VnReview
Hà Nội

Mỹ khởi động cuộc chiến an ninh mạng đầu tiên chống ISIS

Người Mỹ không còn nghĩ rằng họ đủ sức làm ISIS tổn thương bằng các cuộc không kích và cắt đứt các kênh tuyên truyền của lực lượng hồi giáo cực đoan này, do vậy họ đã buộc phải khởi động một chiến dịch chiến tranh kỹ thuật số toàn diện.

Cụ thể, đơn vị Cyber Command đã tung ra đợt tấn công đầu tiên của mình vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của ISIS trong một nỗ lực nhằm phá vỡ các kênh truyền thông và cơ sở hạ tầng cơ bản khác của địch.

Dẫn theo nguồn tin của tờ New York Times, cuộc chiến này bao gồm nhiều cách tiếp cận, từ việc giả mạo các mệnh lệnh điều động đến cắt đứt các kênh thanh toán cho các đạo quân của địch. Một khi được kích hoạt, nó có thể làm chậm tiến độ của ISIS vì phải mất thêm thời gian suy đoán các động thái của đối phương nhằm tránh rơi vào bẫy của người Mỹ.

Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong chiến lược tiếp cận của Mỹ, không chỉ trong cuộc chiến chống lại ISIS, mà còn đối với cách tiếp cận của người Mỹ đối với chiến tranh mạng. Thông thường, nước này chỉ ưu tiên chiến tranh mạng dành cho Iran, Triều Tiên và một số quốc gia khác vốn có thể gây ra các mối đe dọa trực tiếp với họ về mặt thực chiến. Qua đó, Mỹ đã có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Giờ đây, quân đội Mỹ đang sử dụng chiến tranh mạng như một phần của hoạt động (nếu có giới hạn) chống lại các cuộc xung đột – chúng được coi là thứ vũ khí quan trọng ngang hàng với những quả bom hoặc tên lửa. Cho dù vẫn còn quá sớm để nói rằng nếu các cuộc tấn công Internet có hiệu quả (khiến ISIS phải mệt mỏi với an ninh mạng của họ), thì cũng phải thừa nhận một thực tế rằng những gì họ đang làm ít nhiều rất đáng chú ý, nhất là khi họ hiểu được rằng bom và tên lửa không phải là vũ khí duy nhất có thể chống lại chủ nghĩa cực đoan.

T&M

Chủ đề khác