Đi sai làn để tránh chướng ngại vật, tôi có bị phạt không?

Nhiều người thường có thắc mắc về việc có bị phạt khi đi sai làn để tránh chướng ngại vật khi tham gia giao thông. Dưới đây là lời giải đáp.
Làn đường đề cập đến một phần của đường xe chạy được chia thành các phần theo chiều dọc của đường, đảm bảo độ rộng đủ cho việc xe chạy an toàn. Một đoạn đường xe chạy có thể bao gồm một hoặc nhiều làn đường (theo quy định của Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ).
Đi sai làn để tránh chướng ngại vật, tôi có bị phạt không?
Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ trên mặt đường xe chạy, vỉa hè, hoặc các công trình giao thông khác, nhằm quy định trật tự giao thông, chỉ rõ kích thước giới hạn của các công trình giao thông và hướng đi của làn đường xe chạy (theo quy định của Điều 52 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).
Theo quy định hiện hành, không xử phạt hành chính đối với các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính vì phòng vệ chính đáng;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Do đó, khi đi sai làn đường để tránh chướng ngại vật, được coi là việc làm trong tình thế cấp thiết. Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Người điều khiển phương tiện trong trường hợp này sẽ không bị xử phạt, tuy nhiên, cần tuân thủ quy định khi thực hiện việc chuyển làn xe.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top