Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo

Mr. Macho

Writer
Tôi vừa đọc được một bài báo về hoạt động theo dõi, cảnh báo sớm động đất ở trục đứt gãy Đông - Tây kéo dài từ Kon Tum xuống Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sau trận động đất ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây nhất thì không ai có thể bàng quan với động đất được nữa. Tuy nhiên, sau khi đọc xong bài báo kèm bức hình về trạm quan trắc của Việt Nam, tôi lại vừa mừng vừa lo, mà lo là nhiều hơn.
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Đây là một trạm quan trắc theo dõi động đất được lắp đặt tại xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông. Ảnh: VnExpress. Theo VnExpress, Viện Vật lý địa cầu cùng Nhà máy thuỷ điện Thượng Kon Tum đã lắp xong 6 trạm quan trắc trên địa bàn huyện Kon Plông. Tổng kinh phí thiết bị và vận hành trong hai năm hơn 4,8 tỷ đồng. Thiết bị thì như nhìn trong hình, còn kinh phí vận hành (nhân sự, phần mềm...) và địa điểm đặt thì không thể nhìn thấy trong ảnh. Như vậy, mỗi trạm như thế này trị giá khoảng 800 triệu đồng. Bài báo cho biết: Các trạm quan trắc này giúp cơ quan chức năng ghi nhận nhanh, chính xác, dự báo sớm các trận động đất xảy ra trên trục đứt gãy Đông - Tây kéo dài từ Kon Tum xuống Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với giá đó, hiệu quả thực như trong bài viết thì là quá "hời", đáng mừng. Vì các trạm quan trắc động đất quốc tế trông phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều:
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Đây là một trạm quan trắc tại Úc sẽ giám sát môi trường dưới bề mặt trong thời gian thực. Ảnh: ABC News
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Một máy quan trắc hoạt động địa chấn ở khu vực tiểu lưu vực Beetaloo. Ảnh: ABC News
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Một trạm quan trắc động đất mới được lắp đặt ở lưu vực Beetaloo.
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Tín hiệu sau đó được truyền về trung tâm để phân tích, theo dõi, phát đi cảnh báo bất thường.
Nhìn ảnh trạm quan trắc động đất ở Kon Tum, Quảng Ngãi, tôi vừa mừng vừa lo
Nếu làm như Tây thì chắc chắn sẽ rất tốn kém. Nhưng xét cho cùng, vấn đề không phải là nhìn bề ngoài đơn sơ hay phức tạp, mà quan trọng là chất lượng và hiệu quả của trạm quan trắc. Tôi biết ngay cả các nhà khoa học quốc tế đều thừa nhận cảnh báo sớm động đất rất khó khăn, nhưng nhìn thiết bị quan trắc động đất nói trên của ta, tôi vẫn cảm thấy hơi lo. Không biết mọi người nghĩ sao?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top