Một nghiên cứu mới từ Đại học Michigan (Mỹ) đã chỉ ra rằng cách hiệu quả nhất để quản lý thời gian sử dụng điện thoại là làm cho nó phản ứng chậm lại mỗi khi sử dụng quá lâu. Hiện nay, nhiều ứng dụng quản lý thời gian sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) sử dụng chiến lược khóa quyền truy cập thiết bị khi hết thời gian được sử dụng. Tuy nhiên, các ứng dụng này thường gửi thông báo đề xuất gia hạn thời gian nếu người dùng muốn.
"Các ứng dụng khóa quyền truy cập khá phiền phức, do đó nếu người dùng đang có việc quan trọng hay đang chơi game, họ có thể tắt bộ hẹn giờ trên màn hình. Sau đó họ có thể quên mất việc đã hết thời gian và tiếp tục xài điện thoại," ông Anhong Guo từ Đại học Michigan (Mỹ) cho biết.
Vì lý do này, nhóm của ông đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng InteractOut. Theo trang TechXplore ngày 14-5, sau khi đến giới hạn thời gian sử dụng do người dùng đặt ra, InteractOut có thể khiến smartphone phản ứng chậm hơn với các hành động chạm, vuốt màn hình hoặc làm chậm tốc độ cuộn màn hình. Sự "đơ" của smartphone sẽ tăng theo thời gian sử dụng, đạt đến mức tối đa theo cài đặt của người dùng. Ứng dụng này tạo cảm giác khó chịu, mất hứng khi lướt smartphone, giúp người dùng cuối cùng nhận thức được những gì họ đang làm.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu suất của ứng dụng trong một nghiên cứu thực địa với 42 người tham gia trong 5 tuần. Tuần đầu tiên, những người tham gia được tự do sử dụng điện thoại. Sau đó, mỗi người sẽ cài InteractOut trên điện thoại Android và chọn những ứng dụng mà InteractOut có thể giám sát và can thiệp. Nhóm nghiên cứu ấn định thời gian sử dụng thiết bị là 1 giờ, sau đó InteractOut bắt đầu can thiệp vào các tính năng vuốt, chạm, cuộn màn hình của điện thoại. Những người tham gia sử dụng InteractOut trong 2 tuần và sử dụng một ứng dụng khóa quyền truy cập trong 2 tuần khác.
Kết quả cho thấy InteractOut không chỉ hiệu quả hơn trong việc giảm giờ dùng điện thoại trên các ứng dụng được chọn mà còn được người dùng đón nhận hơn. Theo nghiên cứu, việc can thiệp vào các chức năng vuốt và chạm màn hình có hiệu quả hơn khoảng 16% trong việc giảm thời gian sử dụng và số lần mở một ứng dụng nào đó trên smartphone so với việc khóa quyền truy cập thiết bị.
"Chúng tôi muốn khơi dậy nhận thức của người dùng về việc sử dụng smartphone một cách hiệu quả hơn," ông Tao Lu, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu này đã được đăng trên kỷ yếu Proceedings of the CHI Conference on Human Factors in Computing Systems.
"Các ứng dụng khóa quyền truy cập khá phiền phức, do đó nếu người dùng đang có việc quan trọng hay đang chơi game, họ có thể tắt bộ hẹn giờ trên màn hình. Sau đó họ có thể quên mất việc đã hết thời gian và tiếp tục xài điện thoại," ông Anhong Guo từ Đại học Michigan (Mỹ) cho biết.
Vì lý do này, nhóm của ông đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng InteractOut. Theo trang TechXplore ngày 14-5, sau khi đến giới hạn thời gian sử dụng do người dùng đặt ra, InteractOut có thể khiến smartphone phản ứng chậm hơn với các hành động chạm, vuốt màn hình hoặc làm chậm tốc độ cuộn màn hình. Sự "đơ" của smartphone sẽ tăng theo thời gian sử dụng, đạt đến mức tối đa theo cài đặt của người dùng. Ứng dụng này tạo cảm giác khó chịu, mất hứng khi lướt smartphone, giúp người dùng cuối cùng nhận thức được những gì họ đang làm.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu suất của ứng dụng trong một nghiên cứu thực địa với 42 người tham gia trong 5 tuần. Tuần đầu tiên, những người tham gia được tự do sử dụng điện thoại. Sau đó, mỗi người sẽ cài InteractOut trên điện thoại Android và chọn những ứng dụng mà InteractOut có thể giám sát và can thiệp. Nhóm nghiên cứu ấn định thời gian sử dụng thiết bị là 1 giờ, sau đó InteractOut bắt đầu can thiệp vào các tính năng vuốt, chạm, cuộn màn hình của điện thoại. Những người tham gia sử dụng InteractOut trong 2 tuần và sử dụng một ứng dụng khóa quyền truy cập trong 2 tuần khác.
Kết quả cho thấy InteractOut không chỉ hiệu quả hơn trong việc giảm giờ dùng điện thoại trên các ứng dụng được chọn mà còn được người dùng đón nhận hơn. Theo nghiên cứu, việc can thiệp vào các chức năng vuốt và chạm màn hình có hiệu quả hơn khoảng 16% trong việc giảm thời gian sử dụng và số lần mở một ứng dụng nào đó trên smartphone so với việc khóa quyền truy cập thiết bị.
"Chúng tôi muốn khơi dậy nhận thức của người dùng về việc sử dụng smartphone một cách hiệu quả hơn," ông Tao Lu, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu này đã được đăng trên kỷ yếu Proceedings of the CHI Conference on Human Factors in Computing Systems.