Scotland xin lỗi 2.500 người từng bị buộc tội là phù thủy

nhhgiap

Pearl
Tờ BBC mới đây đưa tin bà Nicola Sturgeon, Bộ trưởng thứ nhất của Scotland, đã chính thức gửi lời xin lỗi đến khoảng 4.000 người bị buộc tội là phù thủy ở nước này trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. (Theo Hiến pháp của Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, chức danh Bộ trưởng Thứ nhất Scotland tương đương vị trí Thủ tướng ở các quốc gia khác).
Scotland xin lỗi 2.500 người từng bị buộc tội là phù thủy
Hầu hết nạn nhân đều là phụ nữ, bị khép vào tội vi phạm đạo luật Phù thủy ra đời vào năm 1563 và bị hủy bỏ vào năm 1736. Theo khảo sát của trường đại học Edinburgh về phù thủy Scotland, khoảng 2/3 trong số những người bị buộc tội (khoảng 2.500 người) đã bị hành quyết.
Các cuộc săn lùng phù thủy ở Scotland diễn ra cùng thời điểm với nhiều khu vực khác ở châu Âu và châu Mỹ. Ở Mỹ, các phiên tòa xét xử phù thủy Salem từ năm 1692–1693 dẫn đến cái chết của 20 người.
Đã có nhiều quốc gia bao gồm Đức, Catalonia ở Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, đưa ra lời xin lỗi cho những gia đình có người thân bị buộc tội phù thủy trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Scotland chỉ mới làm hành động đó vào tháng trước.
“Vào thời điểm đó, phụ nữ thậm chí không được phép nói với tư cách là nhân chứng trong phòng xử án, nhiều người đã bị khép tội và bị giết vì quá nghèo, khác biệt, yếu đuối, hoặc đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ. Đó là cách đối xử bất công trên quy mô rất lớn”, BBC trích lời phát biểu của bà Sturgeon vào Ngày Quốc Tế Phụ nữ.
Luật sư Claire Mitchell và nhà văn Zoe Venditozzi nói với tờ New York Times rằng họ cảm thấy “hạnh phúc” vì bài phát biểu của Sturgeon. Vào Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2020, cả hai đã phát động một chiến dịch mang tên Phù thủy Scotland, nhằm thúc đẩy Quốc hội Scotland ân xá và tưởng niệm những người bị hàm oan.

Scotland xin lỗi 2.500 người từng bị buộc tội là phù thủy
Năm ngoái, ban tổ chức chiến dịch nộp lên chính phủ Scotland bản kiến nghị có chữ ký của hơn 3.400 người ủng hộ. Mitchell nói với tờ Atlas Obscura, nghiên cứu của cô đã dẫn cô đến ý tưởng đòi công bằng cho những người bị buộc tội là phù thủy.
“Tôi một cách tình cờ biết đến những phiên tòa mà ở đó người ta dùng cái nhìn chủ quán phiến diện để luận tội một người hoặc một nhóm người phụ nữ”, cô nói.
Tài liệu liên quan đều kết luận bị cáo thường bị ép thú tội trong tình trạng thiếu ngủ kéo dài, bị thắt cổ tay hoặc rọ mõm bằng sắt. Những cuộc thanh trừng nổi tiếng đến mức có một đội ngũ được gọi là chuyên gia “chích ma nữ” được giao nhiệm vụ liên tục dùng kim đâm vào bị cáo cho đến khi tìm thấy vị trí “vết của quỷ” hoặc “dấu phù thủy”, ở đó máu sẽ không chảy ra hoặc không cảm thấy đau đớn. Đôi khi, những “thợ săn phù thủy” lột trần bị cáo để tìm dấu hiệu của hành vi sai trái.
Nhờ các chiến dịch như trên, mọi người dần có ý thức hơn về những tội ác man rợ trong quá khứ của xã hội cũ. Sau khi có lời xin lỗi của chính phủ, ban tổ chức dự án sẽ tiếp tục yêu cầu bản ân xá chính thức cùng đài tưởng niệm để người dân cũng như khách du lịch có thể hiểu về quãng thời gian đen tối trong lịch sử Scotland.


>>> Đồ hàng mã chủ đề phòng chống COVID đắt hàng.
Nguồn: Smithsonianmag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top