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, tay cầm một ngọn giáo dài và mình cưỡi con ngựa đẹp".
Ngoài võ nghệ, Mã Siêu còn được coi là một trong những mỹ nam đẹp nhất Tam Quốc.
Mã Siêu có biệt tài bắn tên và nổi tiếng với lối đánh thần tốc. Sự thiện chiến và khả năng chiến đấu dũng mãnh của võ tướng này còn được biết đến với biệt danh là "Cẩm Mã Siêu". Biệt danh này có nghĩa là Mã Siêu tuyệt đẹp hay tuyệt mỹ. Mã Siêu là võ tướng hiếm có khi có sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa dung mạo, thể hình, phong độ và khả năng chiến đấu tuyệt vời.
Mã Siêu từng thống lĩnh đại quân cầm cự bất phân thắng bại với Tào Tháo
Năm 211. Mã Siêu và Hán Toại cùng với 8 tướng ở vùng Quan Trung đã hợp thành liên minh để chống lại triều đình cùng với hơn 10 vạn binh mã ở các lộ quân. Quân đội nhà Hán do Tào Tháo thống lĩnh đã nhiều lần cử các tướng tài tham chiến.
Quân đội do Mã Siêu thống lĩnh đã cầm cự bất phân thắng bại với Tào Tháo. Khả năng chiến đấu dũng mạnh cùng mưu lược của Mã Siêu khi chiến đấu thậm chí còn từng khiến Tào Tháo phải thốt lên rằng: "***** ranh họ Mã chẳng chết, ta chết không có đất mà chôn".
Mã Siêu từng có trận đơn đấu kịch tính với Hứa Chử
Sau đó, Mã Siêu lại có dịp đơn đả độc đấu với Trương Phi, một trong những võ tướng mạnh nhất của Thục Hán ở ải Hà Manh vào năm 214, nhưng kết quả bất phân thắng bại sau hơn 200 hiệp. Có thể nói cuộc đọ sức giữa Mã Siêu với Hứa Chử và sau đó là Trương Phi được coi là hai trận đơn đấu hấp dẫn nhất trong Tam Quốc.
Mã Siêu sau khi đầu quân cho Lưu Bị đã được ban chức tước. Theo Tam Quốc chí, Lưu Bị phong cho Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư và nhận tước Đô đình hầu.
Việc Lưu Bị hậu đãi Mã Siêu khiến một số tướng lĩnh bất bình, trong đó có Quan Vũ. Lúc bấy giờ, Quan Vũ đang ở Kinh Châu nghe tin Mã Siêu theo hàng và khó phân cao thấp với Trương Phi, nên đã viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ ý muốn về Thành Đô so tài với võ tướng họ Mã.
Trương Phi có cuộc đấu song hùng kỳ hiệp với Mã Siêu
Gia Cát Lượng sớm nhìn ra dụng ý của Quan Vũ nên ông đã viết thư với nội dung vô cùng khéo léo: "Mạnh Khởi kiêm tài văn võ, hùng liệt hơn người, là hào kiệt một đời, ví như Kình, Bành (Kình Bố, Bành Việt), xứng đáng tranh tài cao thấp với Dực Đức (tức Trương Phi), chẳng thể so sánh được với ông râu dài tuyệt luân siêu quần. Nay tướng quân phục mệnh trấn thủ Kinh Châu là một việc lớn. Xin tướng quân hãy thận trọng".
Sau khi xem xong, Quan Vũ vô cùng hài lòng nên cũng từ bỏ ý định so tài cao thấp với Mã Siêu.
Sở dĩ Gia Cát Lượng cố tình viết thư như vậy nhằm tránh một cuộc nội chiến không đáng có, đồng thời cũng ngầm thừa nhận rằng Quan Vũ không thể đánh bại Mã Siêu.
Quan Vũ từng có ý định so tài với Mã Siêu.
Lúc sinh thời, khi tận mắt chứng kiến khả năng chiến đấu của Mã Siêu, Tào Tháo và Dương Phụ ví như võ tướng này như Lã Bố tái thế.
Rõ ràng, từ những phân tích trên, ngay cả hai danh tướng sức địch vạn người như Quan Vũ, Trương Phi cũng không thể đánh bại Mã Siêu. Vậy, ai là người có khả năng đánh bại "Cẩm Mã Siêu"?
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, chỉ có 2 võ tướng sau đây thực sự có thể đánh bại Mã Siêu một cách trực diện.
Thứ nhất, Lã Bố
Lã Bố là danh tướng được đánh giá là số 1 trong Tam Quốc
Lã Bố (? – 199), tự Phụng Tiên, là người huyện Cửu Nguyên, Tịnh Châu. Ông được người đời xưng tụng là danh tướng số 1 thời Tam Quốc. Sử sách mô tả Lã Bố là người có sức khỏe phi thường, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và đặc biệt là vô cùng thiện chiến, dũng mãnh trên chiến trường, được xưng tụng là Phi tướng.
Ngoài ra, Lã Bố còn sở hữu hai "bảo vật" hiếm có trên đời, đó là ngựa Xích Thố và Phương Thiên Họa Kích. Người đương thời có câu "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố". Câu nói này chính là để ca ngợi hai cực phẩm hiếm có trong nhân gian.
Lã Bố cầm trong tay Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người. Điều này khiến nhiều kẻ địch khiếp sợ. Một trong những trận đấu cho thấy sức mạnh chiến đấu xứng đáng hạng "thiên hạ vô địch" của võ tướng này chính là điển tích "tam anh chiến Lã Bố".
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, vào năm 190, khi Viên Thiệu tập hợp liên quân 18 lộ chư hầu cùng thảo phạt Đổng Trác, Lã Bố một mình ra nghênh chiến và có trận thư hùng cùng với hai huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi. Nhưng cả hai liên thủ vẫn không hạ được Lã Bố. Lúc bấy giờ, Lưu Bị cũng cầm đôi gươm thúc ngựa chạy vào để đánh giúp.
Tuy nhiên, Lã Bố vẫn mở được góc trận chạy về. Trận đấu này cho thấy sức mạnh chiến đấu tuyệt vời của Lã Bố. Bởi cho dù cả ba huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị liên thủ cũng không thể đánh bại được Lã Bố.
Lã Bố vang danh Tam Quốc, được xưng tụng là chiến thần. Ngay cả những võ tướng như Quan Vũ, Trương Phi cũng không thể đánh bại được. Điều này cho thấy sức mạnh chiến đấu của Lã Bố thuộc hàng "thiên hạ vô địch". Do đó, nếu Lã Bố còn sống, đương nhiên danh tướng này có thể đánh bại được Mã Siêu.
Thứ hai, Triệu Vân
Ngoài Lã Bố, vị tướng thứ hai có thể đánh bại Mã Siêu chính là Triệu Vân. Theo đó, Triệu Vân, ***** Long, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông được người đời đánh giá là võ tướng văn võ song toàn, có mưu lược, hết lòng tận trung vì nước và được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".
Triệu Vân là võ tướng được người đời xưng tụng là hoàn mỹ nhất Tam Quốc
Trong trận chiến ở ải Hà Manh, khi Mã Siêu dẫn quân tới tấn công Lưu Bị. Vị quân chủ của Thục Hán đã đến gặp Gia Cát Lượng để bàn việc cử ai đi chống lại Mã Siêu. Lúc bấy giờ, hai võ tướng dũng mãnh ở bên Lưu Bị chỉ có Trương Phi và Triệu Vân. Nhưng Gia Cát Lượng quả quyết đề nghị Lưu Bị chọn Trương Phi ra ứng chiến. Chính vì quyết định này của Gia Cát Lượng nên nhiều người cho rằng, Trương Phi giỏi hơn Triệu Vân.
Tuy nhiên, xét theo thái độ của Lưu Bị sau này, quyết định của Gia Cát Lượng lại cho thấy Trương Phi yếu hơn Triệu Vân. Bởi nếu chọn Triệu Vân ra đơn đấu với Mã Siêu, kết quả trận đấu có thể không dừng ở bất phân thắng bại. Đến lúc đó, việc thu phục viên tướng họ Mã cũng gặp nhiều khó khăn.
Gia Cát Lượng biết rõ Lưu Bị có ý muốn thu phục Mã Siêu nên đã dùng kế để võ tướng này đầu hàng quân chủ. Mã Siêu vừa đầu quân dưới trướng của Lưu Bị không lâu đã được đứng vào hàng "Ngũ hổ tướng" của Thục Hán, cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung. Điều này cho thấy tài năng của Mã Siêu không phải dạng tầm thường.
Trong khi Mã Siêu và Trương Phi giao chiến, Triệu Vân lại không có mặt ở đó. Sau khi chiếm được Giang châu, Triệu Vân cầm cánh quân đi theo đường phía nam. Ông trực tiếp chỉ huy đánh chiếm Giang Dương, Nội Giang, Tư Trung, Giản Dương và sau đó cùng hội binh với Trương Phi và Gia Cát Lượng để giúp Lưu Bị hạ Lạc Thành.
Triệu Vân lập được nhiều chiến công. Hơn nữa, trước thời điểm Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị, Triệu Vân đã lập được không ít chiến tích vang danh Tam Quốc. Trong đó, có chiến tích đơn thương độc mã đột kích vòng vây của đại quân Tào để cứu sống A Đẩu trong trận Trường Bản năm 208.
Triệu Vân từng lập chiến công vang danh Tam Quốc trong trận Trường Bản
Khả năng chiến đấu "bất khả chiến bại" của Triệu Vân là điều không cần phải bàn cãi. Do đó, việc Mã Siêu dè chừng và nể phục Triệu Vân là điều không quá bất ngờ. Hơn nữa, lúc sinh thời, Triệu Vân là người rất được lòng mọi người, có tư duy nhạy bén và biết dùng mưu kế ứng biến nên khi cầm quân thường giành chiến thắng.
Với những phân tích trên, việc Triệu Vân, một danh tướng hoàn mỹ với khả năng chiến đấu tuyệt vời có thể đánh bại Mã Siêu, một người không đủ trí dũng song toàn, là điều có thể xảy ra.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu, Zhihu
Trong số các võ tướng dũng mãnh, có một người tài mạo song toàn, đồng thời vô cùng thiện chiến khiến nhiều người khiếp sợ. Người này chính là Mã Siêu (176 – 222), tự Mạnh Khởi. Ông là một võ tướng vào cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc.
Mã Siêu là con trai trưởng của Mã Đằng, quê ở huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ông mang trong mình dòng máu của người Khương và được cho là hậu duệ của một viên tướng của nhà Đông Hán.
Ngoài võ nghệ, Mã Siêu còn được coi là một trong những mỹ nam đẹp nhất Tam Quốc.
Mã Siêu có biệt tài bắn tên và nổi tiếng với lối đánh thần tốc. Sự thiện chiến và khả năng chiến đấu dũng mãnh của võ tướng này còn được biết đến với biệt danh là "Cẩm Mã Siêu". Biệt danh này có nghĩa là Mã Siêu tuyệt đẹp hay tuyệt mỹ. Mã Siêu là võ tướng hiếm có khi có sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa dung mạo, thể hình, phong độ và khả năng chiến đấu tuyệt vời.
Năm 211. Mã Siêu và Hán Toại cùng với 8 tướng ở vùng Quan Trung đã hợp thành liên minh để chống lại triều đình cùng với hơn 10 vạn binh mã ở các lộ quân. Quân đội nhà Hán do Tào Tháo thống lĩnh đã nhiều lần cử các tướng tài tham chiến.
Quân đội do Mã Siêu thống lĩnh đã cầm cự bất phân thắng bại với Tào Tháo. Khả năng chiến đấu dũng mạnh cùng mưu lược của Mã Siêu khi chiến đấu thậm chí còn từng khiến Tào Tháo phải thốt lên rằng: "***** ranh họ Mã chẳng chết, ta chết không có đất mà chôn".
Quan Vũ, Trương Phi chưa thể đánh bại Mã Siêu
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, tại trận Đồng Quan và trận Vị Thủy, Mã Siêu đã đánh bại các tướng lĩnh của Tào Tháo. Ngay cả Trương Cáp cũng chỉ trụ được 20 hiệp khi đơn đấu với Mã Siêu. Hứa Chử bình sinh là viên tướng có sức khỏe phi thường với biệt danh là "Hổ hầu", đơn đấu với Mã Siêu trong 200 hiệp nhưng vẫn chỉ bất phân thắng bại.Sau đó, Mã Siêu lại có dịp đơn đả độc đấu với Trương Phi, một trong những võ tướng mạnh nhất của Thục Hán ở ải Hà Manh vào năm 214, nhưng kết quả bất phân thắng bại sau hơn 200 hiệp. Có thể nói cuộc đọ sức giữa Mã Siêu với Hứa Chử và sau đó là Trương Phi được coi là hai trận đơn đấu hấp dẫn nhất trong Tam Quốc.
Mã Siêu sau khi đầu quân cho Lưu Bị đã được ban chức tước. Theo Tam Quốc chí, Lưu Bị phong cho Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân, đốc xuất Lâm Thư và nhận tước Đô đình hầu.
Việc Lưu Bị hậu đãi Mã Siêu khiến một số tướng lĩnh bất bình, trong đó có Quan Vũ. Lúc bấy giờ, Quan Vũ đang ở Kinh Châu nghe tin Mã Siêu theo hàng và khó phân cao thấp với Trương Phi, nên đã viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ ý muốn về Thành Đô so tài với võ tướng họ Mã.
Gia Cát Lượng sớm nhìn ra dụng ý của Quan Vũ nên ông đã viết thư với nội dung vô cùng khéo léo: "Mạnh Khởi kiêm tài văn võ, hùng liệt hơn người, là hào kiệt một đời, ví như Kình, Bành (Kình Bố, Bành Việt), xứng đáng tranh tài cao thấp với Dực Đức (tức Trương Phi), chẳng thể so sánh được với ông râu dài tuyệt luân siêu quần. Nay tướng quân phục mệnh trấn thủ Kinh Châu là một việc lớn. Xin tướng quân hãy thận trọng".
Sau khi xem xong, Quan Vũ vô cùng hài lòng nên cũng từ bỏ ý định so tài cao thấp với Mã Siêu.
Sở dĩ Gia Cát Lượng cố tình viết thư như vậy nhằm tránh một cuộc nội chiến không đáng có, đồng thời cũng ngầm thừa nhận rằng Quan Vũ không thể đánh bại Mã Siêu.
Lúc sinh thời, khi tận mắt chứng kiến khả năng chiến đấu của Mã Siêu, Tào Tháo và Dương Phụ ví như võ tướng này như Lã Bố tái thế.
Rõ ràng, từ những phân tích trên, ngay cả hai danh tướng sức địch vạn người như Quan Vũ, Trương Phi cũng không thể đánh bại Mã Siêu. Vậy, ai là người có khả năng đánh bại "Cẩm Mã Siêu"?
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, chỉ có 2 võ tướng sau đây thực sự có thể đánh bại Mã Siêu một cách trực diện.
Thứ nhất, Lã Bố
Lã Bố là danh tướng được đánh giá là số 1 trong Tam Quốc
Lã Bố (? – 199), tự Phụng Tiên, là người huyện Cửu Nguyên, Tịnh Châu. Ông được người đời xưng tụng là danh tướng số 1 thời Tam Quốc. Sử sách mô tả Lã Bố là người có sức khỏe phi thường, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và đặc biệt là vô cùng thiện chiến, dũng mãnh trên chiến trường, được xưng tụng là Phi tướng.
Lã Bố cầm trong tay Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa Xích Thố, tung hoành giữa chốn ba quân như chỗ không người. Điều này khiến nhiều kẻ địch khiếp sợ. Một trong những trận đấu cho thấy sức mạnh chiến đấu xứng đáng hạng "thiên hạ vô địch" của võ tướng này chính là điển tích "tam anh chiến Lã Bố".
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, vào năm 190, khi Viên Thiệu tập hợp liên quân 18 lộ chư hầu cùng thảo phạt Đổng Trác, Lã Bố một mình ra nghênh chiến và có trận thư hùng cùng với hai huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi. Nhưng cả hai liên thủ vẫn không hạ được Lã Bố. Lúc bấy giờ, Lưu Bị cũng cầm đôi gươm thúc ngựa chạy vào để đánh giúp.
Tuy nhiên, Lã Bố vẫn mở được góc trận chạy về. Trận đấu này cho thấy sức mạnh chiến đấu tuyệt vời của Lã Bố. Bởi cho dù cả ba huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị liên thủ cũng không thể đánh bại được Lã Bố.
Lã Bố vang danh Tam Quốc, được xưng tụng là chiến thần. Ngay cả những võ tướng như Quan Vũ, Trương Phi cũng không thể đánh bại được. Điều này cho thấy sức mạnh chiến đấu của Lã Bố thuộc hàng "thiên hạ vô địch". Do đó, nếu Lã Bố còn sống, đương nhiên danh tướng này có thể đánh bại được Mã Siêu.
Thứ hai, Triệu Vân
Ngoài Lã Bố, vị tướng thứ hai có thể đánh bại Mã Siêu chính là Triệu Vân. Theo đó, Triệu Vân, ***** Long, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Ông được người đời đánh giá là võ tướng văn võ song toàn, có mưu lược, hết lòng tận trung vì nước và được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".
Trong trận chiến ở ải Hà Manh, khi Mã Siêu dẫn quân tới tấn công Lưu Bị. Vị quân chủ của Thục Hán đã đến gặp Gia Cát Lượng để bàn việc cử ai đi chống lại Mã Siêu. Lúc bấy giờ, hai võ tướng dũng mãnh ở bên Lưu Bị chỉ có Trương Phi và Triệu Vân. Nhưng Gia Cát Lượng quả quyết đề nghị Lưu Bị chọn Trương Phi ra ứng chiến. Chính vì quyết định này của Gia Cát Lượng nên nhiều người cho rằng, Trương Phi giỏi hơn Triệu Vân.
Tuy nhiên, xét theo thái độ của Lưu Bị sau này, quyết định của Gia Cát Lượng lại cho thấy Trương Phi yếu hơn Triệu Vân. Bởi nếu chọn Triệu Vân ra đơn đấu với Mã Siêu, kết quả trận đấu có thể không dừng ở bất phân thắng bại. Đến lúc đó, việc thu phục viên tướng họ Mã cũng gặp nhiều khó khăn.
Gia Cát Lượng biết rõ Lưu Bị có ý muốn thu phục Mã Siêu nên đã dùng kế để võ tướng này đầu hàng quân chủ. Mã Siêu vừa đầu quân dưới trướng của Lưu Bị không lâu đã được đứng vào hàng "Ngũ hổ tướng" của Thục Hán, cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Hoàng Trung. Điều này cho thấy tài năng của Mã Siêu không phải dạng tầm thường.
Trong khi Mã Siêu và Trương Phi giao chiến, Triệu Vân lại không có mặt ở đó. Sau khi chiếm được Giang châu, Triệu Vân cầm cánh quân đi theo đường phía nam. Ông trực tiếp chỉ huy đánh chiếm Giang Dương, Nội Giang, Tư Trung, Giản Dương và sau đó cùng hội binh với Trương Phi và Gia Cát Lượng để giúp Lưu Bị hạ Lạc Thành.
Triệu Vân lập được nhiều chiến công. Hơn nữa, trước thời điểm Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị, Triệu Vân đã lập được không ít chiến tích vang danh Tam Quốc. Trong đó, có chiến tích đơn thương độc mã đột kích vòng vây của đại quân Tào để cứu sống A Đẩu trong trận Trường Bản năm 208.
Khả năng chiến đấu "bất khả chiến bại" của Triệu Vân là điều không cần phải bàn cãi. Do đó, việc Mã Siêu dè chừng và nể phục Triệu Vân là điều không quá bất ngờ. Hơn nữa, lúc sinh thời, Triệu Vân là người rất được lòng mọi người, có tư duy nhạy bén và biết dùng mưu kế ứng biến nên khi cầm quân thường giành chiến thắng.
Với những phân tích trên, việc Triệu Vân, một danh tướng hoàn mỹ với khả năng chiến đấu tuyệt vời có thể đánh bại Mã Siêu, một người không đủ trí dũng song toàn, là điều có thể xảy ra.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu, Zhihu