Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài

Phía sau một cửa hàng đồ cũ ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, là câu chuyện về một anh chàng chuyên làm một nghề mà nhiều người có lẽ sẽ xem là một lựa chọn khá “dị”.
Từ diện mạo ở nơi làm việc của Wu Kaisi - râu ria xồm xoàm, tóc dài, mặc áo thun và quần đùi - bạn có thể chẳng đoán được anh này có đầy đủ những kỹ năng và bằng cấp để hành nghề luật sư.
Sinh năm 1995, xuất thân từ tỉnh Sơn Tây, lớn lên trong một gia đình đặt khá nhiều kỳ vọng vào sự nghiệp tương lai của con cái, Wu tưởng như đã bước trên con đường đến giấc mơ khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân trường luật thuộc Đại học Công nghệ Nam Trung Hoa ở Quảng Châu vào năm 2016.
Nhưng bỗng một ngày, anh khám phá ra thứ mà một số người xem là đồng nát, và số phận buộc anh phải nhanh chóng đưa ra quyết định về con đường sự nghiệp sẽ bước tiếp trong tương lai. Bất ngờ thay, anh chọn những món đồng nát kia.
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Trên thực tế, “đồng nát” ở đây là hằng hà sa số những món đồ đã qua sử dụng được anh bán trong cửa hàng của mình ở quận Phiên Ngung, Quảng Châu. Ước tính có hơn 100.000 món đã được anh thu thập và mua lại từ cả trong nước lẫn nước ngoài.
Người khác có thể không hiểu được sự vui thích và hào hứng mà tôi cảm nhận được khi mò mẫm những món đồ đã qua sử dụng, nhưng khi làm vậy, tôi đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống” - Wu nói.
Sau khi tốt nghiệp đại học vào 6 năm về trước, anh chọn rời xa ngành luật, chuyển sang thỏa mãn đam mê thực sự của bản thân - thu thập những món đồ đã qua sử dụng, và sau đó là mở một cửa hàng để kiếm sống từ chúng.
Bất kỳ thứ gì bạn kể ra, cửa hàng của Wu cũng có thể có: một chiếc...toilet cũ, một cái ống khạc, một tấm bia mộ... - chỉ là một vài trong vô vàn những thứ Wu bán.
Tôi tìm mua nhiều thứ ở chợ trời địa phương, nhưng đôi lúc, bạn có thể tìm thấy những món thực sự thú vị trong thùng rác” - Wu nói. “Thỉnh thoảng có người gọi cho tôi, nói tôi đến nhà và lấy những thứ họ không còn cần đến nữa, bao gồm những thứ từng thuộc về những người đã khuất”
Lần đầu anh đến một chợ trời là ở Quế Lâm, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, vào năm 2014, khi còn là sinh viên đại học. Tại đây, anh đã mua một vỏ chai rượu với giá 5 hào (chưa đến 1 xu Mỹ).
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Nhưng chỉ khi đến Mỹ, anh mới nhận ra sự phồn thịnh của thị trường hàng hóa đã qua sử dụng. Năm 2015, từ tháng 5 đến tháng 9, Wu đã đi đến hơn 20 thành phố ở Mỹ, và ghé thăm nhiều khu chợ trời cùng các cửa hàng chuyên bán đồ đã qua sử dụng. Anh nói rằng bản thân không tiêu lấy một xu cho chỗ ăn ở, tranh thủ ngủ trong công viên, nhà bạn bè, hoặc trong khuôn viên trường đại học.
Tôi phát hiện ra để có thông tin về các chợ trời tại Mỹ là điều khá dễ dàng, và khi đến những nơi đó, tôi đã mua nhiều món cần thiết, như quần áo và dầu gội” - Wu, năm nay 27 tuổi, nhớ lại.
Sih ra trong một gia đình lao động bình dân, Wu từ nhỏ đã có lối sống khá tằn tiện. Anh cho biết, sau khi trở về từ Mỹ, thứ duy nhất anh mua mới là...quần lót, và đã dành hàng giờ lướt qua những khu chợ trời tại quê nhà.
Trong suốt 3 tuần liền, Wu đã thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng nhằm tìm kiếm 12 khu chợ như vậy, bao gồm một chợ đồ cổ ở đường Wenchang Bắc của Quảng Châu, một chợ chuyên bán sách cũ ở đường Haizhu, một chợ bán thiết bị điện tử đã qua sử dụng ở quận Baiyun, và một chợ bán tạp phẩm ở quận Liwan. Khi đã biết địa điểm từng nơi, anh bắt đầu ghé thăm chúng gần như mỗi ngày.
Tôi từng nghĩ về việc soạn một cuốn sách về các khu chợ trời tren toàn thế giới” - anh nói. “Nó sẽ không chỉ là một cuốn sổ tay địa lý, mà còn có thể được xem như một tác phẩm về nhân chủng học, bao trọn cả lịch sử hình thành các khu chợ nữa”
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Theo IVL, một viện nghiên cứu môi trường ở Thụy Điển, ngành công nghiệp hàng hóa đã qua sử dụng mang lại những lợi ích hết sức tích cực cho hành tinh, giúp giảm đến 1,6 triệu tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm.
Tuy nhiên, lựa chọn một sự nghiệp trong ngành này, dù có thể dễ dàng sinh lời, hiển nhiên không phải là điều mà những vị phụ huynh truyền thống của Wu chịu chấp nhận. May thay, bạn gái Liao Shujun lại ủng hộ anh hết mình.
Tôi nghĩ anh ấy thật thú vị khi theo đuổi giấc mơ và tôi không cảm thấy điều đó khiến anh ấy lãng phí tài năng” - Liao nói.
Wu không đặt ra tiêu chí cụ thể để chọn những thứ muốn mua, cũng như không quan trọng vật liệu, lịch sử, hay thiết kế của món đồ.
Việc tôi quyết định mua một thứ gì được thực hiện ngay khi tôi thấy nó” - anh cho biết, nhấn mạnh thêm rằng bản thân trân trọng khoảnh khắc mà mình cảm thấy “thèm muốn” một món đồ đã qua sử dụng. “Dù nó có thể được bán với giá ngon hay không, suy cho cùng với tôi không quan trọng lắm”
Wu đã đổi tên cửa hàng nhiều lần, một điều bình thường với một nơi chuyên bán đồ đã qua sử dụng (nhưng nó trông như một không gian trưng bày nghệ thuật hơn). “Tôi thực sự thích cái tên hiện tại, Yongxu, có nghĩa là ‘trường tồn’” - anh nói.
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Trong bộ sưu tập của mình, một kiện thư viết tay mà anh tìm được tại một chợ trời ở Quảng Châu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong anh.
Từ nội dung của chúng, tôi có thể đoán chúng thuộc về một người phụ nữ từng học ở Đại học Sun Yatsen, tốt nghiệp năm 1986, và sau đó làm việc trong một khách sạn” - Wu nói.
Những bức thư kể lại gần như toàn bộ câu chuyện cuộc đời của cô ấy, từ khi mới 8 tuổi cho đến khi trưởng thành”.
Sau khi Wu nói về những bức thư trên Xiaohongshu, một nền tảng mạng xã hội, gia đình của tác giả tìm đến anh và nói rằng họ đã vô tình làm thất lạc những bức thư này và sẵn sàng trả tiền để có lại chúng.
Wu, hiểu được tầm quan trọng của những bức thư đối với gia đình, đã vui vẻ tặng lại chúng hoàn toàn miễn phí.
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Trong cửa hàng của anh, các món đồ được trưng bày dường như không theo logic nào. “Tôi đôi lúc sắp xếp mọi thứ theo cách làm sao để tạo hiệu ứng thị giác đặc sắc cho người xem” - anh nói.
Tuy nhiên, Wu lại khá nghiêm túc trong việc phân loại và bảo quản hàng hóa.
Anh thường phân loại chúng theo chức năng, ví dụ như loại hàng có thể dùng hàng ngày, hàng thủ công, hay tranh ảnh nghệ thuật; ngoài ra, cách phân loại thứ hai là theo nguyên liệu, như làm từ giấy, kim loại, hay vải; và cuối cùng là cách phân loại dựa trên thời điểm chúng được tạo ra, như từ xa xưa hay ở thời hiện địa.
Vẫn giữ thói quen sóng tằn tiện, đồng thời cũng là cách để giảm thiểu chi phí kinh doanh, Wu và bạn gái tự tay chỉnh sửa và trang trí cho cửa hàng của mình. Anh còn tựa sửa chữa và lau chùi các món hàng, đến mức đủ giỏi để tự nhận là một anh thợ điện, kiêm thợ mộc, kiêm luôn...thợ xây!
Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài

Khám phá tiệm đồng nát đậm chất hoài cổ của anh luật sư Trung Quốc đa tài
Một vị khách, với nickname là Dr Rong, chia sẻ ấn tượng về cửa hàng trên trang Xiaohongshu như sau: “Cửa hàng này là một kho báu. Có vô số món đồ bên trong, một số tôi thậm chí chẳng biết để làm gì nữa... Bạn có thể thử một cái máy đánh chữ cổ điển, và âm thanh nó tạo ra khiến bạn cảm thấy như đang du hành thời gian vậy”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top