VnReview
Hà Nội

Mỹ thành lập nhóm đặc trách chống tuyên truyền khủng bố trên mạng

Ngày 8/1, chính quyền Mỹ đã cử các quan chức cấp cao về an ninh quốc gia đến đàm phán với những người đứng đầu các hãng công nghệ ở thung lũng Silicon Valley và thông báo thành lập một nhóm đặc trách về chống tuyên truyền khủng bố trên mạng trong khi nước Mỹ đang nỗ lực ngăn chặn xu hướng sử dụng Internet để tuyên truyền thánh chiến đang tăng cao chưa từng có.

Chánh Văn phòng Nhà trắng Denis McDonough dẫn đầu đoàn đại biểu cao cấp của Chính phủ Mỹ để tổ chức buổi họp với đại diện đến từ một số hãng công nghệ lớn nhất nước này, trong đó có CEO của Apple là ông Tim Cook.

Đây được xem là nỗi lực mới nhất của Chính quyền Obama nhằm hối thúc các hãng công nghệ cao cần hợp tác hơn với các cơ quan tình báo sau những tiết lộ được đưa ra bởi ông Edward Snowden, cựu nhân viên cơ quan an ninh nội địa Mỹ NSA, về các chương trình nghe lén có hệ thống của chính phủ.

Nội dung buổi họp được mô tả bởi các quan chức Chính phủ Mỹ như là buổi họp của các bộ não về công nghệ để tìm ra cách ngăn chặn có hiệu quả đối với việc sử dụng Internet cho tuyển dụng hoặc lập kế hoạch tấn công khủng bố.

Sau buổi họp, người phát ngôn Facebook cho biết "Chúng tôi giải thích về những chính sách của chúng tôi và cách thế nào để ngăn chặn chúng, Facebook không hỗ trợ khủng bố hay tuyền truyền khủng bố và chúng tôi làm việc cùng nhau để xóa bỏ nhanh nhất những gì mà chúng tôi phát hiện ra".

Google, Twitter, Microsoft, Yahoo và LinkedIn cũng đã gửi các nhà điều hành cao cấp đến làm việc cùng Chính quyền Tổng thống Barack Obama để trấn an công chúng rằng Chính quyền Mỹ đã thành công trong việc chống lại tổ chức IS trong sự trỗi dậy của các vụ tấn công khủng bố gần đây ở Paris (Pháp) và San Bernardino, California (Mỹ).

Trong mội báo cáo của Viện nghiên cứu Brookings vào năm 2015 cho thấy tổ chức IS trong khi điều khiển nhiều vùng ở Syria và Irag đã sử dụng ít nhất 46.000 tài khoản mạng xã hội Twitter chỉ trong thời gian khoảng ba tháng vào năm 2014.

Truyền thông được mã hóa

Chỉ trong 18 tháng gần đây, nhiều mạng xã hội đã cập nhật điều khoản sử dụng dịch vụ để ngăn chặn các nội dung kích động bạo lực nhưng một số hãng đã không hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng do lo ngại về tính riêng tư và ảnh hưởng đến thương mại.

Mạng xã hội Twitter được xem là hãng từ lâu ít hợp tác với các cơ quan chức năng hơn các hãng khác như Facebook đã cập nhật điều khoản sử dụng dịch vụ của hãng để ngăn cấm các hành vi "đáng ghét".

Trong chương trình nghị sự cũng đã đưa ra nội dung giải mã các nội dung truyền thông được sử dụng bởi nghi phạm tội phạm và khủng bố nhưng dự kiến sẽ không phải là vấn đề trọng tâm của cuộc gặp gỡ lần này.

Một số cơ quan chức năng Mỹ cũng đã có những phàn nàn về xu hướng tăng mạnh sử dụng mã hóa khó trong nội dung thư điện tử, gọi điện thoại hay nhắn tin đã làm giảm khả năng theo dõi trao đổi thông tin được sử dụng bởi những nghi can tội phạm.

Năm ngoái, Chính quyền Obama cũng đã trì hoãn việc quy định thành luật cho phép các cơ quan thực thi pháp luật được xâm nhập từ bên trong vào các sản phẩm, hệ thống của các hãng công nghệ. Cuộc gặp này dự kiến sẽ không bàn đến việc thay đổi quan điểm trước đó của Nhà trắng.

Người phát ngôn về an ninh quốc gia của Nhà trắng cho biết trong một phần nỗ lực của việc chống lại các chiến binh trên mạng, một tổ chức chuyên trách có tên "Nhóm đặc trách về chống bạo lực cực đoan" (Countering Violent Extremism Task Force) sẽ được thành lập để việc thực hiện ngăn chặn bạo lực cực đoan của chính phủ là thống nhất và đồng bộ.

Nhóm đặc trách mới thành lập của Mỹ cũng có sự tham gia của Bộ tư pháp, Bộ an ninh nội địa và một số cơ quan liên quan khác của chính quyền Mỹ.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sự thay đổi này nhằm giúp các trang như Twitter làm thế nào để ngăn chặn tuyên truyền khủng bố và hướng tới hợp tác cùng các nước để nhắm vào các mục tiêu khác trong ngăn chặn truyền thông của các chiến binh.

Theo Reuters/ Nhân dân

Chủ đề khác