VnReview
Hà Nội

Hậu quả PRISM: Châu Á lo công chức sử dụng Yahoo, Google nhiều

Các công chức và an ninh ở nhiều khu vực châu Á đã gửi các thông tin nhạy cảm và các văn bản chính sách qua các dịch vụ thư điện tử bằng các trang web của các công ty khổng lồ của Mỹ, và các quan ngại đang lan rộng khi những thông tin này được Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã giám sát và thu thập.
Công chức châu Á gửi quá nhiều thông tin nhạy cảm qua Yahoo Mail và GmailGatot S. Dewa Broto, phát ngôn viên của Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia cho biết các viên chức đã từ lâu nhận thức được các địa chỉ thư điện tử công cần được sử dụng nhưng cho biết rất khó thúc đẩy sử dụng các tài khoản thư điện tử chính thức. Các danh thiếp chính thức của nhiều giám đốc ở Bộ Ngoại giao Indonesia là ví dụ, chỉ dùng các địa chỉ thư điện tử Yahoo và Gmail. Một nhà nghiên cứu thường xuyên quan tâm tới các viên chức an ninh và cảnh sát cho biết tất cả các viên chức ở Bộ này sử dụng Gmail hoặc Yahoo để gửi các thông tin nhạy cảm thường xuyên.

"Đôi khi chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi gửi các thư điện tử lớn đính kèm ảnh, tệp dữ liệu và video và bằng hộp thư điện tử nhà nước. Nhưng chúng tôi cũng đã nói nhiều lần là thư điện tử công không nên được sử dụng để gửi các thông tin tuyệt mật", nhưng tôi đã sử dụng Gmail "trong các trường hợp khẩn cấp", người phát ngôn này cho biết thêm.

Các tiết lộ trong tuần này của Edward Snowden, người làm hợp đồng cho NSA của về một chương trình gọi là PRISM để lọc dữ liệu từ các công ty web của Mỹ đã giấy lên những mối lo lắng về một quan hệ chặt chẽ giữa các công ty Mỹ và NSA, đã bị hai bên phủ nhận. Sự thực như thế nào thì việc các công chức châu Á phụ thuộc vào các dịch vụ thư điện tử này cho thấy mức độ nhạy cảm của các thông tin đã được gửi đi trên mạng.

Tại một hội nghị gần đây của Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc ở Bangkok là ví dụ, công chức từ 20 trong số 33 nước châu Á khi thông tin về địa chỉ liên hệ đều lấy địa chỉ thư Gmail, Hotmail hay Yahoo.

Trong số 18 công chức Thái Lan tham gia Hội nghị này chỉ có 6 viên chức dùng thư điện tử chính phủ. Mặc dù hầu hết các viên chức chính phủ đã được cấp phát địa chỉ thư điện tử an ninh.

Tuy nhiên, "các công chức sử dụng tên miền web go.th và chúng tôi có thể xác minh tên miền này an toàn", phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Theerat Rattanasewee cho biết.

Không có sự lựa chọn

Các viên chức trên khắp thế giới sử dụng các địa chỉ thư điện tử cá nhân cho thông tin cá nhân, nhưng nhiều nước châu Á có ít sự lựa chọn nên sử dụng các thư điện tử cá nhân trong công việc. Một số bộ và cơ quan không có tên miền riêng trong khi đồng thời được đáp ứng dịch vụ mạng thấp và không thể truy cập qua smartphone, các công chức cho biết.

Một cựu công chức Lào cho biết phần lớn các cơ quan và các bộ đã có trang web riêng "nhưng các trang web này thực sự là không thuận tiện. Thường thì chúng bị treo, chậm hoặc có dịch vụ chất lượng rất tồi".

Marek Bialoglowy, cố vấn an ninh và giám đốc CNTT về Tiêu chí đánh giá an ninh CNTT (ITSEC châu Á ) có trụ sở tại Jakarta cho biết "Các công chức ở các nước châu Á - Thái Bình Dương thường sẽ gửi thư điện tử qua Gmail hay Yahoo vì thư điện tử chính thức từ chối các thư điện tử đính kèm lớn và được mã hóa".

"Các thông tin hết sức nhạy cảm mà bất cứ ai có thể tiếp cận, cả nhân viên PRISM hoặc bất cứ ai chỉ muốn phá một một khẩu chung".

Tuy nhiên, một số nước khá chặt chẽ trong việc áp dụng các quy định. Ở Singapore, các công chức cấp cao sử dụng các máy tính riêng để truy cập Web và giao tiếp nội bộ.

Phát ngôn viên tại các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng của Nhật cho biết việc truyền các thông tin liên quan đến công việc qua các dịch vụ thư điện tử web bị cấm nghiêm ngặt.

"Đã có một nguyên tắc từ lâu trong bộ Ngoại giao về việc không sử dụng các dịch vụ thư Gmail và Yahoo cho công việc, và vấn đề thực tế là chúng tôi không sử dụng các hộp thư đó", Masaru Sato, Giám đốc bộ phận báo chí quốc tế Bộ ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho các nhà báo biết ngày 12/6: "Ngoài (những gì đã xảy ra) Mỹ, chính phủ Nhật Bản dự định xem xét và thúc đẩy an ninh thông tin, đã là một vấn đề quan trọng theo nhiều cách".

Các quốc gia khác trong khu vực đã tiến hành một cách linh hoạt hơn. Các công chức chính phủ Ấn Độ cho biết bất cứ cuộc nghe trộm nào về giao dịch qua web sẽ không phải là vấn đề bởi vì họ đã chỉ sử dụng các tài khoản thư chính thức cho tất các dịch vụ thương mại và giao tiếp nội bộ để giao tiếp với các nhà báo và thế giới bên ngoài.

"Chúng tôi không quan tâm nếu người Mỹ đang theo dõi. Nếu tôi đang gửi bằng thư điện tử có nghĩa tôi muốn cho thế giới biết", một công chức cho biết.

Theo Reuters/ ICTPress

Chủ đề khác