Chuyên trang RTings tiết lộ sự thật động trời về TV LCD siêu mỏng, bảo sao cứ hết bảo hành là hỏng!

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
RTings là chuyên trang đánh giá và thử nghiệm sản phẩm nổi tiếng của Mỹ, đặc biệt ở lĩnh vực TV. Mới đây, họ đã công bố kết quả thử nghiệm độ bền TV dựa trên kiểm chứng 100 sản phẩm từ năm 2022 đến nay. 100 chiếc TV tham gia bài test độ bền đã chạy trên 10.000 giờ, tương ứng khoảng 6 năm sử dụng trung bình ở 1 hộ gia đình Mỹ.

1722932169601.png


Càng mỏng càng kém bền!​


Kết quả cho thấy 1 khía cạnh đáng lo ngại trong độ bền TV ngày nay. Có 18 chiếc TV OLED đã bị burn-in do phát liên tục nội dung từ kênh CNN, đây là chuyện bình thường bởi từ lâu chúng ta đã biết về tình trạng burn-in của OLED. Nhưng đáng chú ý hơn, trong số 82 chiếc TV LCD thử nghiệm độ bền thì trên 25% bộc lộ các vấn đề hư hại sau đó.

TV LCD có 2 dạng bố trí đèn nền là LED viền (Edge LED) và LED toàn mảng (full-array). Đối với loại full-array, nếu bổ sung tính năng làm mờ cục bộ (local dimming) thì sẽ trở thành FALD LED, dạng bố trí đèn nền cao cấp nhất. Trong bài test RTings, 7/11 mẫu TV LCD Edge LED đã bị lỗi đồng nhất màu sắc, trong khi 1 mẫu khác thì hỏng hoàn toàn.

1722932239366.png

Mẫu Samsung AU8000 đã bị hư hỏng chỉ sau khoảng vài trăm giờ chạy, kia là ảnh chụp sau hơn 2.000 giờ chạy

Nhìn sang loại đèn nền full-array, chỉ có 14/71 (khoảng 20%) xuất hiện lỗi đồng nhất. Chuyên trang đã kiểm tra kỹ lưỡng giữa những thương hiệu khác nhau và tầm giá khác nhau, rút ra kết luận rằng TV LCD càng mỏng thì càng có nguy cơ hư hỏng. Và loại LED viền có tỉ lệ cao hơn hẳn loại LED full-array. Chúng dễ bắt gặp các tình trạng sau sau vài năm sử dụng:
  • Tấm phản quang bị cong vênh.
  • Tấm dẫn sáng bị nứt vỡ.
  • Cháy chip LED do quá nhiệt.
RTings lưu ý rằng, các trường hợp hư hỏng chủ yếu rơi vào TV LED viền (LCD Edge LED) khi chạy ở độ sáng cao trong thời gian dài.

1722932413440.png

Dải đèn LED của Samsung Q7F ở dưới cạnh đáy

1722932523472.png

Nhiệt độ tập trung dưới cạnh đáy của Samsung Q70A

Câu chuyện về nhiệt và tản nhiệt​


Khi các nhà sản xuất liên tục tìm cách giảm độ mỏng để gây ấn tượng về mặt thiết kế, người dùng càng phải cẩn trọng. Mặc dù chọn TV dày chưa chắc đã đảm bảo an toàn hơn, ít hỏng hóc hơn, nhưng nó vẫn giảm bớt rủi ro cho bạn so với LED viền.

Trong thử nghiệm của RTings, rất nhiều TV đến từ Samsung và LG vì họ là 2 thương hiệu phổ biến. Kết quả chỉ ra, chưa đến 10.000 giờ đã xuất hiện 1 số sự cố trên TV Samsung hoặc LG. Mẫu Samsung Q70A hoạt động khá ổn định, nhưng Samsung AU8000 đã nhanh chóng bị hư hại đèn nền, tình trạng tệ nhất.

1722932684031.png

Samsung Q7F khi bật đèn nền phát sáng

1722932725259.png

Tấm phản quang được phủ lên trên lớp đèn nền

1722932775205.png

Tấm dẫn sáng phủ lên trên cùng giúp tỏa ánh sáng đều khắp màn hình

Để chiếu sáng, TV LCD sẽ phát sáng đèn nền LED và bất cữ chỗ nào có LED, chỗ đó tỏa ra nhiều nhiệt hơn hẳn. Các TV LCD LED viền thường đặt dải LED ở dưới đáy, nối tấm tản nhiệt với mặt lưng. Thiết kế này tập trung nhiều nhiệt lượng ở cạnh đáy TV nên tối ưu kém.

Còn ở TV LCD LED full-array, ví dụ Sony X90L, có 160 LED trải đều ở khung phía sau tấm nền. Không gian rộng rãi hơn, nhiệt lượng tỏa ra đều xung quanh. Trái lại, mẫu LG QNED80 lại nhồi nhét 180 LED chỉ vào cạnh dưới, tương tự Q70A và The Frame của Samsung.

1722932884722.png

Sony X90L có mặt lưng chi chít đèn LED đang phát sáng

1722932946663.png

Tấm khuếch tán phủ lên trên giúp ánh sáng tỏa đều ra khắp màn hình


Để ánh sáng từ hệ thống đèn nền này truyền tới toàn bộ màn hình, họ sử dụng một tấm polymer chuyên dụng gọi là tấm dẫn sáng (LGP) để phân phối ánh sáng từ dưới lên trên màn hình.

Đây là 1 thành phần quan trọng đối với loại LED viền vì không có nó, ánh sáng không đồng đều trên màn hình có thể khiến chiếc TV không sử dụng được. Còn ở TV full-array, đèn nền phát trực tiếp tới tấm nền nên không cần tấm dẫn sáng mà dùng 1 tấm khuếch tán khác.

1722932993683.png

Samsung Q60T sử dụng LED viền

1722933039624.png

Sony X85J sử dụng LED full-array

Nhờ bố trí này, full-array cung cấp ánh sáng trải rộng và đều khắp màn hình, hứa hẹn chất lượng hình ảnh tốt hơn LED viền. Và dĩ nhiên, nhiệt lượng cũng theo đó mà rải đều khắp nơi, thay vì co cụm dưới cạnh đáy.

RTings sử dụng camera tầm nhiệt để đo lường nhiệt lượng tỏa ra khi TV chiếu sáng đèn nền. Có thể thấy loại LED viền sẽ tập trung ở dưới còn full-array rải đều khắp màn hình.

Không có sự khác biệt thương hiệu​


Chuyên trang công nghệ khẳng định không có sự khác biệt bởi khi thiết kế, dù là Samsung hay LG thì về cơ bản LED viền vẫn sẽ như nhau. So sánh với loại TV full-array thì đều có khả năng tản nhiệt kém như nhau.

1722933166409.png

Biểu đồ đo nhiệt tỏa ra từ màn hình Samsung AU8000

Chiếc Samsung AU8000 bị hỏng rất nặng cho thấy nhiệt lượng tập trung ở dưới đáy, nơi đặt dải LED. 2 điểm nóng khác là bộ nguồn và bo mạch nằm ở 2 khoảng trung tâm 2 bên màn hình.

Khi họ mổ xẻ bên trong, phát hiện thấy tấm phản quang đã bị cong vênh do tác động từ hiện tượng quá nhiệt. Chính vì thế mà TV bị hư hỏng hình ảnh vì không thể phân phối ánh sáng đồng đều.

1722933248121.png

Tấm phản quang cong vênh do tác động của nhiệt từ đèn LED

1722933344027.png

Và đây là hậu quả khi tấm phản quang bị cong vênh

Sự cong vênh lan rộng khắp tấm phản quang, từ phần đáy của nó gần đèn LED cho đến các điểm trung tâm của nó, nơi có bộ nguồn và bo mạch chủ. Nhưng ngay cả tấm dẫn sáng cũng xuất hiện 1 số vết nứt.

Sau khi kiểm tra kỹ, các chuyên gia RTings phát hiện đèn LED trong TV đã khiến tấm dẫn sáng bị tan chảy 1 phần xung quanh ở cạnh đáy, nơi tập trung đèn LED. Ngoài ra, một số đèn LED của AU8000 đã bị cháy.

1722933444256.png

Tấm dẫn sáng bị nứt vỡ bên trong AU8000

1722933507031.png

Hiển thị bị lộ ra lỗi vì tấm dẫn sáng không còn nguyên lành

Vậy là đã rõ, nhiệt lượng không được xử lý cẩn thận và các thành phần thiết kế cũng là loại rẻ tiền, đã dẫn tới hư hại nghiêm trọng cho mẫu TV Samsung AU8000. Bao gồm cháy đèn LED, tấm dẫn sáng lẫn tấm phản quang đều hỏng. Chất lượng hình ảnh đi xuống rõ rệt.

Khi mở nội thất của một số mẫu TV Samsung và LG khác, RTings nhanh chóng phát hiện gần như chúng đều xảy ra như nhau bất kể mẫu mã đắt hay rẻ, hay đến từ những thương hiệu khác nhau. Ngoài tình trạng tấm dẫn sáng lẫn tấm phản quang bị hư hỏng, cháy LED cũng xuất hiện trên LG QNED80 dù tình trạng nhẹ hơn so với Samsung AU8000.

1722933662366.png

LG NANO85 bị hỏng tấm phản quang

1722934022525.png

LG QNED80 hỏng tấm phản quang

1722934060345.png

Samsung The Frame hỏng phản quang

1722934101776.png

Samsung Q60B hỏng phản quang

1722934192324.png

LG QNED80 lỗi hiển thị vì bị nứt vỡ tấm dẫn sáng

1722934264717.png

LG QNED80 có vết cháy sém ở quanh 1 đèn LED

Tại sao TV LCD LED viền vẫn rất phổ biến?​


Từ những bằng chứng thực tế, RTings kết luận các TV LCD LED viền gặp nhiều vấn đề do nhiệt lượng sinh ra từ dải đèn LED. Họ cho rằng sớm hay muộn cũng sẽ hỏng và đắt hay rẻ cũng bị không khác biệt. Vì về cơ bản thiết kế của chúng giống nhau bất kể mẫu mã và nhà sản xuất.

Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là loại TV phổ biến nhất trên thị trường. Chuyên trang nhận định TV LCD LED viền thường có chất lượng kém hơn TV LCD full-array. Ví dụ, Samsung The Frame là mẫu LED viền có điểm trung bình cao nhất đạt 7,9, không quá xuất sắc so với các mẫu full-array khác (Sony X90L đạt 8,1 điểm).

1722934346688.png


1722934479089.png

Samsung The Frame bị hở sáng vì tấm dẫn sáng hư hại


1722934509289.png

1722934540073.png

TV Samsung trưng bày trong 1 nhà hàng cũng bị lỗi hiển thị, khi soi kỹ sẽ thấy những vệt sáng nhạt màu hơn khu vực xung quanh nổi lên ở phía dưới, nơi bố trí đèn nền LED

Mặc dù bản thân công nghệ này đã tồn tại nhược điểm như đã nêu ở trên, song, chúng phổ biến không hoàn toàn đến từ chi phí sản xuất rẻ hơn. Sở dĩ dễ bắt gặp loại này vì thị hiếu của khách hàng. Nhờ LED viền mà nhà sản xuất có thể giảm độ mỏng TV, từ đó thu hút chú ý của người mua. Chính vì doanh số dòng này luôn lớn nên các hãng tích cực chạy đua độ mỏng.

Nhưng thực tế, Samsung là 1 trong các hãng quan tâm nhiều nhất khía cạnh thiết kế TV và những TV siêu mỏng của họ, không ít lại sử dụng đèn nền full-array. Thực tế, 5/10 chiếc TV LCD mỏng nhất của RTings do Samsung sản xuất và trang bị đèn nền full-array. Nếu bạn muốn vừa mỏng vừa bền thì phải chịu chi hơn để mua những mẫu này.

Suy cho cùng, nếu không quá ham mê độ mỏng và thiết kế thời trang, bạn có thể chọn các TV LCD trang bị đèn nền LED full-array hoặc cao cấp hơn là LED FALD (miniLED).

 
  • 1722932528175.png
    1722932528175.png
    1 MB · Lượt xem: 87


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top