VnReview
Hà Nội

79% mã độc di động trong năm 2012 là của Android

Việc các hacker thường xuyên chọn Android là do đây là hệ điều hành di động phổ biến nhất hành tinh, hay do tính mở của Android làm cho hệ điều hành này dễ bị tấn công hơn?

Dù câu trả lời có là gì đi chăng nữa, Android tiếp tục là cục nam châm khổng lồ thu hút các phần mềm độc hại (malware). Theo một báo cáo của công ty bảo mật F-Secure vừa công bố, trong năm 2012, số lượng phần mềm độc hại trên Android chiếm tới 79% của thị trường di động, tăng lên rất nhiều so với 66,7% của năm 2011 và 11,25% của năm 2010.

1

Tỉ lệ malware trên các nền tảng qua các năm

Trong khi đó, iOS, hệ điều hành phổ biến thứ 2 thế giới, chỉ chiếm 0,7%. Symbian, hệ điều hành đã chết của Nokia, nắm giữ 19% số lượng mã độ ;của thế giới di động năm 2012, so với 62,5% của 2 năm về trước. Tương tự như iOS, Windows và BlackBerry đều chỉ nắm giữ không tới 1%.

Quý IV năm 2012 tỏ ra đặc biệt đáng lo ngại với Android. Con số mã độc mà hệ điều hành này mắc phải lên tới 96%, trong khi Symbian giảm mạnh từ 21% của quý III xuống còn 4%. Theo trang công nghệ TechCrunch, sự dịch chuyển này cho thấy Android đang là nền tảng được nhiều người lựa chọn để thay thế cho Symbian – do mỗi phần mềm độc hại chỉ có thể gắn liền với một hệ điều hành nhất định. F-Secure dự đoán mã độc trên Symbian sẽ "tuyệt chủng" vào năm nay.

2

Tỉ lệ malware trên các nền tảng trong 4 quý của năm 2012

Trong số các phần mềm độc hại, 66% là Trojans (phần mềm giả dạng thành phần mềm khác). F-Secure cho rằng các biện pháp mới được Google thực hiện sẽ làm giảm con số đó. Bên cạnh Trojans, các tin nhắn giả dạng lừa người dùng tải để kích hoạt một số dịch vụ mất phí trên điện thoại của mình.

3

Phân loại malware, 2012

Ngoài ra, số lượng mã độc tấn công tài chính (màu tím trong hình dưới) đã tăng gấp nhiều lần so với các mã độ không tấn công tài chính (màu xanh). Điều này không chỉ thể hiện sự trưởng thành của các hacker mà còn cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn của con người vào các dịch vụ tài chính trên di động.

4

Cũng theo TechCrunch, Google đã từ chối bình luận về các con số này và tuyên bố công ty sẽ không bình luận về các báo cáo của một công ty bảo mật. Đại diện của công ty cũng tuyên bố rằng báo cáo của F-Secure có nhiều điểm bất hợp lý, ví dụ như không chỉ rõ mục đích của các Trojan là gì.

Lê Hoàng

Chủ đề khác