Nhật Bản "quay cuồng" trước sức ép dân số già tiếp tục đón kỷ lục buồn

Theo thống kê mới nhất từ cơ quan chính phủ, số người từ 80 tuổi trở lên tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt qua mức 10% dân số, phản ánh sự trầm trọng của dân số già tại xứ sở hoa anh đào.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết, số người trong nhóm tuổi này đã tăng tới 270.000 so với năm ngoái, tương đương 10,1% dân số Nhật Bản (khoảng 124,6 triệu người).
Nhật Bản quay cuồng trước sức ép dân số già tiếp tục đón kỷ lục buồn
Đáng chú ý, số lượng người cao tuổi (trên 65 tuổi) tại Nhật Bản hiện đã chạm mức 36,23 triệu, tương đương 29,1% dân số. Quốc gia này tiếp tục là nơi có tỷ lệ người cao tuổi trên dân số lớn nhất toàn thế giới.
Lần lượt xếp phía sau Nhật Bản ở chỉ số này là Italia và Phần Lan, với số người trên 65 tuổi chiếm 24,5% và 23,6% tổng dân số.
Phụ nữ chiếm 56,6% số người cao tuổi tại Nhật Bản, 20,51 triệu người so với con số 15,72 triệu người cao tuổi là nam giới. Nguyên nhân là vì phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn so với đàn ông.
Trong khi đó, có tới 25,2% người cao tuổi ở Nhật Bản có việc làm vào năm 2022, con số đã tăng tới năm thứ 19 liên tiếp. Người cao tuổi đang chiếm tới 13,6% tổng lực lượng lao động của quốc gia này.
Chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng dân số già và dân số giảm, nhưng dường như vẫn chưa có kết quả khả quan. Không chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế, dân số già còn đặt gánh nặng khổng lồ lên hệ thống an sinh xã hội tại Nhật Bản, khi ngày càng nhiều người cao tuổi sống một mình và cần nhận sự trợ giúp về đời sống tinh thần.
Người trẻ ở Nhật Bản, giống nhiều nước châu Á và phương Tây khác, cũng không mặn mà với chuyện hôn nhân. Trong khi nhiều đàn ông Nhật Bản từ bỏ mục tiêu kết hôn vì không có công việc tốt, ngược lại, nữ giới Nhật Bản có học vấn và tỷ lệ việc làm ngày càng cao, khiến họ chọn từ bỏ vai trò làm mẹ để phát triển sự nghiệp.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top