thumbnail - Vì sao con người vẫn chưa thể xây dựng trạm vũ trụ trên mặt trăng?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Vì sao con người vẫn chưa thể xây dựng trạm vũ trụ trên mặt trăng?

Bài viết của Lan Whittaker, Giảng viên vật lý cao cấp, Đại học Nottingham

Sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta có một trạm vũ trụ trên Mặt trăng, nó sẽ là một điểm dừng lý tưởng giúp chúng ta thực hiện những sứ mệnh không gian trong tương lai, vươn xa hơn trong việc khám phá hệ Mặt Trời và dải Ngân hà rộng lớn.

Chưa đủ điều kiện để thiết lập trạm vũ trụ trên Mặt Trăng

Sở dĩ chúng tôi không xây dựng một trạm vũ trụ trên mặt trăng là vì chưa thể cử người tới đó được thường xuyên, hiện tại mới có khoảng 6 lần các phi hành gia lên Mặt Trăng và những lần đổ bộ này diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 1969 đến năm 1972 nằm trong kế hoạch không gian được gọi là sứ mệnh Apollo.

Tên lửa Saturn V - một loại tên lửa cực mạnh đã được sử dụng để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng - hiện đã không còn được sản xuất. Điều này cũng có nghĩa là hiện tại chúng ta chưa có một tên lửa đủ khả năng đưa con người lên Mặt trăng, chưa nói đến việc tạo ra một trạm vũ trụ ở đó.

 Tên lửa Saturn V được phóng từ Trái Đất lên mặt trăng

Công ty thám hiểm không gian SpaceX đang tạo ra những tên lửa mới hơn, rộng hơn và có thể thực hiện chuyến du hành đưa con người lên Mặt Trăng, NASA cũng đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh tương tự.

Tuy nhiên, cần lưu ý là một chuyến đi ngắn mang tính thăm dò và việc xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt Trăng là 2 vấn đến khác biệt. Công việc thiết kế trạm vũ trụ được nhận định là rất khó khăn, chúng ta có một cách để làm điều này là tạo từng mảnh của trạm vũ trụ trên Trái Đất, sau đó vận chuyển chúng lên Mặt Trăng để lắp ráp lại, giống như cách xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế. 

Tuy nhiên Trạm Vũ trụ Quốc tế chỉ có khoảng cách 400km so với Trái Đất, 1 con số rất nhỏ so với khoảng cách 384.000km lên Mặt Trăng. Ngoài ra, mỗi chuyến hành trình lên Mặt Trăng sẽ mất thời gian khoảng 3 ngày, chưa kể đến việc tiêu tốn một lượng nhiên liệu đáng kể, có thể gây ra các vấn đề khí hậu trên Trái đất. Một ý tưởng thú vị khác là xây dựng các căn cứ trên mặt trăng từ các vật liệu có sẵn ở đó, hiện chúng ta đang thử nghiệm một loại bê tông Mặt Trăng ở Trái Đất được xem như một vật liệu xây dựng khả thi.

Bê tông trên Trái Đất của chúng ta được trộn từ sỏi hoặc cát, xi măng và nước, những thứ đó không có trên Mặt Trăng, thay vào đó là bụi Mặt Trăng và lưu huỳnh. Những vật liệu này nếu được đun chảy ở nhiệt độ cao và trộn vào nhau có thể tạo ra một khối chắc chắn hơn so với những vật liệu khác ở Trái Đất.

Vấn đề thức ăn và năng lượng

Khi xây dựng trạm vũ trụ chúng ta cũng cần tính toán xem các phi hành gia ở Mặt Trăng cần gì. Những điều kiện thiết yếu nhất vẫn là thực phẩm để ăn, điện chiếu sáng cho các thiết bị, bầu không khí để thở. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu trồng rau bằng phương pháp khác nhau, trong đó việc trồng rau thủy canh có vẻ khả thi hơn. 


Một mô phỏng về cuộc sống trên mặt trăng

Vấn đề năng lượng trên Mặt Trăng có vẻ phức tạp hơn một chút, chúng ta có thể sử dụng năng lượng từ Mặt trời. Tuy nhiên, theo chu kỳ quay của Mặt Trăng thì một trạm vũ trụ cố định sẽ ở dưới ánh nắng mặt trời trong 14 ngày và 14 ngày sau đó là trong bóng tối, điều này có nghĩa là các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời sẽ không thể hoạt động, cần tính đến các phương pháp tạo năng lượng khác, như việc lưu trữ pin. Cũng có một cách giải quyết khác là xây dựng các trạm vũ trụ ở 2 cực của Mặt Trăng và đặt tấm pin mặt trời lên trên bề mặt, chúng sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời liên tục.

Hiện chúng ta cũng chưa có nhu cầu để tạo dựng một cơ sở trên Mặt Trăng, thay vào đó NASA đang có kế hoạch tạo ra một vệ tinh có thể quay quanh mặt trăng. So với tên lửa cần nhiều năng lượng hơn để thoát ra khỏi Mặt Trăng thì một vệ tinh sẽ dễ dàng hơn nhiều, điều này có lẽ tốt hơn là xây dựng một căn cứ trên Mặt Trăng, mở ra cánh cửa cho chúng ta bước vào không gian của hệ Mặt Trời.

Nguồn Thenextweb

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác