"Tử thần" quấn khăn tang có thể đoạt mạng nạn nhân chỉ với 1 cú đớp

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Nếu rắn hổ mang nổi bật với khả năng ngóc đầu và phồng mang đe dọa, thì tại Việt Nam, một loài rắn độc khác lại dễ nhận biết nhờ đặc điểm độc đáo: chiếc đầu trắng "chết chóc". Đó chính là rắn san hô đầu bạc.

Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng, là nơi cư trú của khoảng 200 loài rắn, trong đó khoảng 30 loài có độc. Môi trường sống của chúng trải rộng từ vùng núi cao, rừng nhiệt đới, đồng bằng đến cả biển. Một số loài rắn độc dễ nhận biết nhờ đặc điểm hình thể như rắn hổ mang (ngóc đầu, phồng mang) hay các loài rắn biển (độc tính cao).

1732352436890.png


Rắn san hô đầu bạc, tên gọi chung của 3 loài: Sinomicrurus macclellandi, Sinomicrurus peinani, và Sinomicrurus annularis, thuộc họ rắn hổ, là một ví dụ điển hình. Loài rắn này có kích thước nhỏ (40-80cm), thân mảnh, đầu nhỏ không phân biệt rõ với thân. Con cái thường lớn hơn con đực. Lưng có màu nâu đỏ với các vạch hoặc chấm đen ngang thân, bụng màu trắng kem với các vạch và đốm đậm. Đặc điểm nổi bật nhất là chiếc đầu màu trắng - nguồn gốc tên gọi của loài rắn này - được viền bởi hai vạch đen đậm phía trên và dưới.

1732352468348.png


Khác với tên gọi, rắn san hô đầu bạc không sống ở biển mà cư trú ở vùng núi cao (1000-2000m) tại nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện ở các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đắk Nông… Chúng sống về đêm, ẩn nấp dưới lá khô trên sườn đồi và thảm rừng nhiệt đới, săn mồi chủ yếu là thằn lằn, ếch, chim nhỏ, chuột và cả rắn nhỏ khác. Khi bị đe dọa, chúng nhanh chóng trốn dưới lá mục hoặc cuộn tròn đuôi để đánh lạc hướng kẻ thù.

1732352503778.png


Độc tính của rắn san hô đầu bạc đáng báo động. Chiếc đầu trắng được ví như "khăn tang", báo hiệu nọc độc thần kinh nguy hiểm có thể gây sụp mí, giảm thị lực, liệt cơ, khó thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, chúng khá nhút nhát, ít khi tấn công người. Môi trường sống xa khu dân cư cũng hạn chế nguy cơ cắn người. Tuy nhiên, nếu gặp rắn san hô đầu bạc (dễ nhận biết qua đầu trắng), nên tránh xa hoặc đuổi khéo, tuyệt đối không bắt giữ để tránh nguy hiểm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top