Vì sao người Nhật tự tin để con ra đường một mình khi chỉ mới 2 tuổi?

Trong Old Enough!, một chương trình thực tế của Nhật Bản phát trên Netflix đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả, bạn sẽ rất quen thuộc với việc một đứa trẻ chỉ mới lên 2 đã có thể bắt đầu hoàn thành những công việc nhỏ đầu tiên mà không cần có sự hỗ trợ của cha mẹ. Một cậu bé 2 tuổi đi đến cửa hàng tiện lợi của thị trấn để mua hàng tạp hóa cho mẹ. Hay một đứa bé 3 tuổi qua một con đường năm làn xe ở Akashi, một thành phố có diện tích bằng Cincinnati, để đến chợ cá.
Đó là chuyện chỉ có thể xảy ra ở Nhật Bản, còn nếu chương trình được lấy bối cảnh ở Mỹ, chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ bị điều tra bởi các cơ quan bảo vệ trẻ em. Mặc dù người Nhật không quá khác biệt so với những quốc gia còn lại, nhưng thực sự họ có cách nuôi dạy những đứa trẻ rất đặc biệt. Họ có thể đưa ra những lựa chọn để giúp trẻ em có thể thực hiện công việc lặt vặt đầu tiên của của chúng từ cả thập kỷ trước khi những đứa trẻ ở Mỹ có thể làm được những điều tương tự.
Hironori Kato, một giáo sư về quy hoạch giao thông tại Đại học Tokyo, cho biết: “Ở Nhật Bản, nhiều trẻ đi bộ đến trường học gần đó chỉ một mình, đó là điều khá phổ biến. Thông thường, trẻ em Nhật Bản không thực sự làm việc vặt cho bố và mẹ trong thành phố vào năm 2 hoặc 3 tuổi, anh ấy lưu ý, như chúng làm trong chương trình. Nhưng truyền hình, truyện tranh đã phóng đại chút ít về một sự thật về xã hội Nhật Bản: Trẻ em ở Nhật Bản có mức độ độc lập khác thường ngay từ khi còn nhỏ."

Vì sao người Nhật tự tin để con ra đường một mình khi chỉ mới 2 tuổi?
Kato nói thêm "Đường và mạng lưới đường phố được thiết kế để trẻ em đi bộ một cách an toàn. Người lái xe ở Nhật Bản được dạy để nhường đường cho người đi bộ, giới hạn tốc độ thấp. Các khu phố có những dãy nhà nhỏ với nhiều ngã tư. Điều đó có nghĩa là trẻ em phải băng qua đường rất nhiều - nhưng cũng khiến người lái xe đi chậm, vì lợi ích của bản thân họ."
Những con phố trong các thành phố Nhật cũng khác nhau. Nhiều tuyến phố nhỏ không có những vỉa hè được nâng cao mà ưu tiên cho người đi bộ, đi xe đạp và người điều khiển phương tiện đi chung đường. Ở Nhật gần như không có bãi đổ xe ở lề đường, chúng rất hiếm, vì thế, người đi bộ và người lái xe có thể quan sát tốt hơn. Đó cũng là sắc thái đặc biệt cho những con phố nhỏ ở thành phố lớn của Nhật Bản.
Một nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney, người đã viết một luận văn về cách tiếp cận bãi đậu xe của Nhật Bản: "Người mua ô tô phải xuất trình bằng chứng về chỗ đậu xe ngoài đường để mua hàn." Và chương trình truyền hình thực tế nói trên giống như một bằng chứng thuyết phục cho thấy cách Nhật Bản trao cho trẻ em “quyền đến thành phố”.
Trẻ em Nhật có thể đi bộ rất nhiều trong tuần, đặc biệt là những trẻ từ 7 đến 12 tuổi, đi bộ gần bốn ngày trong 5 ngày đi học của chúng. Các trường học khu vực lân cận là động lực thúc đẩy rất nhiều chuyến "du lịch" ngắn ngủi này của một đứa bé, nhiều trường đã sử dụng hình thức "xe bus đi bộ" - đó là một cuộc diễu hành buổi sáng của trẻ em, trong đó những đứa lớn hơn giúp hướng dẫn những đứa nhỏ hơn đến trường. Các chuyến tham quan được tổ chức thường xuyên cũng giới thiệu cho trẻ em về khu vực lân cận nơi chúng ở, điều này tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc và làm quen với những môi trường xung quanh chúng.

Vì sao người Nhật tự tin để con ra đường một mình khi chỉ mới 2 tuổi?
E. Owen Waygood, một giáo sư tại Montréal Polytechnique đã có một luận án tại Đại học Kyoto về việc đi lại và sử dụng đất của trẻ em Nhật Bản nói rằng "Tôi đã tìm hiểu sâu về nó. Đó là một môi trường được xây dựng hay là một nét văn hóa. Thực tế, có một giá trị văn hóa cơ bản ở đây - các bậc cha mẹ Nhật Bản tin rằng trẻ em nên có thể tự đi lại. Và họ xây dựng các chính sách để hỗ trợ điều đó. Các thành phố của Nhật Bản được xây dựng dựa trên quan điểm rằng mọi khu phố phải hoạt động như một ngôi làng. Mô hình lập kế hoạch đó có nghĩa là bạn có các cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ trong các khu dân cư, có nghĩa là có những nơi để đến — những nơi mà những đứa trẻ này có thể đi bộ đến".
Nghiên cứu của Waygood tiết lộ rằng trẻ em ở Nhật Bản có nhiều khả năng đi du lịch độc lập trong các khu dân cư đô thị hóa. Điều này cũng một phần là do các điểm đến ở gần đó, nhưng cũng có thể xóa bỏ định kiến chung về các thành phố là môi trường xa lạ và bí ẩn, vì trẻ em ở các thành phố Nhật Bản luôn có nhiều khả năng nhìn thấy những người mà chúng quen biết trong những chuyến đi như vậy.

Vì sao người Nhật tự tin để con ra đường một mình khi chỉ mới 2 tuổi?
Mặt khác, cha mẹ Nhật cũng không sợ những đứa trẻ có thể gặp những người lạ nguy hiểm, vì tỷ lệ tội phạm khá thấp, tuy vậy các vụ bắt cóc cũng không phải là chưa bao giờ xảy ra. Nhưng thay vì dạy trẻ em phải tự bảo vệ mình và hạn chế tiếp xúc thì người Nhật đã dạy con cái họ chào những người mà chúng gặp trên đường - đó là một phần của văn hóa chào hỏi của Nhật Bản - aisatsu. Cùng với những sự kiện trong khu vực như tiệc tùng hay lễ hội, điều đó sẽ giúp xây dựng một cộng đồng gắn kết có thể giúp đỡ những đứa bé trong mọi tình huống khó khăn.
Trong một cuộc khảo sát ở 14 quốc gia, các bậc cha mẹ Nhật Bản có nhiều khả năng đồng ý nhất với ý kiến rằng những người lớn tuổi ở đất nước họ luôn để ý đến những đứa trẻ mà họ thấy. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống này là những người mẹ. Nếu một đứa trẻ cần một người đi kèm, vai trò này chủ yếu thuộc về mẹ, kể cả ở Mỹ, Nhật Bản hay là những nước khác. Nhưng trẻ em Nhật Bản 10 và 11 tuổi có một số lần hiếm hoi đi cùng cha mẹ trong 1 tuần, con số chỉ là 15% so với 65% các chuyến đi của trẻ em Mỹ. Điều đó cũng có nghĩa, một thành phố giải phóng trẻ em thì cũng giải phóng cho cha mẹ chúng. Đó là một sự khác biệt về văn hóa của Nhật Bản. Nhưng đó cũng là một cách tiếp cận sâu sắc trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và thiết kế thành phố cùng với các vùng lân cận của người Nhật.


>>> Vì sao trẻ em Nhật bản tự đi bộ đến trường.
Nguồn slate
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top