Thất bại lớn nhất lịch sử PlayStation đã kết thúc cuộc đời chỉ sau chưa đầy 2 tuần phát hành, còn ngắn hơn cả vòng đời 1 con ruồi. Đây là 1 kỷ lục mới đối với ngành công nghiệp video game.
Sony đã mắc phải sai lầm không thể cứu vãn trong chiến lược live service của mình, bây giờ họ cần xem xét lại nó 1 cách thật nghiêm túc. Tất nhiên đứng từ góc độ 1 giám đốc, hàng tỷ USD được tạo ra từ Fortnite hay CoD khiến họ khó có thể cầm lòng. Nếu dự án thành công, tha hồ mà lụm bạc sau đó vì cứ mỗi đợt tung ra content mới, người chơi lại chi tiền. Chưa kể giao dịch mua bán trong trò chơi diễn ra hàng ngày.
Song, giấc mơ live service đó đã bị dội 1 gáo nước lạnh bởi thực tế khắc nghiệt, lạnh lùng của thị trường. Live service không hề dễ, có những thất bại trước Concord xảy ra chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, lâu hơn chút thì 1-2 năm. Để 1 trò chơi live service duy trì lâu dài cần tiêu tốn nguồn lực không nhỏ và nó cần tạo ra nguồn thu liên tục tương xứng. Người chơi Việt Nam đã chẳng còn lạ gì những màn đóng cửa server chớp nhoáng ví dụ Crucible, Anthem, Babylon's Fall, Hyper Scape, Hyenas, Foamstars,... Game live service rụng như lá mùa thu.
Rõ ràng live serive đang hủy hoại ngành game và các studio khi nó trở nên bão hòa quá mức. Khi 1 người chơi gắn bó với vài tựa game rồi, họ chẳng còn thời gian để mà chơi thêm game mới của bạn. Trâu chậm uống nước đục! Rồi giữ chân người dùng cũng không đơn giản, content nghèo nàn rất dễ khiến họ rời bỏ vì hết cái khám phá.
Hóa ra, những game gói gọn trong vài chục giờ chơi để hoàn thành lại dễ sống hơn theo kiểu dù ít người chơi nhưng vì họ đã mua, vậy là bạn cầm chắc tiền trong tay. Chứ còn live service thì mở màn hẻo như Concord là toi chắc. Lượng người chơi luôn phải duy trì ở 1 mức ổn để tối thiểu còn ghép trận hoặc co-op làm nhiệm vụ, chưa tính tới chi tiêu hàng ngày để nuôi server và nhân sự. Trong khi game chơi đơn có thể tung ra DLC về sau để người chơi quay lại, bán cái nào chắc ăn cái đấy.
Nếu không có đủ người chơi khác, những trò này đơn giản là không đáng chơi. Càng ít người chơi, những người ban đầu càng biến mất nhanh chóng và đẩy nhanh sự sụp đổ của trò chơi. Nói cách khác, phải viral.
Cơn sốt live service đã trở thành 1 thảm họa toàn ngành, Concord chỉ là nạn nhân mới nhất của nó. Mất nhiều năm phát triển đồng nghĩa hàng trăm con người đã lãng phí nhiều năm cuộc đời họ để hoàn thiện 1 dự án yểu mệnh, trong khi tài lực phân bổ cho dự án đó trở thành khoản lỗ khổng lồ thay vì được rót vào 1 dự án khác hợp lý hơn. Bản thân game thủ thì mất niềm tin. Chẳng ai được lợi gì từ 1 dự án live service thất bại.
Sony đã mua lại Firewalk vào năm 2023, Concord có vẻ là dự án duy nhất studio này bám vào cho đến nay kể từ khi thành lập 2018. Vậy là giờ Sony coi như mất trắng, chưa kể danh tiếng tổn hại nghiêm trọng đúng vào kỷ niệm 30 năm ra đời PlayStation, cái tên thay đổi ngành công nghiệp video game.
Sau khi PlayStation Studios tự hào là hệ thống tạo ra các đầu game AAA hàng đầu trên thị trường console, các giám đốc tham lam hơn và muốn tiến vào mảnh đất mà Epic Games hay Hoyoverse đang kiếm chác. Bên cạnh Firewalk, công ty còn thâu tóm Bungie để phục vụ tầm nhìn này. Song kết quả có vẻ không suôn sẻ lắm. Tham vọng live service có lẽ đã làm mờ mắt các giám đốc và bây giờ đang nuốt chửng họ.
Hit lớn nhất Helldivers 2 đã có màn ra mắt thắng lợi và bây giờ đang trong quá trình giữ chân người chơi, tức là biến mình thành 1 dịch vụ bền vững. Trong khi đó, Bungie có kết quả kinh doanh quá tệ đến nỗi Sony phải can thiệp, tái cơ cấu mạnh mẽ vì studio đã mất kiểm soát khả năng sinh lời. Firewalk thì đứng trước nguy cơ bị xóa sổ sau thất bại kinh hoàng này. Hoặc không thì cũng bị tái cơ cấu triệt để.
Trước đó, hàng loạt dự án live service của những studio lớn thuộc PlayStation Studios bị đóng cửa, lãng phí tiền bạc và thời gian. Tỷ suất sinh lời của đơn vị trò chơi điện tử rơi vào báo động đỏ vì quá thấp, chủ yếu do Bungie và nuôi những dự án không có tương lai kia. Rõ ràng gây thất thoát ngân sách đầu tư và chi phí cơ hội. Nền tảng PS5 bị chế giễu là thiếu game AAA nhất trong các thế hệ PlayStation.
PlayStation Studios và Nintendo được cân nhắc là những nhà phát hành có hồ sơ nhất quán và xuất sắc nhất ngành, suốt 1 thời gian dài. Giờ thì danh tiếng đó đang bị Concord vấy bẩn như 1 vết nhơ khó xóa bỏ. Đây không phải trò chơi do 1 studio thuộc Sony phát triển từ đầu, nếu ban giám đốc bỏ qua nó từ sớm và đừng bao giờ mua lại Firewalk chỉ để chạy theo live service, có khi họ đã tránh được cú ngã ngựa này. Trước Firewalk và Bungie, những studio do họ mua về đều được quản lý khá tử tế, phát triển tốt hơn trước và cho ra lò những sản phẩm làm người chơi say mê. Làm sao mà họ lại ra nông nỗi này?
Nếu không thay đổi cách tiếp cận live service và tổng thể chiến lược phát triển game nói chung, thật không biết sẽ có bao nhiêu Concord nữa đây?
Sony đã mắc phải sai lầm không thể cứu vãn trong chiến lược live service của mình, bây giờ họ cần xem xét lại nó 1 cách thật nghiêm túc. Tất nhiên đứng từ góc độ 1 giám đốc, hàng tỷ USD được tạo ra từ Fortnite hay CoD khiến họ khó có thể cầm lòng. Nếu dự án thành công, tha hồ mà lụm bạc sau đó vì cứ mỗi đợt tung ra content mới, người chơi lại chi tiền. Chưa kể giao dịch mua bán trong trò chơi diễn ra hàng ngày.
Song, giấc mơ live service đó đã bị dội 1 gáo nước lạnh bởi thực tế khắc nghiệt, lạnh lùng của thị trường. Live service không hề dễ, có những thất bại trước Concord xảy ra chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, lâu hơn chút thì 1-2 năm. Để 1 trò chơi live service duy trì lâu dài cần tiêu tốn nguồn lực không nhỏ và nó cần tạo ra nguồn thu liên tục tương xứng. Người chơi Việt Nam đã chẳng còn lạ gì những màn đóng cửa server chớp nhoáng ví dụ Crucible, Anthem, Babylon's Fall, Hyper Scape, Hyenas, Foamstars,... Game live service rụng như lá mùa thu.
Rõ ràng live serive đang hủy hoại ngành game và các studio khi nó trở nên bão hòa quá mức. Khi 1 người chơi gắn bó với vài tựa game rồi, họ chẳng còn thời gian để mà chơi thêm game mới của bạn. Trâu chậm uống nước đục! Rồi giữ chân người dùng cũng không đơn giản, content nghèo nàn rất dễ khiến họ rời bỏ vì hết cái khám phá.
Hóa ra, những game gói gọn trong vài chục giờ chơi để hoàn thành lại dễ sống hơn theo kiểu dù ít người chơi nhưng vì họ đã mua, vậy là bạn cầm chắc tiền trong tay. Chứ còn live service thì mở màn hẻo như Concord là toi chắc. Lượng người chơi luôn phải duy trì ở 1 mức ổn để tối thiểu còn ghép trận hoặc co-op làm nhiệm vụ, chưa tính tới chi tiêu hàng ngày để nuôi server và nhân sự. Trong khi game chơi đơn có thể tung ra DLC về sau để người chơi quay lại, bán cái nào chắc ăn cái đấy.
Nếu không có đủ người chơi khác, những trò này đơn giản là không đáng chơi. Càng ít người chơi, những người ban đầu càng biến mất nhanh chóng và đẩy nhanh sự sụp đổ của trò chơi. Nói cách khác, phải viral.
Cơn sốt live service đã trở thành 1 thảm họa toàn ngành, Concord chỉ là nạn nhân mới nhất của nó. Mất nhiều năm phát triển đồng nghĩa hàng trăm con người đã lãng phí nhiều năm cuộc đời họ để hoàn thiện 1 dự án yểu mệnh, trong khi tài lực phân bổ cho dự án đó trở thành khoản lỗ khổng lồ thay vì được rót vào 1 dự án khác hợp lý hơn. Bản thân game thủ thì mất niềm tin. Chẳng ai được lợi gì từ 1 dự án live service thất bại.
Sony đã mua lại Firewalk vào năm 2023, Concord có vẻ là dự án duy nhất studio này bám vào cho đến nay kể từ khi thành lập 2018. Vậy là giờ Sony coi như mất trắng, chưa kể danh tiếng tổn hại nghiêm trọng đúng vào kỷ niệm 30 năm ra đời PlayStation, cái tên thay đổi ngành công nghiệp video game.
Sau khi PlayStation Studios tự hào là hệ thống tạo ra các đầu game AAA hàng đầu trên thị trường console, các giám đốc tham lam hơn và muốn tiến vào mảnh đất mà Epic Games hay Hoyoverse đang kiếm chác. Bên cạnh Firewalk, công ty còn thâu tóm Bungie để phục vụ tầm nhìn này. Song kết quả có vẻ không suôn sẻ lắm. Tham vọng live service có lẽ đã làm mờ mắt các giám đốc và bây giờ đang nuốt chửng họ.
Hit lớn nhất Helldivers 2 đã có màn ra mắt thắng lợi và bây giờ đang trong quá trình giữ chân người chơi, tức là biến mình thành 1 dịch vụ bền vững. Trong khi đó, Bungie có kết quả kinh doanh quá tệ đến nỗi Sony phải can thiệp, tái cơ cấu mạnh mẽ vì studio đã mất kiểm soát khả năng sinh lời. Firewalk thì đứng trước nguy cơ bị xóa sổ sau thất bại kinh hoàng này. Hoặc không thì cũng bị tái cơ cấu triệt để.
Trước đó, hàng loạt dự án live service của những studio lớn thuộc PlayStation Studios bị đóng cửa, lãng phí tiền bạc và thời gian. Tỷ suất sinh lời của đơn vị trò chơi điện tử rơi vào báo động đỏ vì quá thấp, chủ yếu do Bungie và nuôi những dự án không có tương lai kia. Rõ ràng gây thất thoát ngân sách đầu tư và chi phí cơ hội. Nền tảng PS5 bị chế giễu là thiếu game AAA nhất trong các thế hệ PlayStation.
PlayStation Studios và Nintendo được cân nhắc là những nhà phát hành có hồ sơ nhất quán và xuất sắc nhất ngành, suốt 1 thời gian dài. Giờ thì danh tiếng đó đang bị Concord vấy bẩn như 1 vết nhơ khó xóa bỏ. Đây không phải trò chơi do 1 studio thuộc Sony phát triển từ đầu, nếu ban giám đốc bỏ qua nó từ sớm và đừng bao giờ mua lại Firewalk chỉ để chạy theo live service, có khi họ đã tránh được cú ngã ngựa này. Trước Firewalk và Bungie, những studio do họ mua về đều được quản lý khá tử tế, phát triển tốt hơn trước và cho ra lò những sản phẩm làm người chơi say mê. Làm sao mà họ lại ra nông nỗi này?
Nếu không thay đổi cách tiếp cận live service và tổng thể chiến lược phát triển game nói chung, thật không biết sẽ có bao nhiêu Concord nữa đây?