Cuối cùng, Sở GTVT Hà Nội đã "công nhận" BRT thất bại với việc đề xuất cho xe buýt thường, xe từ 24 chỗ chạy vào làn BRT

Sở GTVT Hà Nội đề xuất cho xe từ 24 chỗ, xe công vụ, xe buýt thường, xe cứu nạn được đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT. Tuyến đường BRT dài có 14,77 km, được đầu tư 53,3 triệu USD (tương đương 1.160 tỷ đồng, thời giá cuối 2015) vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và trả nợ trong 30 năm. Vận hành từ ngày 1/1/2017, được bố trí chạy trong làn dành riêng, tuyến BRT có vạch sơn kết hợp với lắp dải phân cách cứng tại 3 nút giao thông ngoài một số điểm lưu thông hỗn hợp. Năm 2015, khi khai trương tuyến BRT có 35 xe buýt kích thước 12,2m x2,5m, sức chứa 90 hành khách. Xe được lắp ráp tại Việt Nam, linh kiện chính nhập khẩu Nhật, Đức… giá khoảng 7,2 tỷ đồng. Tuyến BRT còn cần các nhà chờ xe buýt giá 2 tỷ; cầu vượt dẫn vào nhà chờ giá 5 tỷ…
Cuối cùng, Sở GTVT Hà Nội đã công nhận BRT thất bại với việc đề xuất cho xe buýt thường, xe từ 24 chỗ chạy vào làn BRT
Dư luận bấy lâu nay đã chê dự án BRT vừa tốn kém, đắt tiền lại kém hiệu quả và gọi đây là một thất bại. Thực tế, tuyến xe buýt BRT lại phần lớn chạy trên đoạn đường thường xuyên bị tắc, do đó vào giờ cao điểm nhiều ô tô, xe máy chạy vào đường BRT. Khi bị phạt gắt gao vì lấn làn BRT, lượng ô tô vào BRT đã giảm, nhưng không thể cấm được xe máy đi vào tuyến đường này. Đến nay, việc Sở GTVT đề xuất cho xe chạy vào đường BRT, mặc dù không phải tất cả các loại xe, là một minh chứng cho thấy ngay cả Sở GTVT Hà Nội cũng đã phải công nhận sự thất bại của tuyến đường BRT.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top