Hồi tháng 5, trong hội nghị quan hệ đầu tư, CEO Kenichiro Yoshida đã khẳng định "anime là xu hướng giải trí toàn cầu" và nhấn mạnh Sony sẽ không ngừng đầu tư vào ngành này. Để thể hiện quyết tâm chinh phục loại hình giải trí đang rất được Gen Z ưa chuộng, tập đoàn hé lộ dự án phát triển phần mềm sản xuất anime mới mang tên "AnimeCanvas" với tham vọng biến nó thành công cụ làm việc chủ đạo toàn ngành.
Không chỉ Aniplex, công ty con Sony và là 1 trong những nhà sản xuất và phân phối anime lớn nhất thế giới, cùng các studio dưới trướng như A-1 Pictures và CloverWorks, mà còn hướng đến phục vụ cả những studio anime bên ngoài nữa. AnimeCanvas tập trung vào 2 công đoạn quan trọng gồm vẽ (phác thảo và chuyển động) và tô màu. Mục tiêu là tối ưu hóa quy trình, loại bỏ các thao tác thừa thãi, giúp artist nâng cao năng suất làm việc và giảm tải thời gian hoàn thành so với trước.
Khác với các phần mềm hiện tại như CLIP STUDIO PAINT hoặc RETAS! PRO vốn đa chức năng, AnimeCanvas được thiết kế dành riêng cho sản xuất anime. Nó đã loại bỏ nhiều tính năng không cần thiết, tối ưu giao diện và tăng cường sự tập trung cho người dùng. Phần mềm hứa hẹn áp dụng các công nghệ tiên tiến và thuật toán AI để công việc tô màu nhanh hơn, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm công sức.
Nhằm đảm bảo AnimeCanvas thực sự đáp ứng chính xác nhu cầu của ngành, đội ngũ Sony đã làm việc trực tiếp với các artist tại A-1 Pictures và CloverWorks - 2 studio con của Aniplex. Phản hồi được lắng nghe và ứng dụng vào quá trình phát triển phần mềm. Cái này cũng tương tự phát triển tai nghe và Walkman thì mời kĩ sư bên Music sang, phát triển TV lại mời đạo diễn và nhà làm phim tại Pictures đóng góp.
So với những phần mềm mà các xưởng phim đang dùng hiện nay ở Nhật, phần mềm mới cập nhật nhanh hơn, bổ sung công cụ và tính năng hiện đại. Giải quyết triệt để các nhược điểm lỗi thời, khó bảo trì và chậm cập nhật ở phần mềm trước. Dưới sự bảo trợ của Sony, nguồn lực phát triển và duy trì dồi dào hơn hẳn.
Tiếp theo, ngành anime đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Nâng cao năng suất là yếu tố cấp thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như tối ưu kinh phí đầu tư của doanh nghiệp.
Đổi mới workflow của cả ngành, AnimeCanvas không chỉ đơn giản phần mềm vẽ và tô màu, mà còn là nỗ lực của Sony trong việc tái tạo 1 hệ sinh thái sản xuất anime hiệu quả hơn tại Nhật Bản. Đầu tiên, hướng đến giao diện trực quan dễ dùng, từ lão làng đến tân binh đều nhanh chóng làm quen và thành thạo. Cái này có ích trong cả đào tạo nhân lực mới. Tiếp theo, AnimeCanvas cho phép xuất ra các định dạng "senzu" (bản in nét) và "time sheet" (bảng phân cảnh) dưới dạng kỹ thuật số, giúp các công đoạn sản xuất liên kết chặt chẽ hơn. Dễ dàng chỉnh sửa, sao lưu, bảo quản, chia sẻ,...
Ví dụ, A-1 Pictures và CloverWorks trước đây thường vẽ trên giấy bằng bút chì, nhưng họ đang tiến hành số hóa quy trình này dần dần. Và trong đại dịch, các nhân sự trao đổi công việc với nhau không thể gặp mặt trực tiếp mà đưa bản vẽ tận tay được, rõ ràng số hóa là cần thiết để đảm bảo tiến độ khi tiến hành dự án từ xa.
AnimeCanvas đang được phát triển chủ yếu bởi Sony Music Entertainment và Sony Group, nhưng người quản lý dự án là ông Akira Shimizu, hiện đang giữ chức Chủ tịch tại A-1 Pictures và CloverWorks.
Theo tiết lộ từ ông Shimizu, môi năm có khoảng 200 TV series anime được ra lò, cần khoảng 4,000 ảnh màu và chuyển động cho mỗi tập phim. Để nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất anime, họ cần 1 nền tảng mới. "Chúng tôi cần 1 phần mềm tối ưu riêng cho việc vẽ và tô màu để làm phim hoạt hình, bỏ hết đi các phần râu ria, giúp những người quen với vẽ tay cũng có thể học tập màu chóng" - ông cho biết. Và tuy là số hóa, nhưng AnimeCanvas cũng cố gắng gần với việc dùng giấy truyền thống nhất có thể.
Họ đã nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác từ khi công bố phần mềm. Với trục doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch cho tới sản xuất và phân phối, Sony hướng đến xây dựng "thương hiệu hàng đầu cho các nhà sáng tạo", bao gồm cả giới họa sĩ anime. Về kế hoạch thương mại, trước tiên giới thiệu nó đến 2 studio nội bộ là A-1 Pictures và CloverWorks vào cuối năm tài chính này (khoảng đầu năm 2025) để sử dụng. Về kế hoạch thu phí phần mềm, ông Shimizu nói họ chưa có kế hoạch ở giai đoạn này mà tập trung cải thiện dựa trên lắng nghe ý kiến đóng góp.
Không chỉ Aniplex, công ty con Sony và là 1 trong những nhà sản xuất và phân phối anime lớn nhất thế giới, cùng các studio dưới trướng như A-1 Pictures và CloverWorks, mà còn hướng đến phục vụ cả những studio anime bên ngoài nữa. AnimeCanvas tập trung vào 2 công đoạn quan trọng gồm vẽ (phác thảo và chuyển động) và tô màu. Mục tiêu là tối ưu hóa quy trình, loại bỏ các thao tác thừa thãi, giúp artist nâng cao năng suất làm việc và giảm tải thời gian hoàn thành so với trước.
Khác với các phần mềm hiện tại như CLIP STUDIO PAINT hoặc RETAS! PRO vốn đa chức năng, AnimeCanvas được thiết kế dành riêng cho sản xuất anime. Nó đã loại bỏ nhiều tính năng không cần thiết, tối ưu giao diện và tăng cường sự tập trung cho người dùng. Phần mềm hứa hẹn áp dụng các công nghệ tiên tiến và thuật toán AI để công việc tô màu nhanh hơn, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm công sức.
Nhằm đảm bảo AnimeCanvas thực sự đáp ứng chính xác nhu cầu của ngành, đội ngũ Sony đã làm việc trực tiếp với các artist tại A-1 Pictures và CloverWorks - 2 studio con của Aniplex. Phản hồi được lắng nghe và ứng dụng vào quá trình phát triển phần mềm. Cái này cũng tương tự phát triển tai nghe và Walkman thì mời kĩ sư bên Music sang, phát triển TV lại mời đạo diễn và nhà làm phim tại Pictures đóng góp.
So với những phần mềm mà các xưởng phim đang dùng hiện nay ở Nhật, phần mềm mới cập nhật nhanh hơn, bổ sung công cụ và tính năng hiện đại. Giải quyết triệt để các nhược điểm lỗi thời, khó bảo trì và chậm cập nhật ở phần mềm trước. Dưới sự bảo trợ của Sony, nguồn lực phát triển và duy trì dồi dào hơn hẳn.
Tiếp theo, ngành anime đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Nâng cao năng suất là yếu tố cấp thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, cả về số lượng lẫn chất lượng, cũng như tối ưu kinh phí đầu tư của doanh nghiệp.
Đổi mới workflow của cả ngành, AnimeCanvas không chỉ đơn giản phần mềm vẽ và tô màu, mà còn là nỗ lực của Sony trong việc tái tạo 1 hệ sinh thái sản xuất anime hiệu quả hơn tại Nhật Bản. Đầu tiên, hướng đến giao diện trực quan dễ dùng, từ lão làng đến tân binh đều nhanh chóng làm quen và thành thạo. Cái này có ích trong cả đào tạo nhân lực mới. Tiếp theo, AnimeCanvas cho phép xuất ra các định dạng "senzu" (bản in nét) và "time sheet" (bảng phân cảnh) dưới dạng kỹ thuật số, giúp các công đoạn sản xuất liên kết chặt chẽ hơn. Dễ dàng chỉnh sửa, sao lưu, bảo quản, chia sẻ,...
Ví dụ, A-1 Pictures và CloverWorks trước đây thường vẽ trên giấy bằng bút chì, nhưng họ đang tiến hành số hóa quy trình này dần dần. Và trong đại dịch, các nhân sự trao đổi công việc với nhau không thể gặp mặt trực tiếp mà đưa bản vẽ tận tay được, rõ ràng số hóa là cần thiết để đảm bảo tiến độ khi tiến hành dự án từ xa.
AnimeCanvas đang được phát triển chủ yếu bởi Sony Music Entertainment và Sony Group, nhưng người quản lý dự án là ông Akira Shimizu, hiện đang giữ chức Chủ tịch tại A-1 Pictures và CloverWorks.
Theo tiết lộ từ ông Shimizu, môi năm có khoảng 200 TV series anime được ra lò, cần khoảng 4,000 ảnh màu và chuyển động cho mỗi tập phim. Để nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất anime, họ cần 1 nền tảng mới. "Chúng tôi cần 1 phần mềm tối ưu riêng cho việc vẽ và tô màu để làm phim hoạt hình, bỏ hết đi các phần râu ria, giúp những người quen với vẽ tay cũng có thể học tập màu chóng" - ông cho biết. Và tuy là số hóa, nhưng AnimeCanvas cũng cố gắng gần với việc dùng giấy truyền thống nhất có thể.
Họ đã nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác từ khi công bố phần mềm. Với trục doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch cho tới sản xuất và phân phối, Sony hướng đến xây dựng "thương hiệu hàng đầu cho các nhà sáng tạo", bao gồm cả giới họa sĩ anime. Về kế hoạch thương mại, trước tiên giới thiệu nó đến 2 studio nội bộ là A-1 Pictures và CloverWorks vào cuối năm tài chính này (khoảng đầu năm 2025) để sử dụng. Về kế hoạch thu phí phần mềm, ông Shimizu nói họ chưa có kế hoạch ở giai đoạn này mà tập trung cải thiện dựa trên lắng nghe ý kiến đóng góp.