VnReview
Hà Nội

NASA: Đã tìm thấy bản sao Trái đất ngoài Thái dương hệ

Cuộc tìm kiếm hành tinh giống Trái đất nhất đã chạm tới cột mốc đáng nhớ theo báo cáo của NASA. Hành tinh Kepler 186f vừa được phát hiện có kích thước gần bằng Trái đất, lại có khoảng cách tới Mặt trời vừa đủ để có thể có nước và sự sống.

kepler 186f hành tinh giống trái đất

Trước đây đã từng có một số hành tinh giống Trái đất được tìm thấy nhưng chúng thường quá nóng hoặc lớn hơn rất nhiều so với hành tinh của chúng ta. Trong khi đó Kepler 186f chỉ có kích thước lớn hơn Trái đất 10%. Mặt trời của hành tinh này là loại M-dwarf, nhỏ hơn rất nhiều so với Mặt trời G-dwarf của Trái đất và vì thế có nước dạng lỏng.

Tuy nhiên, Kepler 186f vẫn là hành tinh tương đối khó sống. NASA cho biết hành tin này chỉ nhận được một lượng năng lượng bằng 1/3 so với Trái đất nhận từ Mặt trời. Ngoài ra, ánh sáng vào giữa trưa của Kepler 186f chỉ bằng một giờ trước khi mặt trời lặn trên Trái đất.

Một trong những nghi ngại nữa về Kepler 186f là chúng ta chưa biết được cấu trúc và trọng lượng của nó, cho dù NASA dự đoán rằng đây là hành tinh có nhiều đá giống như Trái đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng gì khẳng định khí quyển tại đó có thể hỗ trợ sự sống.

Dù vậy, Kepler 186f vẫn là hành tinh được phát hiện đầu tiên có kích thước gần bằng Trái đất và vừa đủ gần Mặt trời của nó. Một trong những tác giả phát hiện ra hành tinh này đã gọi nên nó là "anh em họ của Trái đất" thay vì "anh em song sinh". So với 4 hành tinh khác cùng hệ thống, Kepler 186f gần Trái đất hơn nhiều và cũng không xoay quanh mặt trời trong vòng chưa đến 3 tuần. "Gần" trong trường hợp này là khoảng cách 500 năm ánh sáng.

Việt Dũng

Theo The Verge

Chủ đề khác