Nhiều chưa chắc đã tốt, đây là 3 tính năng TV bạn nên tắt ngay để có chất lượng hình ảnh tốt hơn

Bạn đã kỳ vọng rất nhiều khi mua một chiếc TV 4K mới và đặt nó trong phóng gia đình của mình. Nhưng rốt cuộc, bạn lại cảm thấy thất vọng vì nó không hoàn toàn tuyệt vời như bạn tưởng tượng.
Nhiều chưa chắc đã tốt, đây là 3 tính năng TV bạn nên tắt ngay để có chất lượng hình ảnh tốt hơn
Trên thực tế, mọi thứ trông hơi giả tạo và thiếu tự nhiên, không phải như những gì bạn dự đoán khi dốc hết tiền để mua một chiếc TV tiên tiến. Trước khi quay trở lại nơi bán để yêu cầu hoàn lại tiền, bạn nên biết một điều: bạn có thể là nạn nhân của các cài đặt dư thừa trong TV. Nhiều chiếc TV mới được kích hoạt mặc định một loạt các tính năng hiển thị tùy chọn và một số ít có thể cướp đi chất lượng hình ảnh đẹp nhất có thể của bạn. Dưới đây là 3 tính năng mà bạn nên tắt khi mua một chiếc TV mới. Ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh các cài đặt TV khác, chẳng hạn như mức độ màu đen và màu sắc, để có được chất lượng hình ảnh tốt nhất.

1. Khử nhiễu​

Nhiều chưa chắc đã tốt, đây là 3 tính năng TV bạn nên tắt ngay để có chất lượng hình ảnh tốt hơn
Bạn có thể nghĩ rằng: “Tại sao lại nên tắt tính năng khử nhiễu? Tôi không muốn thấy bất kỳ nhiễu hạt nào trên TV của mình!” Nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực tế lại không. Nhiễu hạt, đôi khi còn được gọi là “tuyết” do các chấm đen trắng trong hình ảnh – là một vấn đề lớn đối với các TV analog cũ hơn và đặc biệt là với những tín hiệu analog độ nét thấp. Khi những chiếc TV chuyển đổi tín hiệu video từ các nguồn chất lượng thấp, bạn vẫn có thể thấy một số nhiễu hạt. Nhưng phần lớn, ngày nay bạn đang nhận được nội dung nguồn kỹ thuật số chất lượng cao hơn, sạch nhiễu hơn nhiều, cho dù bạn đang sử dụng chương trình phát sóng kỹ thuật số không dây, tín hiệu độ nét cao từ các dịch vụ truyền hình cáp và vệ tinh, tín hiệu dịch vụ streaming hoặc video nguyên sơ từ đĩa Blu-ray. Vấn đề với tính năng khử nhiễu là bạn phải hy sinh độ chi tiết, giống như khuôn mặt một cô gái trở nên láng mịn một cách thiếu tự nhiên khi bật chế độ làm đẹp trên điện thoại vậy. Hãy tắt tính năng khử nhiễu đi, và bạn sẽ có hình ảnh chân thực hơn.

2. Các tính năng tăng cường độ nét​

Nhiều chưa chắc đã tốt, đây là 3 tính năng TV bạn nên tắt ngay để có chất lượng hình ảnh tốt hơn
Một mục khác trong phần “nghe có vẻ tốt nhưng thực sự không phải như vậy” chính là các cài đặt liên quan đến độ nét, hay "sharpness". Điều này không thực sự làm cho hình ảnh sắc nét hơn. Những gì nó có thể thực hiện được là làm nổi bật các cạnh của hình ảnh. Thoạt nhìn, điều này có thể tạo ấn tượng về độ chi tiết cao hơn, nhưng trên thực tế, nó che mất các chi tiết nhỏ, và hình ảnh được phóng to quá mức có thể tạo thêm hiệu ứng halo xung quanh những vật thể. Vì vậy, hãy tắt nó hoàn toàn. Một số TV có cài đặt 0 ở giữa điều khiển. Đó là những gì bạn nên sử dụng. Hạ thấp nó xuống quá điểm đó sẽ khiến hình ảnh bị mất chi tiết.

3. Làm mượt chuyển động​

Nhiều chưa chắc đã tốt, đây là 3 tính năng TV bạn nên tắt ngay để có chất lượng hình ảnh tốt hơn
Một vấn đề đối với những chiếc TV màn hình LCD là hình ảnh có thể bị mờ trong các khung hình chuyển động nhanh, đặc biệt là trong các bộ phim hành động hoặc thể thao. Các nhà sản xuất TV sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để giảm hiện tượng nhòe chuyển động, chẳng hạn như lặp lại khung hình hoặc chèn khung đen vào tín hiệu video. Những kỹ thuật này có một số tên gọi khác nhau, bao gồm Auto Motion Plus (Samsung), Motionflow (Sony) và TruMotion (LG). Giảm hiện tượng nhoè chuyển động này là tốt. Nhưng nhiều công ty sử dụng những tính năng này với một công nghệ khác được gọi là judder reduction, thường được biết đến với cái tên làm mịn chuyển động. Phim điện ảnh thỉnh thoảng xuất hiện hiệu ứng rung hình, đặc biệt là khi máy quay lia ngang qua một cảnh. Nó xuất hiện bởi vì các bộ phim và nhiều chương trình truyền hình hiện vẫn được quay ở tốc độ tương đối chậm 24fps. Ngược lại, video thường được quay ở 60Hz. Đó là lý do tại sao các chương trình thể thao, truyền hình thực tế và game show có chuyện động mượt mà hơn phim 24Hz. Làm mịn chuyển động cũng cố gắng giảm rung bằng cách tăng tốc độ khung hình của TV thông qua một quy trình được gọi là nội suy khung hình. Chiếc TV phân tích các khung hình video liền kề, đưa ra dự đoán có suy luận về các khung hình ở giữa sẽ trông như thế nào nếu chúng được ghi lại và sau đó chèn những khung hình mới đó vào luồng video. Nhưng khi tính năng làm mượt chuyển động được kích hoạt trong một bộ phim, nó sẽ loại bỏ nhịp phim bình thường có thể làm cho những bộ phim kinh điển trông giống như video, một thứ được gọi là “hiệu ứng opera xà phòng”. Nhiều sản phẩm có tần số quét 120Hz hoặc cao hơn cho phép bạn tắt tính năng làm mịn chuyển động riêng biệt từ khả năng giảm mờ. Hãy làm điều đó nếu bạn có thể. Nhưng với một số chiếc TV, 2 hiệu ứng này gắn liền với nhau, vì vậy, bạn không thể có cái này mà muốn tắt cái kia. Trong trường hợp đó, tắt hết nó đi là cách để bạn có thể có kết quả tốt nhất. Một thiết lập phổ biến hiện nay là Filmmaker Mode giúp loại bỏ hiệu ứng opera xà phòng. Khi hoạt động, TV sẽ tự động tắt tính năng làm mượt chuyển động và một số tính năng khác khi phát hiện có phim đang phát. Năm nay, nhiều sản phẩm từ những thương hiệu như HiSense, LG, Samsung và Vizio sẽ cung cấp cài đặt Filmmaker Mode. Một bước phát triển mới cho những chiếc TV 2022 chính là việc sử dụng các cảm biến để phát hiện ánh sáng xung quanh phòng và sau đó điều chỉnh cài đặt Filmmaker Mode sao cho phù hợp. Netflix Calibrated Mode cũng cố gắng loại bỏ hiệu ứng opera xà phòng, và điều chỉnh màu sắc, độ sáng và độ tương phản, nhưng chỉ trên những bộ phim phát trực tuyến và chương trình gốc của dịch vụ này. Cho đến nay, nó chủ yếu được tìm thấy trong những chiếc Android TV Sony và Google TV. Nói chung, Filmmaker Mode thường là một tính năng hữu ích, gần với cài đặt được tối ưu hóa của Consumer Reports. Nhưng bạn có thể muốn tăng độ sáng của TV lên một chút vì Filmmaker Mode giả định bạn đang xem trong một căn phòng rất tối và đây là vấn đề mà những chiếc TV có cảm biến ánh sáng xung quanh phải giải quyết. Nguồn: Consumer Reports
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top