VnReview
Hà Nội

Hãy cẩn trọng trước ứng dụng "lão hóa" FaceApp

Bạn có suy nghĩ kỹ càng trước khi sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh?

FaceApp, một ứng dụng có trụ sở ở Nga, được dùng để chỉnh sửa và áp dụng bộ lọc cho ảnh, đang nhận được nhiều sự chú ý trong thời gian qua. Thời điểm ứng dụng này lần đầu tiên ra mắt và thu hút được sự quan tâm đã từ năm 2017. Tuy nhiên hiện nay nó đang dần nổi trở lại vì tính năng dự đoán chiều hướng già đi hay trẻ ra của khuôn mặt người dùng. Tuy nhiên, cũng giống như lần gây xôn xao trước đó, người dùng sẽ cần hết sức dè chừng bởi ứng dụng này đang thu thập siêu dữ liệu từ ảnh của người sử dụng.

Một nghiên cứu kỹ lưỡng đã chỉ ra FaceApp không hề thực hiện điều gì bất thường trong bộ mã hay lưu lượng mạng của họ, vì vậy nếu còn hoài nghi về FaceApp thì bạn nên biết rằng có cả một loạt các ứng dụng khác đang làm điều tương tự với điện thoại của mình. Dẫu vậy, những yêu cầu sử dụng công nghệ thông thường lại có thể xâm chiếm sự riêng tư của người dùng.

Để sử dụng ứng dụng, người dùng iOS phải chọn các ảnh cụ thể mà họ muốn áp dụng bộ lọc. Ứng dụng sau đó sẽ upload các hình ảnh mà bạn đã chọn lên server của mình để áp dụng hiệu ứng. Không có bằng chứng nào về việc ứng dụng có đang tải xuống toàn bộ dữ liệu ảnh của người dùng hay không. FaceApp không bao giờ tiết lộ việc họ đang tải xuống những bức ảnh đã được chỉnh sửa của người dùng, nhưng điều đó chẳng có gì là lạ cả, theo nhà nghiên cứu iOS và CEO ứng dụng Guardian Firewall Will Strafach.

Trên lý thuyết, FaceApp có thể tự xử lý bức ảnh trên thiết bị, tuy nhiên nhà phát triển vẫn lưu những bức ảnh áp dụng hiệu ứng của người dùng lên máy chủ của họ. Trong một tuyên bố với trangTechCrunch, FaceApp cho biết họ sẵn sàng xóa dữ liệu từ máy chủ của họ nếu có yêu cầu từ người dùng. Nhóm phát triển hiện đang "quá tải" với khối lượng công việc, dẫu vậy người dùng có thể gửi yêu cầu thông qua cách sau, vào Cài đặt> Hỗ trợ> Báo cáo lỗi với cụm từ "Quyền riêng tư" tại dòng chủ đề.

Tất nhiên, không biết liệu công ty có thực sự xóa dữ liệu ảnh hay không, nhưng nên nhớ một điều chúng ta đã tải hình ảnh khuôn mặt của mình lên máy chủ. Sự khác biệt duy nhất ở đây là không giống như Facebook hay Google, FaceApp là một ứng dụng từ Nga. Nhà nghiên cứu Jane Wong cũng công khai những phát hiện của mình xung quanh câu chuyện về FaceApp và lưu ý người dùng nên chủ động xóa dữ liệu của mình, dù bây giờ dường như họ đã có thể đưa ra yêu cầu về việc xóa dữ liệu.

Một vấn đề bảo mật riêng tư tiềm tàng khác đáng lưu ý là chính sách quyền riêng tư của công ty có chứa những cụm từ mơ hồ cho phép họ sử dụng tên người dùng, tên thật và ảnh chân dung cho mục đích thương mại. Luật sư Elizabeth Potts Weinstein cũng nói rằng chính sách này của công ty không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR theo luật EU. Dẫu vậy, đa phần người dùng vẫn thường chấp nhận chính sách trên để tránh phải dính dáng vào các vụ kiện tụng rắc rối. Điều này đồng nghĩa, họ sẽ không có tiếng nói khi gặp vấn đề, hoặc chọn tiếp tục sử dụng ứng dụng hoặc đơn giản là chấm dứt.

FaceApp cho biết họ không bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.

FaceApp có thể không phải là mối quan tâm lớn về quyền riêng tư, nhưng như bất kỳ ứng dụng nào khác, luôn phải có sự đánh đổi. Nếu muốn thấy mình trông như thế nào khi 80 tuổi, bạn phải chấp nhận gửi hình của mình cho người khác. Như nhiều người đã cảnh báo, sử dụng ứng dụng này đồng nghĩa với việc bạn đã gửi ảnh của mình cho cơ quan an ninh của Nga. Điều này cũng tương tự đối với các ứng dụng đến từ Trung Quốc và Mỹ.

H. Giang - Theo The Verge

Chủ đề khác