Câu chuyện về studio hậu kỳ làm biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh mãi mãi

Trong 47 năm qua, người yêu điện ảnh có lẽ đã được chứng kiến những tác phẩm của Industrial Light and Magic (ILM), kể cả khi họ chẳng nhận ra điều đó. Nguyên nhân là vì, đội ngũ ILM chuyên làm khâu hậu kỳ, tạo ra những kỹ xảo hình ảnh đầy sáng tạo và chân thực, giúp người xem tạm quên đi sự hư cấu trong quá trình thưởng thức những tác phẩm như Công viên Kỷ Jura (1993), Người máy biến hình (2007), Chiến tranh giữa các vì sao, và Cướp biển vùng Caribbe.
Mới đây, một series phim tài liệu kéo dài 6 phần, mang tên “Light and Magic”, đã cho khán giả cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về studio huyền thoại này. Series được phát hành trên nền tảng stream Disney+ vào ngày 27/7 sẽ tập trung vào lịch sử và những ảnh hưởng của ILM, studio được đạo diễn và nhà sản xuất George Lucas thành lập năm 1975 trong giai đoạn phát triển Chiến tranh giữa các vì sao.
Trailer của series phim tài liệu Light and Magic.
Trailer của series “Light and Magic” cho thấy một cái nhìn chớp nhoáng về nguồn gốc của ILM, nơi đã phát triển nên những kỹ thuật và công nghệ kỹ xảo mang tính tiên phong, góp phần cách mạng hóa ngành công nghiệp điện ảnh. Phóng viên Germain Lussier đã viết trên trang Gizmodo rằng, ILM “đã thay đổi thế giới theo đúng nghĩa đen”
Kỹ xảo hình ảnh tạo nên ma thuật khiến mọi người muốn đi xem phim” - Lucas nói trong trailer. “Phim ảnh là những hiệu ứng đặc biệt”.
Công ty này, vốn là một nhánh con của Lucasfilm, đã giành được vô số giải thưởng kể từ khi ra đời, bao gồm 3 giải Emmy, 15 giải Academy về hiệu ứng hình ảnh tốt nhất, và 33 giải Academy về khoa học và kỹ thuật. Ngày nay, đây là nơi tập trung của hơn 1.200 tài năng từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm các họa sỹ, kỹ sư phần mềm, đạo diễn nghệ thuật, biên tập viên, nhà sản xuất, họa sỹ đồ họa máy tính, và kỹ thuật viên - tất cả cùng chia sẻ chung một nhiệm vụ: hợp tác với các nhà làm phim để biến những khung cảnh mà bạn chỉ có thể thấy trong mơ thành hiện thực.
Câu chuyện về studio hậu kỳ làm biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh mãi mãi
Một cảnh trong Light and Magic.
Trong những ngày đầu của mình, công ty này đã được đánh giá là bậc thầy về những kỹ thuật hiệu ứng hình ảnh truyền thống, ví dụ như nhiếp ảnh màn hình xanh, tranh mờ (matte painting), và dựng mô hình/tiểu họa. Sau đó, họ bắt đầu cải tiến, tìm cách sử dụng đồ họa máy tính và dựng ảnh kỹ thuật số trong phim điện ảnh và phát triển ra nhiều công nghệ mới trong suốt quá trình hoạt động.
ILM là cha đẻ của nhiều nhân vật ảo dựng bởi máy tính đầu tiên trên màn bạc, mà bạn có lẽ đã thấy trong các phim như Vực sâu (1989), Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét (1991), và Công viên Kỷ Jura. Trong ngành công nghiệp điện ảnh, công ty này còn nổi tiếng với khả năng kết hợp ảnh kỹ thuật số siêu thực vào các thước phim.
Gần đây, công ty đã phát triển một nền tảng sản xuất ảo hóa thời gian thực mới gọi là StageCraft, cho phép các nhà làm phim tận dụng những màn hình bao quanh các diễn viên để dựng nên bất kỳ địa điểm nào trên thế giới một cách chân thực. Có nghĩa là, các nhà làm phim có thể quay ngay trong studio thay vì phải di chuyển đến những nơi xa xôi để có được thước phim như ý muốn, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Cho đến nay, đội ngũ ILM đã tham gia vào hơn 350 phim, bao gồm 25 trong số 50 bom tấn phòng vé toàn cầu. Bản thân bộ phim tài liệu về họ cũng có sự góp mặt của một số tên tuổi khá “nặng ký”. Nhà biên kịch của Chiến tranh giữa các vì sao và Indiana Jones, Lawrence Kasdan, đảm nhiệm vai trò đạo diễn cho series, và nội dung của nó bao gồm nhiều cảnh phỏng vấn với Lucas, Steven Spielberg, James Cameron, Ron Howard, Robert Zemeckis, và một số nhà làm phim có sức ảnh hưởng khác.
Câu chuyện về studio hậu kỳ làm biến đổi ngành công nghiệp điện ảnh mãi mãi
Một cảnh trong Light and Magic.
Hồi tưởng lại chặng đường của ILM để phục vụ quá trình dựng phim tài liệu cũng là một trải nghiệm đặc biệt thú vị, kể cả với những người đã từng trực tiếp thực hiện cuộc hành trình đó.
Quả là một nơi tuyệt vời” - Kasdan nói trong một sự kiện Chiến tranh giữa các vì sao hồi cuối tháng 5. “Ban đầu không ai biAết mọi chuyện sẽ ra sao. Chúng tôi phải ứng biến cực nhiều, và phải thảo luận với nhau liên tục. Mọi người đều nhận ra rằng những kỹ năng mà họ có có thể được mở rộng ra rất nhiều. Trong 40 - 50 năm, đó là nơi mà những thiên tài có thể thực sự thể hiện năng khiếu thiên bẩm của họ”
Tham khảo:
SmithSonianMag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top