'Vị' đoạt giải quốc tế, bị cấm trong nước

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
"Vị" thắng Phim hay nhất, hạng mục Đạo diễn mới quốc tế ở Liên hoan phim Đài Bắc, sau khi bị cấm trong nước. Ngày 28/9, tác phẩm nhận phần thưởng 600.000 Đài tệ tại sự kiện. Do dịch, các nhà làm phim không thể tới Đài Loan dự sự kiện, ban tổ chức công bố giải trực tuyến. Hạng mục Đạo diễn mới quốc tế do đạo diễn Trần Ngọc Huân làm chủ tịch hội đồng thẩm định. Các thành viên của hội đồng đánh giá cao thủ pháp quay phim, mỹ thuật của tác phẩm, khen đạo diễn "xây dựng được không gian nguyên thủy, gây ấn tượng thị giác mạnh". Trang Liberty Times Net của Đài Loan bình luận: "Kể về năm phận đời bên lề xã hội, bộ phim đưa người xem chìm vào chuỗi suy tư về bản chất sự sống. Những thước phim điện ảnh thuần túy gây chấn động về thị giác, đầy mạnh mẽ và sống động, là tác phẩm đầy bạo dạn của một đạo diễn làm phim đầu tay".
'Vị' đoạt giải quốc tế, bị cấm trong nước
Phim "Vị" xoay quanh một người đàn ông Nigeria lập nghiệp tại Sài Gòn, sống cùng bốn phụ nữ trong xóm nghèo (ảnh: E&W Film) Theo trang LTN, đạo diễn Lê Bảo nói Vị là hồi ức đẹp với anh cùng các diễn viên, nhân viên đoàn phim. Sau khi đóng máy, anh càng khao khát được kể nhiều câu chuyện qua điện ảnh. Liên hoan phim Đài Bắc do chính quyền thành phố tổ chức thường niên, từ năm 1988. Sự kiện năm nay kéo dài từ ngày 23/9 tới 7/10. Tác phẩm cũng sắp được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc. Trước đó, phim thắng giải "Special Jury Award" tại hạng mục "Encounters" (Những cuộc gặp gỡ) - khuyến khích nhà làm phim độc lập thể hiện quan điểm thẩm mỹ, cách kể chuyện sáng tạo - của Liên hoan phim Berlin 2021. Hồi tháng 4, phim bị phạt 35 triệu đồng vì chưa xin phép phát hành đã đi thi ở nước ngoài. Được ghi nhận ở một số liên hoan nước ngoài nhưng trong nước, phim bị Hội đồng kiểm duyệt quốc gia cấm phát hành hồi tháng 7 vì cảnh nude gần 30 phút, chiếm một phần ba thời lượng. Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành khẳng định cấm chiếu Vị theo đúng quy định. Đa số thành viên trong hội đồng duyệt phim thống nhất không thể cấp phép. Trước khi ra quyết định, họ đã tham khảo ý kiến từ đại diện Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Phụ nữ Việt Nam... Ông Thành nói: "Phải xem rồi mới thấy sự cần thiết của việc không cho phép phổ biến phim này ở Việt Nam". Theo anh Việt Văn - thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia, Vị có góc quay, ánh sáng, dựng phim tốt, nhưng chưa phù hợp văn hóa Việt, thiếu giá trị nhân văn. Anh nói: "Một người đàn ông da đen sống cùng bốn phụ nữ như thời nguyên thủy. Phim có nhiều cảnh nude như nhân vật nấu ăn, ********, nói chuyện, tổng thời lượng gần 30 phút. Một số cảnh hạ thấp giá trị con người... Kết thúc phim là sự bế tắc: người đàn ông không đổi đời, bốn phụ nữ đều bị sang chấn tâm lý. Nói thẳng ra, phim hạ thấp nhân phẩm phụ nữ...". Nhà sản xuất Phương Thảo cho biết để tham gia các liên hoan, phim được chuyển đổi quyền sở hữu và quyền tác giả sang đơn vị Singapore. Tại tọa đàm trực tuyến của giới làm phim - nhằm góp ý Luật Điện ảnh sửa đổi - hôm 26/9, cô nói hiện tác phẩm thuộc quyền sở hữu của Lai Weijie - nhà sản xuất Singapore. Đạo diễn Lê Bảo cũng bỏ quyền tác giả. Website Liên hoan phim Busan ghi phim do công ty E&W Films (Singapore) sản xuất, là sản phẩm hợp tác của Pháp, Singapore và Việt Nam. Chuyện đổi "quốc tịch" cho phim của ê-kíp gây chú ý làng điện ảnh trong nước. Đạo diễn Thanh Huy nói: "Ra nước ngoài, quốc tịch hay tên phim có ý nghĩa quan trọng vì gắn liền định danh tác phẩm, người làm phim. Hiện tại, từ bỏ 'quốc tịch' thì coi như sáu, bảy năm làm phim bỏ hết". Anh mong đoàn phim và cơ quan quản lý cùng nhau bàn bạc, tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói: "Nhìn lại, những phim Việt gây ấn tượng với giới chuyên môn quốc tế, được đánh giá cao về nghệ thuật, như phim của đạo diễn Trần Anh Hùng, Ròm (Trần Thanh Huy) hay mới đây là Vị, đều có nguồn vốn nước ngoài". Phim Vị dài 97 phút, lấy bối cảnh một xóm nghèo ở ngoại ô TP HCM, gồm các nhân vật: Gbenga, Minh Nga, Lê Dung, Cẩm Xuân... Phim xoay quanh cuộc sống người đàn ông Nigeria tại Sài Gòn. Dù có con trai nhỏ ở quê nhà, vì mưu sinh, anh tới TP HCM lập nghiệp bằng nghề cầu thủ. Bị chấn thương, anh buộc phải rời đội bóng, chuyển tới một khu xóm nghèo, sống cùng bốn phụ nữ Việt. Anh hành nghề cắt tóc, thỉnh thoảng massage, gội đầu cho nhóm phụ nữ, chứng kiến từng mảnh đời khác nhau của họ. Phim nói về lẽ sống của con người trước số phận mong manh và nỗi sợ hãi bị cô lập. Nguồn:
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top