9 thiết bị được coi là "ma cà rồng" âm thầm hút điện trong nhà

nhhgiap

Pearl
Ai muốn trả những loại hóa đơn mà thậm chí bạn còn không biết về nó hay không nhận được lợi ích gì từ nó? Dưới đây là một số "ma cà rồng năng lượng" có thể xuất hiện xung quanh nhà bạn.
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà

Thế nào là "ma cà rồng năng lượng"?

Cụm từ này là từ lóng để ám chỉ những thiết bị thụ động làm cạn kiệt năng lượng như những con ma cà rồng trong phim, từ đó làm tăng hóa đơn điện của gia đình bạn. Song, "ma cà rồng năng lượng" không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ như nếu bạn muốn DVR của bạn ghi lại game khi bản thân đang làm việc, thì đương nhiên DVR phải duy trì năng lượng ở mức nào đó để ghi hình vào lúc trò chơi bắt đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ xung quanh ngôi nhà của bạn mà không cần phải luôn luôn cắm điện hoặc luôn ở chế độ chờ. Cách để xác định ma cà rồng năng lượng? Trước khi xác định tên của các loại thiết bị gây lãng phí năng lượng vô ích, bạn cần nhớ rằng, thiết bị càng mới thì sự tối ưu về mọi mặt của nó càng cao hơn, và ngược lại. Vì vậy, nếu đồ vật xung quanh nhà bạn đều mới được mua năm nay hoặc năm trước, bạn không cần lo lắng về "ma cà rồng năng lượng".
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà

Hộp cáp và hộp giải mã tín hiệu

Trở lại đầu những năm 2010, nhiều người đã phàn nàn về cách các hộp giải mã tín hiệu vệ tinh và cáp tiêu tốn năng lượng nhiều như thế nào. Dù đã có mức cải thiện tốt như giảm 50% mức tiêu thụ điện năng của hộp giải mã tín hiệu DVR, nhìn chung chúng vẫn tiêu thụ lượng lớn điện năng. Hộp DVR thông thường có thể cần đến 25W, còn những hộp cáp truyền thống đơn giản vẫn sử dụng đến 15W.

TV

Nghe có vẻ lạ khi TV hiện đại vẫn lọt top thiết bị gây lãng phí điện. Một vài trong số những TV mới nhất có tính năng tối ưu khi không sử dụng và thường chỉ tốn 1W điện, nhưng phần còn lại thì không như vậy. TV phổ thông giờ đây đều tốn từ 10-20W khi ở chế độ chờ.

Thiết bị chơi game

Console cũ sẽ không nằm trong danh sách này vì chúng không có tải lượng ảo. Tuy nhiên, nghịch lý là các console mới lại là thủ phạm gây lãng phí điện. Tất cả chức năng ngầu lòi mà nhà sản xuất giới thiệu với bạn như kích hoạt tức thì hay khả năng download một tựa game nào đó ngay sau khi bạn mua nó online trên máy tính hay điện thoại, đều đi kèm với cái giá phải trả là 10-15 watt điện chờ.
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà
Nếu tìm hiểu kỹ, bạn có thể thay đổi cài đặt năng lượng chờ của console, tắt các tính năng “mì ăn liền” và chuyển sang chế độ chờ công suất thấp với mức tiêu tốn chỉ khoảng vài watt.

Loa, bộ đầu thu và hệ thống âm thanh

Cho dù bạn sở hữu máy hát âm thanh nổi với một bộ đầu thu, một dàn âm thanh, hay bộ loa bạn đã cắm để kết nối với Chromecast Audio hoặc bộ điều hợp Sonos, tất cả đều là ma cà rồng năng lượng. Một thứ nhỏ như Google Nest Mini mà bạn đã gắn vào hệ thống âm thanh toàn ngôi nhà của mình chỉ sử dụng 2W nguồn điện ở chế độ chờ. Nhưng những chiếc loa lớn hơn, chẳng hạn như một cặp loa tháp có hỗ trợ Bluetooth tích hợp hoặc bộ thu âm thanh có thể tiêu thụ 15W ở chế độ chờ.
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà
Điều tương tự cũng xảy ra với dải loa. Ở chế độ chờ, nó có khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng khoảng 7-10W, với các dòng cũ hơn, mọi thứ còn khủng khiếp hơn.

PC

Nếu bạn để máy tính bật, nhưng chỉ có màn hình “sleep”, lượng điện ở chế độ chờ của PC sẽ là bất cứ thứ gì đã được kích hoạt trước đó, như một app đang chờ tải. Không bất ngờ khi quá trình này có thể ngốn tận 100W. Mặt khác, chế độ sleep, khi máy tính của bạn không phải ở chế độ ngủ đông mà chỉ ở trạng thái năng lượng thấp, chỉ tiêu tốn đâu đó từ 3-10W. Chế độ ngủ đông hoạt động tương tự như chức năng tắt, và mức tiêu thụ năng lượng chờ duy nhất sẽ là một phần điện nhỏ cần thiết khi tắt máy tính.

Laptop

Cũng giống như PC, laptop cũng tiêu tốn năng lượng khi ở chế độ chờ. Khi tắt hoàn toàn, năng lượng duy nhất mà máy tiêu thụ là để giữ cho pin luôn ở trạng thái tắt, thường tốn khoảng 1 watt. Song, chế độ sleep sẽ đẩy mức tải ảo lên từ 2-5W. Nếu bạn để laptop chạy nhưng tắt màn hình, năng lượng chờ có thể lên đến 10-30W.

Máy in và thiết bị ngoại vi máy tính

Nguồn điện ở chế độ chờ của máy in có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào kích thước và tuổi máy in. Một máy in nhỏ gọn còn mới và không có chức năng kết nối mạng sẽ chỉ tiêu thụ 3-5W, nhưng chỉ cần nâng cấp lên máy in có kết nối mạng nhỏ gọn thì năng lượng chờ của nó sẽ là 10-20W.
9 thiết bị được coi là ma cà rồng âm thầm hút điện trong nhà
Kết nối một đống các vật dụng văn phòng liên quan khác như hệ thống loa 2.1, màn hình PC, VoIP hoặc điện thoại vô tuyến, năng lượng chờ lại được cộng thêm 5-10W.

Dụng cụ nhà bếp

Khi nói đến các thiết bị nhà bếp, mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ rất đáng lưu ý. Một chiếc lò vi sóng cổ có thể tiêu thụ 10-15W điện năng nhàn rỗi vì nó được chế tạo khi không ai quan tâm đến hóa đơn điện, nhưng bạn nên chuyển sang một chiếc lò vi sóng mới hơn để chỉ tiêu tốn 0.5W. Có thể bạn sẽ không rút phích cắm của bếp hoặc lò vi sóng để tiết kiệm vài chục nghìn tiền điện mỗi năm. Tuy nhiên, bạn nên rút phích cắm bất cứ thiết bị gì có màn hình điện tử hoặc những tính năng tích hợp luôn bật. Việc đổi từ một cái lò vi sóng có năng lượng chờ là 10W sang cái khác chỉ có 0.5W, sẽ giúp bạn tiết kiệm được vài trăm nghìn.

Củ sạc

Có thể bạn sẽ thấy vô lý khi thấy cái tên này xuất hiện ở đây, tại sao nó lại tốn điện khi không có thiết bị nào lấy điện cơ chứ? Những bộ sạc cơ bản mà mọi người thường dùng để sạc dụng cụ trong gia đình như máy khoan, dụng cụ sân vườn, máy hút bụi có thể tiêu thụ 3-5W ngay cả khi đã rút pin khỏi bộ sạc. 5W nghe có vẻ không phải là con số quá lớn, nhưng hãy tưởng tượng phòng nào trong nhà bạn cũng có một thiết bị đang gây lãng phí như vậy thì việc rút củ sạc sau khi sử dụng sẽ rất có ích cho túi tiền của bạn. >> Các hội nhóm anti vaccine trên Facebook lợi dụng emoji trái cây để qua mặt kiểm duyệt viên Nguồn: How to Geek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top