Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần cuối)

nhhgiap

Pearl
Trong những năm gần đây, Apple bỗng cảm thấy khó chịu với chiếc vương miện trên đầu mình. Sau một thập kỷ rưỡi chi phối hành vi người dùng, giờ đây Táo khuyết đang tìm cách “thuần hóa những tác động nó giải phóng”.
>> Phần 1
>> Phần 2
Apple gây căng thẳng cho chính đồng minh lợi nhuận khi xưa của mình bằng việc ban hành quy định hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu người dùng. Bên cạnh đó, hãng còn tuyên bố sẽ hành động vì lợi ích và sức khỏe của người dùng iPhone.

Kiểm soát quyền lực của chính mình

Vào năm 2018, công ty giới thiệu Screen Time, cho phép mọi người theo dõi thời gian họ dành cho từng ứng dụng, tự đặt giới hạn thời gian cho từng app, “downtime” (ngừng hoạt động) khi điện thoại báo đến lúc đăng xuất. Đầu năm nay, hãng bổ sung chức năng Focus, cho phép người dùng không bị phân tâm với 3 chế độ “lái xe”, “ngủ” và “làm việc”, với các cài đặt và quyền riêng biệt cho từng chế độ.
Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần cuối)
Về mặt dữ liệu, Apple cuối cùng cho phép người dùng có quyền với số định danh cá nhân vào năm 2016. Tháng 4/2021, hãng bắt buộc các ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi thu thập dữ liệu. Theo công ty phân tích Flurry, sau khi ban hành chính sách trên, chỉ có 23% người dùng đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ.
Apple cũng hứa với khách hàng iCloud về một mạng riêng ảo (VPN) gọi là Private Relay, giúp ẩn danh tính khi truy cập một trang web bất kỳ. Ngoài ra, họ phát hành dịch vụ ẩn email cá nhân, gọi là Hide My Email, giúp người dùng tạo một địa chỉ email mới, duy nhất và ngẫu nhiên khi đăng ký trên một trang web hoặc một ứng dụng trên thiết bị Apple.
Áp lực từ hãng luật cùng nhiều nhà phát triển app buộc Apple cắt giảm chi phí cho những công ty nhỏ. Đối thủ của họ, Google nhanh chóng nắm bắt cơ hội khi cắt giảm chi phí đăng ký xuống 15%. Chỉ một khung nhắc nhở khách hàng đồng ý theo dõi đã tác động nghiêm trọng đến những nhà quảng cáo kỹ thuật số, gây sụt giảm 15 đến 20% doanh thu của Táo khuyết.
Cổ phiếu của Facebook, Twitter, Google và đặc biệt là Snapchat lao dốc nhanh chóng, nhưng mảng kinh doanh quảng cáo của Apple lại không bị ảnh hưởng, thậm chí chiếm thị phần lớn trong thị trường. Eric Seufert, một chuyên gia quảng cáo lập luận rằng những quy định của Apple chỉ thúc đẩy công ty lớn tự thu thập thông tin hơn là thuê ngoài, giảm quyền riêng tư của người dùng đồng thời giao cho Apple nhiều quyền lực hơn.
Mark Griffiths rất ủng hộ chức năng Screen Time và công cụ quản lý thông báo vì chúng có thể hạn chế hoạt động phi pháp như đánh bạc trực tuyến. Ông tin rằng những hãng điện thoại khác nên ra mắt chức năng tương tự.
Tuy nhiên, Larry Rosen lại tỏ ra nghi ngại, coi những công cụ mới của Apple là không đủ tốt, nên dễ tạo điều kiện cho các vụ tấn công mạng. 2 trong số các nghiên cứu của ông cho kết luận rằng: người dùng có xu hướng gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại sau khi Apple ban hành những biện pháp hỗ trợ mới.

“Apple có một nền tảng thực sự tốt, nơi có thể tạo ra sự thay đổi nhưng chung quy nó vẫn chỉ là mô hình kinh doanh. Chúng ta đang ở thời điểm mà những mô hình kiểu vậy bắt đầu gây ảnh hưởng, ta cần sự thay đổi từ phía trên bộ máy”, ông cho biết, đồng thời nhấn mạnh cần có một chiến dịch thông tin công khai tương tự như chiến dịch chống thuốc lá để Apple thay đổi. Tuy nhiên, có rất ít khả năng nó có thể thành công.

Điện thoại sẽ lỗi thời nhưng không phải bây giờ

Có lẽ sau 15 năm, điện thoại thông minh sẽ trở nên lỗi thời như đĩa mềm. Facebook (tên hiện tại là Meta) đặt cược xu hướng công nghệ sẽ là thực tế tăng cường - các vật thể ảo phủ lên thế giới vật chất thông qua kính thực tế hoặc kính áp tròng. Họ hy vọng công nghệ này sẽ là Apple mới của thế giới. Amazon cũng đang lên kế hoạch cho một tương lai nơi máy tính/điện toán xâm lấn mọi ngóc ngách trong ngôi nhà nhỏ của bạn, mọi thứ được hỗ trợ bởi trợ lý ảo như Alexa.
Tròn 15 năm kể từ khi ra đời, iPhone đã thay đổi thế giới và bộ não con người như thế nào? (Phần cuối)
Tuy nhiên hiện tại, hầu hết chúng ta vẫn sử dụng máy tính cá nhân với các mẫu giao diện đồ họa ra đời từ những năm 1980, thiết bị trỏ được phát minh vào năm 1960 và bố cục bàn phím có từ năm 1873. Những công nghệ đơn thuần không đủ sức để biến điện thoại trở thành vật không cần thiết.
Trong một bài luận năm 2012, nhà triết học Ian Bogost gọi điện thoại thông minh là điếu thuốc lá của thế kỷ, dự đoán phép xã giao tương lai khiến hành vi dùng điện thoại trong khi nói chuyện là “thấp hèn, ghê tởm” như việc hút thuốc nơi công cộng.
Barnard nói:
“Tôi ngày càng nhận thức rõ ràng ảnh hưởng của điện thoại di động lên cuộc sống cá nhân của tôi. Nó cướp đi thời gian tôi dành cho các con. Giống như người cha say rượu phớt lờ con mình để đi uống rượu ở quán bar. Chúng ta tạo ra những thứ cực kỳ gây nghiện cho toàn bộ xã hội”. Ông cũng cảm thấy biết ơn chức năng Memories của Apple, nó giúp ông lưu giữ những ký ức cuối cùng về người anh trai bị ung thư và đã ra đi năm 2015.
Đối với rất nhiều người, điện thoại không đơn giản chỉ là một bộ máy móc vô cảm, nó là cánh cửa kết nối những người những thứ ta quan tâm. Chúng là một phần của chúng ta, và nếu loại bỏ chúng hoàn toàn, cơ thể ta phải mất thời gian khá dài để hồi phục.
Barnard tin rằng có khác biệt giữa chức năng đánh cắp và mang lại sự sống trên điện thoại di động. Vì vậy bất kỳ câu trả lời nào cho câu hỏi về tầm ảnh hưởng của điện thoại đều phải suy xét bằng 2 phương diện trên.
Nguồn: Telegraph
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top