‘Đảo thiên đường’ là tỉnh nghèo nhất Nhật Bản với nhiều tệ nạn như mại ***, nghiện rượu, ******,...

Người dân địa phương lo lắng rằng nếu không được cải thiện, tình trạng nghèo đói sẽ ăn sâu vào bản sắc văn hóa của tỉnh. Theo Vice, giống như nhiều hòn đảo khác trên thế giới, ‘đảo thiên đường’ của Nhật Bản cũng in hằn dấu vết của thời gian.
‘Đảo thiên đường’ là tỉnh nghèo nhất Nhật Bản với nhiều tệ nạn như mại dâm, nghiện rượu, tự sát,...
Những cơn sóng vỗ về bờ cát trắng chứng kiến lũ trẻ nô đùa từng ngày. Cuộc sống của người dân cứ dập dềnh theo dòng thủy triều lên xuống mỗi ngày. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đó lại tương phản hoàn toàn với cuộc sống của người dân nơi đây.
Được mệnh danh là “thiên đường” của Nhật Bản, Okinawa có tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước. Sự ‘nghịch lí’ này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Người dân lo lắng khi giờ đây nghèo đói đeo bám họ và gần như trở thành một phần bản sắc văn hóa Okinawa.
Kana Tsuyama, có một cô con gái 5 tuổi, là một bà mẹ đơn thân ở Okinawa. Cô là một trong số hàng nghìn phụ nữ ở đây nuôi con một mình — tỉnh có 1,5 triệu cư dân này đứng đầu về tỷ lệ mẹ đơn thân.
Tsuyama không nghĩ rằng cô ấy có thể tồn tại nếu không có công việc làm bà chủ một câu lạc bộ. Cô chia sẻ với VICE World News: “Nhiều người ở Okinawa trông chờ vào lương để sống. Số tiền tôi kiếm được trong một ngày sẽ chuyển trực tiếp để đóng học phí cho con tôi hoặc mua những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Công việc hàng ngày không đủ giúp tôi trang trải những nhu cầu cơ bản đó”.
Ở Nhật Bản, nghèo đói hoành hành gần một nửa số hộ gia đình có cha mẹ đơn thân (87% trong số này là gia đình của các bà mẹ đơn thân). Ở Okinawa, tỷ lệ trẻ em nghèo ở mức cao đáng báo động - khoảng 30%, gần gấp đôi mức trung bình của cả nước. Bản thân Tsuyama từng trải qua thời kỳ nghèo khó trước khi chuyển về sống với bố mẹ.
‘Đảo thiên đường’ là tỉnh nghèo nhất Nhật Bản với nhiều tệ nạn như mại dâm, nghiện rượu, tự sát,...
Tsuyama, một bà mẹ đơn thân ở Okinawa
Theo Kotaro Higuchi, một giáo sư từ Đại học Okinawa, người nghiên cứu về nghèo đói và kinh tế ở tỉnh, tỷ lệ nghèo đói cao ở các bà mẹ trẻ đơn thân khiến nhiều người trong số họ chuyển sang hoạt động bán *** – đây là cách được cho là dễ dàng nhất để kiếm tiền thanh toán các hóa đơn. Những phụ nữ bỏ học để lập gia đình “sẽ không có đủ trình độ cần thiết để làm một công việc văn phòng và do đó họ không có công việc toàn thời gian”. Vì vậy, họ sẽ phải làm việc nhà và nhiều công việc khác đến tận 2 giờ sáng, điều này quá sức đối với bất kỳ cá nhân nào và có thể khiến trẻ em bị bỏ bê.
Tsuyama tính toán có khoảng 60% tiếp viên tại câu lạc bộ của mình là mẹ đơn thân. Đây là một trong nhiều công việc trong ngành công nghiệp tình dục của Okinawa. Cô cho biết thường có những cô gái đến và nói với cô rằng: “Tôi đang độc thân” hoặc “Tôi sắp ly hôn, vì vậy hãy cho tôi biết tôi có thể tìm việc làm tiếp viên ở đâu”. Ở Nhật, các nữ tiếp viên giữ chân khách hàng bằng cách rót đồ uống và ngồi trò chuyện cùng khách hàng.
Nhưng bối cảnh tỷ lệ nghèo đói tăng cao ở Okinawa tạo ra mối quan hệ phức tạp của tỉnh với phần còn lại của Nhật Bản. Điều này còn liên quan đến lịch sử chiếm đóng của nước ngoài ở đây.
Okinawa, từng là một quốc gia độc lập do Vương quốc Ryukyu cai trị, bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1879 và sau đó là 1 tỉnh của nước này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch chiếm đóng Nhật Bản của Hoa Kỳ và bị tàn phá bởi giao tranh. Ước tính khoảng 200.000 dân thường đã thiệt mạng trong trận Okinawa, một trong những trận chiến trên bộ đẫm máu nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương.
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ chiếm Okinawa cho đến năm 1972 trước khi trao trả nó cho Nhật Bản. Yuko Irie, một người Okinawa bản địa và là trợ lý giáo sư nghiên cứu về nghèo đói trẻ em tại Đại học Tokyo Gakugei cho biết: “Ảnh hưởng của văn hóa Hoa Kỳ từ sự chiếm đóng 28 năm đến sự hiện diện của các căn cứ thủy quân lục chiến lớn của nước này ngày nay khiến người dân Okinawa khó có thể tái hòa nhập vào xã hội Nhật Bản”.
Yuko Irie nói tiếp: “Okinawa đã trở về với Nhật Bản sau khi đất nước này đã trải qua sự phát triển kinh tế vượt bậc trong những năm 60. Vì vậy, họ phải rất khó khăn để học hỏi và bắt kịp mọi thứ”. Khoảng cách vật lý của Okinawa với phần còn lại của Nhật Bản cũng khiến thương mại trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ của Nhật Bản năm 1973 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng vọt và kết quả là Okinawa phải vật lộn để tìm chỗ đứng kinh tế. Higuchi cho biết nghèo đói không còn đơn thuần là một vấn đề kinh tế, mà là một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người dân trong tỉnh. Ông chỉ ra rằng vào năm 2018, Okinawa có tỷ lệ ***** cao nhất cả nước.
Nghiện rượu và tử vong liên quan đến say rượu là những vấn đề xã hội khác có liên quan đến nghèo đói ở Okinawa. Năm 2017, tỉnh có tỷ lệ tử vong do bệnh gan liên quan đến rượu cao nhất ở cả phụ nữ và nam giới.
‘Đảo thiên đường’ là tỉnh nghèo nhất Nhật Bản với nhiều tệ nạn như mại dâm, nghiện rượu, tự sát,...
Teruyuki Fukumoto
Teruyuki Fukumoto là một người đã đấu tranh với chứng nghiện rượu từ năm 18 tuổi. Anh cho biết mình nghiện rượu khi bắt đầu làm việc tại izakaya (quán bar Nhật Bản) ở độ tuổi 20. Được khách hàng khuyến khích uống rượu, Fukumoto nhanh chóng nhận ra mình uống suốt cả ngày.
Anh chia sẻ: “Tôi nghiện rượu đến mức bắt đầu uống từ sáng. Tôi muốn bỏ ngang công việc vì không thể ngừng uống rượu. Sếp của tôi sẽ đưa ra cảnh báo, nhưng tôi không thể dừng lại. Tôi đã bị sa thải, rồi vô gia cư. Tôi đã trộm rượu để uống và bị bắt đi tù vì điều đó. Tôi đã ra vào tù đến 5 lần”.
Các học giả lo lắng rằng ảnh hưởng của nghèo đói là theo chu kỳ và có thể vượt qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Okinawa đã bắt đầu các bước xóa đói giảm nghèo.
Tỉnh đã thành lập một trung tâm tham vấn và một hệ thống quỹ phúc lợi cho vay để hỗ trợ người dân địa phương gặp khó khăn về tài chính. Họ cũng nới lỏng các quy định về yêu cầu cho vay và kéo dài thời hạn thanh toán để khuyến khích mọi người tìm kiếm hỗ trợ tài chính.
Thống đốc Okinawa Denny Tamaki nói với VICE World News: “Những người thực sự gặp khó khăn về tài chính không lo lắng về tiền bạc của ngày mai; họ phải nghĩ về ngày hôm nay”.
Nhưng với Tsuyama, vay tiền không phải là vấn đề. Chính những tác động tâm lý của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống - hoặc sự thiếu hụt nó - đối với con gái khiến cô ấy phiền lòng.
Cô nói: “Tôi lo lắng về sự ổn định tình cảm của con gái trong tương lai. Khi tôi đi vào ban đêm, con bé khóc và xin tôi đừng đi. Nhưng tôi hứa với con rằng tôi sẽ luôn trở về nhà. Và tôi trở về, mang theo nhiều tiền cho con bé xem”.
Tsuyama nói, cô ấy không xấu hổ vì là một nữ tiếp viên câu lạc bộ. Tuy nhiên, cô ấy không muốn con gái mình phải sống như vậy. Một cuộc sống mà mỗi quyết định của cô đều bị hủy hoại bởi sự căng thẳng và tính thực tế tuyệt đối.
Thay vào đó, cô ấy muốn bảo vệ niềm vui trẻ thơ cho con mình.
Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top