Màn hình OLED đã trở thành một công nghệ hiển thị phổ biến trong các chiếc smartphone tầm trung và thậm chí là phân khúc giá rẻ trong vài năm qua. Và dù không phải mọi màn hình đều được tạo ra như nhau, công nghệ đã phát triển đến mức các nhược điểm như hiện tượng lưu ảnh trở nên cực kỳ hiếm gặp. Với những tiến bộ này, liệu có một công nghệ màn hình mới nào sớm xuất hiện và vượt mặt OLED không? Và nếu không, làm thế nào để thế hệ tiếp theo của tấm nền OLED vượt trội hơn những sản phẩm tốt nhất hiện tại?
Tuy nhiên, đã 4 năm trôi qua kể từ khi công nghệ này ra mắt và màn hình microLED vẫn còn lâu mới được sản xuất hàng loạt. Không khó để hiểu nguyên nhân: về cơ bản, quy trình sản xuất bao gồm việc chuyển và kết dính hàng triệu đèn LED cực nhỏ mà không được phép mắc bất kỳ sai sót nào. Trong bối cảnh smartphone, những lợi ích đó có thể không xứng đáng với mức chi phí cao hơn phải bỏ ra. Có lẽ vì lý do này mà Apple và các công ty khác chỉ đang ưu tiên phát triển màn hình microLED cho những ứng dụng trong AR/VR và thiết bị đeo.
Nếu microLED có vẻ quá xa vời trong tương lai, vậy thì mini-LED thì sao? Công nghệ này cung cấp độ tương phản và độ sáng vượt trội hơn bất kỳ màn hình LCD thông thường nào và không quá đắt đỏ.
Đáng tiếc, màn hình mini-LED đã không thể giành được thị phần ngoài các mẫu MacBook Pro mới nhất và iPad Pro hàng đầu. Dù một số nguồn tin rò rỉ hồi năm 2018 cho rằng chúng ta sẽ thấy màn hình mini-LED trên smartphone của Xiaomi và Huawei, nhưng điều đó vẫn chưa được thực hiện và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ diễn ra.
Việc sản xuất OLED dường như đã trưởng thành đến mức khó có màn hình mini-LED nào có thể cạnh tranh với nó về giá cả, ít nhất là xét đến các màn hình có kích thước nhỏ hơn. Ngay cả Apple dường như cũng không chắc chắn cam kết với công nghệ này, với những tin đồn đáng tin cậy cho thấy rằng công ty đã đặt hàng tấm nền OLED từ LG cho các mẫu iPad trong tương lai.
Samsung Display đã gây bão cho ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng khi công bố công nghệ OLED chấm lượng tử (QD-OLED) tại CES 2022. Nói chung, những chiếc TV QD-OLED kết hợp màu đen sâu của OLED thông thường với khả năng tái tạo màu ấn tượng của các chấm lượng tử. Công nghệ này có thể mở ra cánh cửa cho việc hiển thị gam màu rộng hơn như Rec. 2020, và độ sáng đỉnh cao hơn so với các tấm nền OLED lớn thông thường.
Dẫu thế, những lợi ích mới nhất của QD-OLED trên thị trường TV không nhất thiết phải chuyển sang ngành smartphone. Phần lớn TV OLED trên thị trường hiện nay sử dụng tấm nền W-OLED của LG – nhờ bằng sáng chế mà công ty đã mua lại từ Kodak vào năm 2009. Tấm nền W-OLED của LG sử dụng ánh sáng trắng và bộ lọc màu để tạo ra màu đỏ (R: Red), xanh lục (G: Green) và xanh lam (B: Blue). Lọc đèn nền là một quá trình tàn phá, dẫn đến việc giảm độ sáng và mất đi khối lượng màu. Việc chuyển sang QD-OLED chuyển đổi màu sắc hiệu quả hơn nhiều, dẫn đến độ sáng lớn hơn và tăng khả năng tái tạo màu sắc.
Hồi năm 2013, Samsung giải thích rằng họ đã chuyển sang cách sắp xếp subpixel PenTile vì subpixel xanh lục tiết kiệm điện nhất. Đôi mắt của chúng ta cũng nhạy cảm với màu xanh lục hơn là màu đỏ hoặc xanh lám, thế nên, trong màn hình PenTile, các subpixel này không cần được điều khiển với cường độ dòng điện cao để đạt được cảm nhận như nhau. Cuối cùng, dòng điện đi qua vật liệu hữu cơ được giảm thấp hơn, giảm đi khả năng lưu ảnh hoặc chuyển màu vĩnh viễn.
Do đó, Samsung có thể không muốn loại bỏ màn hình AMOLED dựa trên PenTile của mình sớm. Hiện chúng ta vẫn chưa biết rõ mọi thứ về đặc điểm độ bền và mức tiêu thụ điện năng của QD-OLED. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, các bộ phát xanh lam (thiết yếu cho QD-OLED) cũng dễ bị lưu ảnh nhất so với màu đỏ hoặc xanh lục.
Tất cả những điều này có thể là lý do tại sao Samsung Display mới chỉ trình diễn màn hình QD-OLED kích thước lớn hơn cho đến nay. Chúng ta chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy công nghệ này cũng đang được phát triển cho smartphone, tablet hay những màn hình kích thước laptop. Hơn nữa, các nguồn tin chỉ ra rằng năng suất sản xuất các tấm nền QD-OLED thế hệ đầu tiên hiện đang khá thấp, chỉ khoảng 30% là không gặp lỗi. Con số đó thấp hơn rất nhiều so với năng suất 80% - 90% của AMOLED, vốn là yếu tố giúp Samsung giảm giá và tăng khả năng cung cấp cho những nhà sản xuất smartphone bên thứ ba trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nếu xét đến chuyên môn của nhà sản xuất Hàn Quốc trong việc cải thiện năng suất sản xuất, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi QD-OLED trở nên dễ tiếp cận và phổ biến hơn.
Bỏ qua các công nghệ mới nổi, cần lưu ý rằng các màn hình AMOLED hiện có cũng sẽ tiếp tục phát triển. Samsung Display đã và đang từng bước cải tiến quy trình sản xuất và vật liệu của mình một cách nhất quán hàng năm. Tuy nhiên, những lợi ích cần có một khoảng thời gian đáng kể để chúng được đưa xuống các chiếc smartphone không phải flagship.
Lấy ví dụ như Galaxy S21 Ultra từ hồi năm ngoái. Đây là chiếc smartphone đầu tiên có bộ vật liệu OLED được nâng cấp của Samsung, được đặt tên không chính thức là M11. Theo thử nghiệm rộng rãi do AnandTech thực hiện, các bộ phát OLED mới đã giảm mức tiêu thụ điện năng từ 25% - 30% so với thế hệ trước.
Điều thú vị là chỉ một phần nhỏ trong số những lợi ích này đến từ công nghệ thay đổi tần số quét LTPO của Samsung, vốn ra mắt đầu tiên trên Galaxy Note 20 Ultra. Nói một cách đơn giản, chỉ riêng một thế hệ bộ phát OLED mới đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Những chiếc smartphone Samsung khác trong năm 2021, bao gồm Galaxy S21 và Galaxy S21 Plus, tiếp tục sử dụng các bộ phát OLED cũ hơn. Đó có thể là một biện pháp tiết kiệm chi phí. Cho đến hiện tại, Samsung đã nhanh chóng đưa các bộ phát OLED mới xuống Galaxy S22 Plus, nhưng lại không có trong Galaxy S22 tiêu chuẩn. Và theo trang The Elec, những chiếc smartphone thấp cấp của Samsung trong năm 2022 cũng sẽ thấy hiệu suất được tăng nhẹ, chuyển từ bộ phát thế hệ M8 sang M9.
Hơi ngạc nhiên khi chiếc flagship mới nhất của Samsung, đó là Galaxy S22 Ultra, lại không đi kèm với bộ phát OLED thế hệ tiếp theo. Các nguồn tin dự đoán, chúng sẽ cập bến vào cuối năm 2022, cùng với những thiết bị gập sắp tới của công ty cũng như dòng iPhone 14 của Apple.
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Đầu tiên, đó là hiệu quả tốt hơn. Giả sử các SoC mới không yêu cầu nhiều năng lượng hơn so với những thế hệ trước, chúng ta có thể tuổi thọ pin tốt hơn trong những năm tới. Những cải tiến đối với công nghệ tần số quét thay đổi sẽ giúp ích nhiều hơn về vấn đề này. Chẳng hạn, dòng Galaxy S22 chỉ có thể giảm xuống 48Hz và con số đó còn có thể giảm xuống hơn nữa. Chúng ta đã thấy mức thấp nhất là 10Hz trong Samsung Galaxy S22 Ultra và Oppo Find X5 Pro. Điều này cuối cùng cũng sẽ đến với các thiết bị tầm trung.
Những cải tiến này là then chốt đối với toàn bộ ngành công nghiệp smartphone, nhưng chúng đặc biệt quan trọng đối với phân khúc thiết bị gập mới nổi. Xét cho cùng, OLED là công nghệ màn hình dẻo duy nhất hiện nay có trên thị tường. Nhìn chung, nếu bạn đang hi vọng có những nâng cấp đáng kể về công nghệ màn hình, về độ phân giải hiển thị và gam màu, có lẽ, bạn sẽ phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa để các công nghệ cạnh tranh có thể hoàn thiện hơn.
Nguồn: Android Authority
Tương lai màn hình smartphone: Không phải microLED hay mini-LED?
Kể từ khi màn hình microLED đầu tiên xuất hiện vào năm 2018, chúng ta đã chờ đợi công nghệ này cập bến smartphone. Màn hình microLED bao gồm hàng triệu bóng LED có kích thước micromet. Giống như OLED, nó cũng là một công nghệ phát xạ, tức mỗi pixel có thể được điều khiển riêng biệt để đạt được mức độ đen thực sự. microLED cung cấp một số lợi ích so với những loại màn hình hiện có, bao gồm độ sáng cao hơn, mật độ pixel cao hơn, tiêu thụ điện năng thấp hơn và giảm nguy cơ xuống cấp hoặc lưu ảnh (burn-in).Tuy nhiên, đã 4 năm trôi qua kể từ khi công nghệ này ra mắt và màn hình microLED vẫn còn lâu mới được sản xuất hàng loạt. Không khó để hiểu nguyên nhân: về cơ bản, quy trình sản xuất bao gồm việc chuyển và kết dính hàng triệu đèn LED cực nhỏ mà không được phép mắc bất kỳ sai sót nào. Trong bối cảnh smartphone, những lợi ích đó có thể không xứng đáng với mức chi phí cao hơn phải bỏ ra. Có lẽ vì lý do này mà Apple và các công ty khác chỉ đang ưu tiên phát triển màn hình microLED cho những ứng dụng trong AR/VR và thiết bị đeo.
Đáng tiếc, màn hình mini-LED đã không thể giành được thị phần ngoài các mẫu MacBook Pro mới nhất và iPad Pro hàng đầu. Dù một số nguồn tin rò rỉ hồi năm 2018 cho rằng chúng ta sẽ thấy màn hình mini-LED trên smartphone của Xiaomi và Huawei, nhưng điều đó vẫn chưa được thực hiện và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ diễn ra.
Việc sản xuất OLED dường như đã trưởng thành đến mức khó có màn hình mini-LED nào có thể cạnh tranh với nó về giá cả, ít nhất là xét đến các màn hình có kích thước nhỏ hơn. Ngay cả Apple dường như cũng không chắc chắn cam kết với công nghệ này, với những tin đồn đáng tin cậy cho thấy rằng công ty đã đặt hàng tấm nền OLED từ LG cho các mẫu iPad trong tương lai.
QD-OLED: Một ứng cử viên khả dĩ hơn?
Dẫu thế, những lợi ích mới nhất của QD-OLED trên thị trường TV không nhất thiết phải chuyển sang ngành smartphone. Phần lớn TV OLED trên thị trường hiện nay sử dụng tấm nền W-OLED của LG – nhờ bằng sáng chế mà công ty đã mua lại từ Kodak vào năm 2009. Tấm nền W-OLED của LG sử dụng ánh sáng trắng và bộ lọc màu để tạo ra màu đỏ (R: Red), xanh lục (G: Green) và xanh lam (B: Blue). Lọc đèn nền là một quá trình tàn phá, dẫn đến việc giảm độ sáng và mất đi khối lượng màu. Việc chuyển sang QD-OLED chuyển đổi màu sắc hiệu quả hơn nhiều, dẫn đến độ sáng lớn hơn và tăng khả năng tái tạo màu sắc.
Do đó, Samsung có thể không muốn loại bỏ màn hình AMOLED dựa trên PenTile của mình sớm. Hiện chúng ta vẫn chưa biết rõ mọi thứ về đặc điểm độ bền và mức tiêu thụ điện năng của QD-OLED. Ngoài ra, cần lưu ý rằng, các bộ phát xanh lam (thiết yếu cho QD-OLED) cũng dễ bị lưu ảnh nhất so với màu đỏ hoặc xanh lục.
Tất cả những điều này có thể là lý do tại sao Samsung Display mới chỉ trình diễn màn hình QD-OLED kích thước lớn hơn cho đến nay. Chúng ta chưa thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy công nghệ này cũng đang được phát triển cho smartphone, tablet hay những màn hình kích thước laptop. Hơn nữa, các nguồn tin chỉ ra rằng năng suất sản xuất các tấm nền QD-OLED thế hệ đầu tiên hiện đang khá thấp, chỉ khoảng 30% là không gặp lỗi. Con số đó thấp hơn rất nhiều so với năng suất 80% - 90% của AMOLED, vốn là yếu tố giúp Samsung giảm giá và tăng khả năng cung cấp cho những nhà sản xuất smartphone bên thứ ba trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nếu xét đến chuyên môn của nhà sản xuất Hàn Quốc trong việc cải thiện năng suất sản xuất, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi QD-OLED trở nên dễ tiếp cận và phổ biến hơn.
Những tiến bộ hàng năm của OLED
Lấy ví dụ như Galaxy S21 Ultra từ hồi năm ngoái. Đây là chiếc smartphone đầu tiên có bộ vật liệu OLED được nâng cấp của Samsung, được đặt tên không chính thức là M11. Theo thử nghiệm rộng rãi do AnandTech thực hiện, các bộ phát OLED mới đã giảm mức tiêu thụ điện năng từ 25% - 30% so với thế hệ trước.
Những chiếc smartphone Samsung khác trong năm 2021, bao gồm Galaxy S21 và Galaxy S21 Plus, tiếp tục sử dụng các bộ phát OLED cũ hơn. Đó có thể là một biện pháp tiết kiệm chi phí. Cho đến hiện tại, Samsung đã nhanh chóng đưa các bộ phát OLED mới xuống Galaxy S22 Plus, nhưng lại không có trong Galaxy S22 tiêu chuẩn. Và theo trang The Elec, những chiếc smartphone thấp cấp của Samsung trong năm 2022 cũng sẽ thấy hiệu suất được tăng nhẹ, chuyển từ bộ phát thế hệ M8 sang M9.
Hơi ngạc nhiên khi chiếc flagship mới nhất của Samsung, đó là Galaxy S22 Ultra, lại không đi kèm với bộ phát OLED thế hệ tiếp theo. Các nguồn tin dự đoán, chúng sẽ cập bến vào cuối năm 2022, cùng với những thiết bị gập sắp tới của công ty cũng như dòng iPhone 14 của Apple.
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Đầu tiên, đó là hiệu quả tốt hơn. Giả sử các SoC mới không yêu cầu nhiều năng lượng hơn so với những thế hệ trước, chúng ta có thể tuổi thọ pin tốt hơn trong những năm tới. Những cải tiến đối với công nghệ tần số quét thay đổi sẽ giúp ích nhiều hơn về vấn đề này. Chẳng hạn, dòng Galaxy S22 chỉ có thể giảm xuống 48Hz và con số đó còn có thể giảm xuống hơn nữa. Chúng ta đã thấy mức thấp nhất là 10Hz trong Samsung Galaxy S22 Ultra và Oppo Find X5 Pro. Điều này cuối cùng cũng sẽ đến với các thiết bị tầm trung.
Những cải tiến này là then chốt đối với toàn bộ ngành công nghiệp smartphone, nhưng chúng đặc biệt quan trọng đối với phân khúc thiết bị gập mới nổi. Xét cho cùng, OLED là công nghệ màn hình dẻo duy nhất hiện nay có trên thị tường. Nhìn chung, nếu bạn đang hi vọng có những nâng cấp đáng kể về công nghệ màn hình, về độ phân giải hiển thị và gam màu, có lẽ, bạn sẽ phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa để các công nghệ cạnh tranh có thể hoàn thiện hơn.
Nguồn: Android Authority