Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?

Từ nhiều năm nay, các hãng smartphone Android luôn đi trước Apple về nhiều công nghệ sáng tạo. Trong khi đó, Apple tỏ ra chậm chạp trong việc đưa một số tính năng flagship vào iPhone. Tuy nhiên, Tim Cook và Táo khuyết đi sau nhưng lại làm tốt hơn các hãng Android.
Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Đây là một vài ví dụ:
- Face ID là hình thực mở khóa bằng khuôn mặt tiên tiến và đáng tin cậy nhất trên điện thoại hiện nay dù tính năng này đã xuất hiện trên các điện thoại Android đầu tiên.
- Hệ thống nhiều caemra: những chiếc iPhone của Apple có thể chuyển đổi giữa các ống kính gần như liền mạch, bao gồm cả việc đảm bảo màu sắc nhất quán giữa các camera.
- Pin lớn: iPhone 13 Pro là chiếc iPhone đầu tiên tích hợp pin có dung lượng vượt mốc 4.000mAh. Con số này vẫn còn nhỏ so với tiêu chuẩn của Android nhưng iPhone 13 Pro Max lại là chiếc điện thoại flagship có thời lượng sử dụng lâu nhất trên thị trường.
- Loa stereo: iPhone 7 tham gia vào cuộc chơi này rất muộn, nhưng những chiếc iPhone hiện tại tự hào vì sở hữu hệ thống loa stereo tốt nhất.
- Sạc không dây: MagSagge không chỉ giải quyết vấn đề căn chỉnh iPhone trên đế sạc không dây mà còn cho phép bạn gắn các phụ kiện từ tính vào điện thoại của mình (hiện đã được một số nhà sản xuất smartphone Android học hỏi).
- Tai nghe Bluetooth: Apple đã bắt đầu sản xuất tai nghe chỉ 6 năm trước, tức là 12 năm sau khi tai nghe Bluetooth đầu tiên được phát hành, nhưng tất cả chúng ta đều biết AirPods đã cách mạng hóa cách chúng ta nghe nhạc.
- Widget: Có vẻ như sự chờ đợi là hoàn toàn xứng đáng vì việc tích hợp widget của Apple trông khá gọn gàng và tinh tế. Trên thực tế, nhiều điện thoại Android hiện tại đều có ảnh hưởng từ những widget của iPhone. Đây có lẽ là một điều hơi mỉa mai.

Còn lâu iPhone mới hoàn hảo​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Ngay cả đề cập đến iPhone 13 mới nhất của Apple, chúng ta vẫn thấy một số lỗi phần mềm, chẳng hạn như người dùng không thể mở khóa iPhone của họ bằng Apple Watch hoặc hỗ trợ tần số quét 120Hz không nhất quán trong các ứng dụng bên thứ ba. Vấn đề này đã được Apple khắc phục dần dần trong vài tháng sau khi phát hành chiếc iPhone đầu tiên có Pro Motion.
Thực tế, là một người đã từng dùng Android và iPhone trong nhiều năm, phóng viên Martin Filipov của Phone Arena đã gặp khá nhiều lỗi từ Apple. Chẳng hạn, việc phát âm thanh từ một ứng dụng có thể bị tạm dừng khi khóa màn hình iPhone (đã được khắc phục) hoặc lỗi âm thanh gõ bàn phím phổ biến mà nhiều nhiều người dùng iPhone vẫn gặp phải hiện nay. Cụ thể hơn, âm thanh gõ bàn phím đột ngột tăng lên mà không rõ lý do.
Tất nhiên, Apple cũng có những bê bối phần cứng, đặc biệt là những vấn đề có chữ “gate” bên trong. Nhưng phần lớn, có vẻ như Apple đã rút ra được bài học cho riêng mình.

Đến khi nào thì các nhà sản xuất điện thoại lớn sẽ ngừng biến người dùng thành chuột bạch?​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Mong muốn “đi đầu” và cung cấp công nghệ đột phá của Android đôi khi dẫn đến hiệu năng không nhất quán. Điều này thường khiến các nhà sản xuất điện thoại hàng đầu của Android rơi vào thế bất lợi.
Vậy tại sao các nhà sản xuất điện thoại lớn như Samsung, Google, Motorola,... đôi khi lại sử dụng người dùng của họ làm người thử nghiệm beta cho công nghệ còn đang trong giai đoạn phát triển (đặc biệt đối với các hình dạng mới)? Và có thể làm gì để tạo ra những chiếc điện thoại flagship Android xứng đáng cho những ai muốn có các tính năng mới lạ mắt nhưng cũng đáng tin cậy?

Galaxy S22 Ultra: Không phải là bản nâng cấp camera xứng đáng từ Galaxy S21 Ultra​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Sau Galaxy S21 Ultra với những cải tiến đáng kinh nhạc, hiện vẫn là một trong những chiếc điện thoại flagship có camera linh hoạt nhất kể cả trong năm 2022, người ta kỳ vọng rằng Samsung sẽ tiếp tục cung cấp ra thị trường một flagship mới có khả năng và đáng tin cậy hơn nữa cho những người đam mê nhiếp ảnh.
Và dù được bổ sung một số thứ như chất lượng zoom trên S22 Ultra đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng thật bất ngờ, những thứ khác lại trở nên tồn tệ hơn. Nói chung, Galaxy S22 Ultra cho chất lượng ảnh quá sắc nét và đôi khi bị dư sáng vào ban ngày.
Tất nhiên, những bức ảnh này vẫn nằm ở mức độ flagship, nhưng nó tệ hơn đáng kể khi so sánh với các hình ảnh được chụp bởi những chiếc điện thoại khác như Pixel 6 Pro (luôn thiên về việc giữ mọi thứ tự nhiên hơn) hoặc thậm chí là iPhone 13 Pro, vốn thường bổ sung thêm độ sắc nét và highlight trong bức ảnh.

Google Pixel 6: Lần ra mắt đáng xấu hổ nhất cho chiếc Pixel tốt nhất của Google từ trước đến nay​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Dòng Pixel 6 đã gặp vô số lỗi phần mềm, gây ra những khó khăn không đáng có đối với những chiếc smartphone đầy tham vọng của Google. Thật khó để có thể liệt kê mọi lỗi xuất hiện, kể cả những người đam mê sử dụng Pixel 6 Pro hàng ngày.
Những thiết bị này gặp vấn đề đối với mọi thứ, từ cảm biến vân tay chậm đến mức khó chịu, độ sáng tự động tăng vọt lên một cách khó chịu và thậm chí là cảm biến vân tay bị hỏng hoàn toàn trước khi có bản cập nhật khắc phục.
Nói về việc khắc phục, Google đã giải quyết hầu hết vấn đề, nhưng không phải là mọi lỗi có trên Pixel 6, nhưng điều khó tin nhất chính là tốc độ mà gã khổng lồ tìm kiếm phản ứng với các vấn đề.
Chẳng hạn, hiệu năng cảm biến vân tay chỉ được cải thiện sau bản cập nhật thứ 3 hoặc thứ 4 kể từ khi ra mắt dòng Pixel 6, trong khi vấn đề độ sáng tự động đã được giải quyết chỉ vài tuần trước, khoảng 5 tháng sau khi những chiếc flagship của Google được phát hành. Đối với việc quay phim, chúng vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.
Giữa màn ra mắt đầy lỗi của Google, công ty thậm chí đã phải đưa ra một tuyên bố yêu cầu người dùng giúp họ thử nghiệm bản sửa lỗi kết nối. Có lẽ, đây là một cách thú vị đến mức không thể ngờ được để kết nối với khách hàng.

Galaxy S20 Ultra: Khả năng tự động lấy nét kém​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Lại một cái tên khác từ Samsung, và lần này là Galaxy S20 Ultra – chiếc flagship tất tay của Samsung được ra mắt từ năm 2020 với mức giá niêm yết 1.400 USD. Dẫu chỉ riêng mức giá đã cho thấy Galaxy S20 Ultra sẽ rất khó bán, thế nhưng, một sự cố đã xảy ra: chiếc điện thoại này có khả năng lấy nét tự động không nhất quán một cách đáng tiếc, dù được “hỗ trợ” bằng 1 cảm biến ToF độ sâu.
Mọi thứ trở nên tốt hơn một chút sau nhiều lần cập nhật phần mềm, nhưng các vấn đề lấy nét tự động của Galaxy S20 Ultra chưa bao giờ được khắc phục hoàn toàn, thế nên, trải nghiệm camera trên chiếc flagship cực kỳ tham vọng này vẫn không đáng tin cậy.
Điều thú vị là Galaxy Note 20 Ultra, vốn thuộc dòng Galaxy Note hiện đã bị Samsung khai tử, ra mắt chỉ 6 tháng sau đó và sự tồn tại của thiết bị này dường như có ý nghĩa hơn so với Galaxy S20 Ultra.
Galaxy Note 20 Ultra có khả năng lấy nét đáng tin cậy và hệ thống camera tổng thể ổn định cũng như tinh tế hơn. Thêm vào đó, nó có 1 ống kính zoom tiềm vọng với tầm nhìn xa hơn, một cây bút stylus S Pen và trên hết nó cũng có giá rẻ hơn. Thật điên rồ phải không?

Surface Duo: Rốt cuộc, những chiếc điện thoại Windows không phải là thất bại lớn nhất của Microsoft​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Và nếu Galaxy S20 Ultra không phải là một sản phẩm được cân nhắc kỹ lưỡng thì chúng ta lại có thêm một cái tên khác: một thử nghiệm của Microsoft có tên là Surface Duo mà công ty dám bán với giá 1.400 USD.
Chắc chắn, không giống như Galaxy S20 Ultra, chiếc điện thoại Microsoft Surface Duo sở hữu 2 màn hình với khả năng gập. Tuy nhiên, thiết bị này có vô số lỗi phần mềm, camera quá kém cũng như hiệu năng tồi tệ. Những điều đó khiến thế hệ Microsoft Surface Duo đầu tiên trông giống như một nguyên mẫu (prototype).
Tồi tệ nhất, thế hệ Microsoft Surface Duo 2 mới nhất không thực sự khắc phục nhiều vấn đề nêu trên. Hình dạng thiết bị vẫn mờ nhạt, camera vẫn tệ và hiệu năng không đáng tin cậy.

Galaxy Fold: Samsung cần phải đưa ra lời xin lỗi vì thiết bị tồi tệ này​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Ở đây, chúng ta lại có một thứ gì đó thật phi thường, đó là chiếc điện thoại gập được phổ biến rộng rãi đầu tiên: Samsung Galaxy Fold. Rõ ràng, Samsung đã đánh bại mọi công ty khác đối với lĩnh vực này, nhưng những người mua Samsung Galaxy Fold với giá 2.000 USD lại có bước đi sai lầm.
Để rõ hơn, Samsung Galaxy Fold thế hệ đầu tiên mang đến cảm giác như một thiết bị nguyên mẫu, bằng cách nào đó đã vượt ra khỏi phòng thử nghiệm và được đưa đến tay reviewer, sau đó đã được đưa lên kệ. Màn hình phía trước cực kỳ nhỏ, nếp gấp lớn và phần tai thỏ bên trong khiến Samsung Galaxy Fold trở thành một sự kết hợp smartphone – tablet tồi tệ nhất. Ngoài ra, bản lề rung lắc và màn hình nhựa dễ hư hỏng là những thứ khiến nó không thể chấp nhận được.
CEO của Samsung đã phải đưa ra lời xin lỗi đến mọi người, đồng thời thừa nhận rằng chiếc điện thoại này đã quá gấp rút tung ra.

Tại sao các nhà sản xuất điện thoại Android lại vội vàng tung ra các điện thoại và tính năng mới?​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Không giống như Apple, nếu các nhà sản xuất Android muốn nổi bật (điều mà họ hay làm), họ phải nhanh chóng đưa ra những thứ mới mẻ. Đó là cách Huawei xoay sở để thay đổi thị trường smartphone chỉ trong một đêm. Vấn đề là những chiếc điện thoại của Huawei đã rất tiến bộ và vẫn rất tin cậy.
Nhưng điều tương tự không diễn ra đối với một số điện thoại Android tiến bộ ngày nay. Ít nhất là chưa khi chúng ta vẫn thấy những flagship Android mới đi kèm các bộ xử lý, cảm biến camera cũng như phần mềm chưa được tối ưu.
Nếu chúng ta gạt Pixel 6 và Galaxy S22 Ultra sang một bên, thì Moto Edge X30 là điện thoại đầu tiên có chipset Snapdragon 8 Gen 1. Chiếc điện thoại này đã được công bố ở Trung Quốc vài tháng trước khi xuất hiện trên kệ ở nhiều khu vực hơn.
Các bài đánh giá ban đầu đã cho thấy khả năng quản lý RAM kém cũng như hiệu năng video cực kỳ tệ. Điều đó khiến sản phẩm không thể tận dụng được bất kỳ khả năng đỉnh cáo nào của Snapdragon 8 Gen 1. Rõ ràng, việc Lenovo vội vàng giành lấy danh hiệu đầu tiên chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu năng quá kém của Motorola Edge X30.
Dương nhiên, một lý do lớn cho những rủi ro như vậy là do quá nhiều nhà sản xuất điện thoại Android cố gắng cạnh tranh để trở thành thương hiệu đầu tiên giới thiệu một số tính năng mới, vốn thường hoạt động khá kém. Những chiếc điện thoại Android luôn cần thứ gì đó khiến chúng nổi bật trong một rừng các lựa chọn thay thế, thế nên nhiều khả năng, chúng sẽ có nhiều rủi ro hơn so với iPhone của Apple.

Tại sao Apple lại chiến thắng về mặt đổi mới, dù chậm chân​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Apple đang ở một vị trí rất thuận lợi vì không có chiếc điện thoại nào khác chạy iOS. Thế nên, đối với một số người dùng mắc kẹt trong hệ sinh thái của Apple, thực sự không có lựa chọn nào khác bởi nếu họ chuyển sang Android, họ có thể cần phải chuyển sang Windows, tablet Android, một bộ tai nghe không dây cũng như smartwatch khác.
Nhưng có vẻ như người dùng Android có xu hướng chịu đựng các lỗi và thậm chí là những vấn đề phần cứng trên điện thoại vì họ dường như muốn có công nghệ tiên tiến trên những mẫu flagship, vốn không phải lúc nào cũng hoàn thiện. Hoặc một số người dùng Android chi ra ít tiền hơn cho một thiết bị giá rẻ mà không đặt quá nhiều kỳ vọng. Điều này khiến họ tin rằng vẫn sẽ ổn nếu điện thoại hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, khi bắt các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về những lỗi và vấn đề phần cứng, các thương hiệu Android lại không có được sự chú ý trên mạng xã hội nhiều như Apple. Do đó, khi có vấn đề phát sinh, họ không phải lúc nào cũng bị “kêu réo” và đạt được mức độ cường điệu tương đương scandal như một số câu chuyện của Apple.

Hãy bắt đầu tạo ra những chiếc điện thoại đáng tin cậy​

Vì sao Apple luôn đi chậm nhưng vẫn về đích trước các hãng Android?
Galaxy S22 Ultra nên có một hệ thống camera đáng tin cậy ngay khi xuất xưởng, điều mà thế hệ đàn anh của nó đã làm và trải nghiệm camera là trọng tâm chính của điện thoại. Google Pixel 6 lẽ ra phải có một cảm biến vân tay hữu dụng ngay khi ra mắt, chứ không phải sau 5 tháng. Và các thử nghiệm nguyên mẫu như Samsung Galaxy Fold và Microsoft Surface Duo không nên tồn tại.
Lấy ví dụ như Oppo. Khi ra mắt Oppo Find N, thương hiệu Trung Quốc tiết lộ rằng họ đã phát triển nguyên mẫu trong nhiều năm để đưa ra sản phẩm cuối cùng, thoạt nhìn trông tin tế hơn nhiều so với bất kỳ chiếc điện thoại gập nào của Samsung. Công ty Hàn Quốc dự kiến sẽ sớm tung ra phiên bản thứ 4 của Galaxy Z Fold vào tháng 08/2022.
Quay lại Apple, nhà sản xuất iPhone này có lẽ sẽ không bắt khách hàng của mình trả 2.000 USD cho một nguyên mẫu iPhone gập. Chắc chắn, Apple rất chậm trong việc đổi mới, nhưng đó là một phần lý do tại sao khách hàng của họ thấy các sản phẩm của Apple ít rủi ro hơn.
Và khi nói đến những thứ tiên tiến nhất, chúng ta vẫn đang chờ đợi sự thay thế thực sự: những chiếc điện thoại trượt hoặc cuộn. Có lẽ, Oppo hoặc Samsung sẽ là nhà sản xuất đầu tiên ra mắt một thiết bị như vậy vào năm 2023. Thế nhưng, họ nên nhớ một điều rằng: “Tất cả mọi người không muốn có một chiếc Galaxy Fold khác. Hãy lùi nó sang năm 2024 nếu cần thiết. Làm cho nó có thể sử dụng một cách thoải mái và trơn tru. Người dùng không cần phải thử nghiệm bản beta cho những chiếc điện thoại của công ty.”
Nguồn: Phone Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top