7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập

TienCM

Pearl
Smartphone màn hình gập ngày càng phổ biến kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2019. Tuy vậy, những điện thoại này đến giờ vẫn có những điểm hạn chế liên quan đến màn hình, giá bán và phần mềm.

Vết hằn trên màn hình​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Đây là điểm yếu chung trên các smartphone gập hiện nay. Tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn trên các sản phẩm của Samsung và ngày càng hiện rõ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các thiết bị như Huawei Mate X2 hay Oppo Find N có vết hằn mờ hơn nhưng khả năng kháng nước kém hơn các điện thoại gập của Samsung.

Không có khả năng kháng bụi​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Samsung là hãng đầu tiên mang khả năng kháng nước lên smartphone màn hình gập với chuẩn IPX8. Tuy nhiên, chữ X đồng nghĩa các điện thoại gập Samsung không có khả năng kháng bụi. Với thiết kế gập, bụi rất dễ lọt vào bản lề của smartphone, gây hư hỏng hoặc trầy màn hình.

Màn hình kém bền và nhìn rẻ tiền​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Màn hình trên smartphone gập gần đây đã bền hơn và hiển thị chất lượng hơn nhờ công nghệ kính siêu mỏng (UTG). Tuy nhiên, chất lượng màn hình của điện thoại gập vẫn chưa cao bằng điện thoại thanh truyền thống, đặc biệt là độ chắc chắn của màn hình. Chất lượng hiển thị cũng chưa tốt bằng, trong đó lóa sáng là vấn đề thường gặp nhất. Một số hãng như Samsung còn khuyên người dùng không ấn móng tay lên màn hình. Corning đang phát triển kính cường lực siêu mỏng cho thiết bị gập mang tên Willow Glass, tuy nhiên thời gian ra mắt chưa được công bố.

Tối ưu ứng dụng chưa tốt​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Google và Samsung đang tối ưu hệ điều hành cho smartphone gập nhưng một số ứng dụng như Instagram không hỗ trợ tỷ lệ màn hình của điện thoại gập. Nhiều ứng dụng khác cũng hiển thị theo cách tương tự, gây lãng phí không gian. Ngoài ra, hiện khá ít ứng dụng hỗ trợ chế độ Flex mode dành cho điện thoại gập. Trong thời gian tới, Android 12L dành cho smartphone gập và tablet được kỳ vọng sẽ cải thiện việc tối ưu ứng dụng trên điện thoại gập.

Bị cắt giảm cấu hình và một số tính năng​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Hầu hết smartphone gập hiện nay có cấu hình rút gọn đôi chút so với những sản phẩm cùng tầm giá. Ví dụ, Galaxy Z Fold4 vẫn có pin 4.400 mAh tương tự Galaxy S22 Ultra, nhưng không trang bị camera 108 MP. Xiaomi Mi Mix Fold 2 thiếu đi sạc không dây và kháng nước. Lý do đến từ độ mỏng và hệ thống bản lề phức tạp khiến không gian sắp xếp linh kiện trong smartphone gập hạn hẹp hơn điện thoại bình thường.

Chưa bán rộng rãi​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Hiện tại, Samsung, Motorola và Huawei là những thương hiệu bán smartphone gập tại nhiều quốc gia. Trong khi đó, Oppo, Xiaomi hay Vivo vẫn chỉ bán ở thị trường Trung Quốc. Điều đó khiến người dùng chưa có nhiều lựa chọn khi mua smartphone màn hình gập.

Giá đắt đỏ​

7 điểm trừ đến giờ vẫn phải chấp nhận khi mua smartphone gập
Một trong những trở ngại lớn khiến nhiều người e ngại smartphone gập là giá bán. Galaxy Z Fold 4 có giá khởi điểm 41 triệu đồng, trong khi S22 Ultra là 30 triệu đồng. Những sản phẩm như Huawei Mate XS 2 thậm chí đắt hơn (khoảng 50 triệu đồng. Tất nhiên, vẫn có một số mẫu giá dễ chịu như Galaxy Z Flip4 (24 triệu đồng), song điện thoại gập vẫn đắt hơn mức trung bình của smartphone. Trong tương lai, việc nguồn cung dồi dào và việc sản xuất được cải thiện, giá điện thoại gập có thể sẽ dễ chịu hơn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top