VnReview
Hà Nội

Cắt nguồn thu quảng cáo của trang chia sẻ để bảo vệ bản quyền

Thay vì tập trung "trừng phạt" người dùng vi phạm bản quyền, cảnh sát bảo vệ quyền trí tuệ tại Anh sẽ tìm cách cắt nguồn sống của các trang chia sẻ phạm pháp.

Thay vì tập trung "trừng phạt" người dùng vi phạm bản quyền, cảnh sát bảo vệ quyền trí tuệ tại Anh sẽ tìm cách cắt nguồn sống của các trang chia sẻ phạm pháp.

Ảnh biếm họa về Game of Thrones - Series TV bị xâm phạm bản quyền nhiều nhất trong lịch sử

Đơn vị Chống tội phạm Tài sản trí tuệ PIPCU của Anh đã vạch ra một kế hoạch chống vi phạm bản quyền mới: cắt toàn bộ doanh thu quảng cáo trên các trang chia sẻ phim, nhạc và nội dung số bất hợp pháp. Tất cả các mẩu quảng cáo trên các trang này sẽ bị thay thế bằng các cảnh báo chống vi phạm bản quyền.

Hiện tại, phần lớn các trang web đều để dành chỗ trống trên trang để đăng tải quảng cáo. Trong khi một số công ty sẽ chủ động đặt quảng cáo trên các trang vi phạm bản quyền vì các trang này có thể thu hút được một lượng lớn người dùng, trong phần lớn các trường hợp các công ty đều sẽ sử dụng tới các mạng lưới quảng cáo trung gian và do đó sẽ không biết rằng các mẩu quảng cáo của mình đang bị đặt lên các trang phạm pháp.

PIPCU sẽ sử dụng một công ty có tên Project Sunblock để kiểm tra nội dung của các trang web. Chu trình cắt quảng cáo sẽ được bắt đầu khi chủ sở hữu tài sản trí tuệ (ví dụ như studio sản xuất phim hoặc các hãng đĩa) báo cáo các trang web vi phạm tới cảnh sát. PIPCU sẽ đánh giá trang web bị báo cáo vi phạm. Nếu bị phát hiện có vi phạm bản quyền, các trang web này sẽ được tạo cơ hội để "liên hệ với cảnh sát để sửa hành vi và bắt đầu hoạt động hợp pháp".

Thay vì tập trung "trừng phạt" người dùng vi phạm bản quyền, cảnh sát bảo vệ quyền trí tuệ tại Anh sẽ tìm cách cắt nguồn sống của các trang chia sẻ phạm pháp.

Giao diện mẫu của một trang vi phạm bản quyền sau khi đã qua "xử lý" của PIPCU

Nếu không thể giải quyết được theo cách này, cảnh sát Anh có thể sẽ tìm cách loại bỏ trang vi phạm khỏi danh sách đăng ký tên miền hoặc tiến hành cắt doanh thu quảng cáo bằng cách thay các nội dung quảng cáo thành thông báo vi phạm. Nếu bạn cố tình truy cập vào các trang vi phạm đã bị PIPCU nhận diện, bạn sẽ nhìn thấy các thông báo vi phạm bản quyền ở vị trí thông thường của quảng cáo và khuyến cáo ngừng truy cập vào trang web vi phạm. Quá trình này sẽ không gây tốn chi phí thuế cũng như kinh phí của cảnh sát Anh.

Cảnh sát Anh sẽ chính thức lập một danh sách có tên là Infringing Website List (IWL - Tạm dịch là;Danh sách Website Xâm phạm). Các trang web có trong danh sách này cũng sẽ bị ghi vào "sổ đen" của các công ty quảng cáo. Dĩ nhiên, vấn đề cần giải quyết sẽ là liệu các trang web hợp pháp có bị ảnh hưởng không mong muốn bởi hình thức xử lý này.

Vấn đề bản quyền đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong thời gian gần đây. Phần 3 của loạt phim The Expendables đã bị lộ chỉ vài ngày trước ngày ra rạp, trong khi việc vi phạm bản quyền đối với các series phim truyền hình đình đám như Games of Thrones giờ đã trở nên quá quen thuộc với vài triệu lượt tải torrent cho mỗi tập phim.

Tại Việt Nam, các website chia sẻ phim lậu và phần mềm lậu cũng hoạt động rất náo nhiệt, cùng với đó là các banner quảng cáo tràn ngập khắp các website này. Theo bạn đọc VnReview, liệu giải pháp của Anh có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam hay không?

Lê Hoàng

Theo CNET

Chủ đề khác